Tuesday, July 21, 2009

Geneva

Hy sinh lợi ích nước nhỏ


Bài của Đoan Trang trên Tuanvietnam.net về hội nghị Geneva. Nội dung bài cho rằng hội nghị Geneva không phải là một chiến thắng của nền ngoại giao non trẻ Việt Nam (như nhiều sách sử chính thống Việt Nam vẫn khẳng định) mà là cuộc chơi của các nước lớn và trong cuộc chơi đó, quyền lợi của nước nhỏ (là Việt Nam) hoàn toàn bị hy sinh.

Kết quả hội nghị thì ai cũng biết: nó là sự chia đôi đất nước làm hai nửa, gây ra cuộc chiến Đông Dương lần hai với hơn 4 triệu người chết, hơn 1 triệu người phải bỏ nước sau chiến tranh và vô số những thiệt hại về vật chất và tinh thần khác. Điều đáng nói là kết quả này đều đi ngược lại với nguyện vọng của hai bên Việt Nam (Việt Minh và Việt Nam Quốc gia) lúc đó, nhưng lại phù hợp với điều mà Trung Quốc và Liên Xô (nhất là Trung Quốc) mong muốn.

Trích một đoạn:

"Từ góc độ của người Mỹ, nhà báo - sử gia Stanley Karnow cho rằng mục tiêu chính của Trung Quốc là gạt bỏ mọi cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Dương và một lần nữa đe dọa Trung Quốc. Vì thế, Chu Ân Lai phải tìm ra một giải pháp giúp Pháp ít nhất là duy trì được một phần chỗ đứng ở Đông Dương, ngăn cản khả năng Mỹ can thiệp ồ ạt vào khu vực.

Để làm như thế, không thể không hy sinh mục tiêu giành độc lập hoàn toàn của Việt Nam DCCH. “Nhưng Chu đã đặt các ưu tiên của Trung Quốc lên trước” – Stanley Karnow nhận định. “Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, qua hàng thế kỷ, luôn là chia nhỏ Đông Nam Á để có thể gây ảnh hưởng lên từng nước… Một nước Việt Nam chia cắt sẽ tốt cho Trung Quốc hơn là một quốc gia láng giềng thống nhất”.

Nhìn lại lịch sử, nhiều người có thể có thái độ trách móc khi nghĩ về một nền độc lập, thống nhất bị đổ vỡ; họ cho rằng khả năng thống nhất được hai miền Việt Nam là khả thi nếu không có sự can thiệp của những nước lớn.

Bản thân Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người đã chứng kiến việc Chu Ân Lai mời đại diện chính quyền Sài Gòn tới dự tiệc và gợi ý mở cơ quan ngoại giao tại Bắc Kinh – cũng đã cay đắng nói với một trợ lý về sự “hai mặt” của Chu Ân Lai."



5 comments:

  1. ặc ặc...thế hóa ra trước giờ học lịch sử em bị các bác lừa. Bác nào viết SGK lịch sử ấy nhỉ? học lâu quá em quên mất

    ReplyDelete
  2. việt nam chỉ là con tốt thí trên bàn cờ giữa TQ - Mỹ

    Chỉ có những ng CS chân chính mới hoang tưởng là mình chiến thắng

    ReplyDelete
  3. Ơn Đảng, ơn Chính phủ chúng ta mới được học lịch sử như vầy như vầy, chứ cá nhân một bác viết SGK sử đâu có làm nên cơm cháo gì??? Cái môn sử nhà mình là cái môn mà các bạn sinh viên nước ngoài nào được học đều rất thích, cứ tủm tỉm suốt. Môn sử nhà mình gợi cho các bạn ấy nhớ tới tuổi thơ các bạn, được ông bà cha mẹ kể cho nghe chuyện cổ tích bên giường trước khi đi ngủ. Sử chúng mình được học từ cổ chí kim toàn các huyền thoại hấp dẫn như vầy như vầy kia mà...!!

    ReplyDelete
  4. Ồ ngày xưa tôi học hiệp định Genève (lần đầu từ hồi lớp 5 thì phải) đã được nghe thấy giáo kể chuyện y hệt thế này. Tôi cũng không nhớ Sách Giáo Khoa thế nào nữa, ngày trước chỉ dùng SGK để học ngày tháng. Có lẽ cải thiện giáo dục không phải nằm ở SGK, mà ở trường sư phạm.

    ReplyDelete
  5. DEGAULLE hứa với Mỹ - Anh ... sẽ trao trả các thuộc địa cho dân nước đó, giống như Hàlan, Mỹ, Anh... trả lại thuộc địa cho Malaisia, Tháilan, philippin, InDonesia, Myanmar, India ...

    Chính phủ Pháp sau khi hạ bệ Degaulle đã bội ước và đi đêm với Anh, Liên Xô và Trung Quốc . Cáo già Ăng-Lê Churchill e ngại sức mạnh của Mỹ đã đi đêm liên kết và giúp đỡ Trung Quốc, LiênXô, Pháp trở thành thế lực đối đầu trực diện với Mỹ , Anh ngồi rung đùi ngư ông hưởng lợi (sau này Mỹ phải liên kết với Đức, Nhật để đối phó ).

    http://en.wikipedia.org/wiki/Winston_Churchill

    Bác Linh có thể nghiên cứu tài liệu tại đây về thời kỳ VIETNAM The Vietnam (Indochina) War(s)
    - COLD WAR


    http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=75844ADB-B69C-399A-B0770E446835427A&sort=Collection&item=The Vietnam (Indochina) War(s)

    http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.browse&sort=Collection&item=The Vietnam (Indochina) War(s)

    ReplyDelete