Wednesday, May 27, 2009

Quốc hội 28.5.09

7 phút của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Góc nhìn bauxite từ một nhà sử học.






7 phút của đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết. Bài này rất chặt chẽ, chính xác đúng phong cách của một nhà khoa học.





Cũng nên đọc thêm hai bài này của Đoan Trang trên Tuần Việt Nam

Đại biểu QH với tư tưởng “về căn bản nhất trí…”


Hành pháp - Lập pháp: Còn nặng tính "người nhà"?

California -Joni Mitchell




California

Joni Mitchell


Sitting in a park in Paris, France
Reading the news and it sure looks bad
They won't give peace a chance
That was just a dream some of us had
Still a lot of lands to see
But I wouldn't want to stay here
It's too old and cold and
settled in its ways here
Oh, but California
California I'm coming home
I'm going to see the folks I dig
I'll even kiss a Sunset pig
California I'm coming home

I met a redneck on a Grecian isle
Who did the goat dance very well
He gave me back my smile
But he kept my camera to sell
Oh the rogue, the red red rogue
He cooked good omelettes and stews
And I might have stayed on with him there
But my heart cried out for you, California
Oh California I'm coming home
Oh make me feel good rock'n roll band
I'm your biggest fan
California, I'm coming home


CHORUS:

Oh it gets so lonely
When you're walking
And the streets are full of strangers
All the news of home you read
Just gives you the blues
Just gives you the blues

So I bought me a ticket
I caught a plane to Spain
Went to a party down a red dirt road
There were lots of pretty people there
Reading Rolling Stone, reading Vogue
They said, "How long can
you hang around?"
I said "a week, maybe two,
Just until my skin turns brown
Then I'm going home to California"
California I'm coming home
Oh will you take me as I am
Strung out on another man
California I'm coming home

CHORUS:

Oh it gets so lonely
When you're walking
And the streets are full of strangers
All the news of home you read
More about the war
And the bloody changes
Oh will you take me as l am?
Will you take me as l am?
Will you?

Tuesday, May 26, 2009

27.5.09

Blast trên blog của bác Bùi Thanh, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ:

"Liên quan vụ polymer: ba năm trước, hàng loạt nhà báo đã bị cách chức , rút thẻ, cảnh cáo ..."

Chán chả muốn nói gì nữa. Nhưng không rõ thông tin cụ thể vụ này thế nào, có bạn nào cung cấp thêm thông tin về cách xử lý đối với báo chí trong vụ này thì tốt.

Cái nhà nước này ngày càng lụn bại và suy đồi.

Đọc thêm trên BBC


Báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài của Bút Bi (vẫn là Bùi Thanh?) rất đáng đọc.

Đưa tin họp Quốc hội của một số tờ báo

Qua cách đưa tin và cách giật nhan đề bài viết, người đọc cũng có thể hình dung phần nào về các tờ báo đó (vào thời điểm hiện nay).

Tuổi Trẻ: vừa sốt sắng vừa dè dặt
Nóng quanh chỉ số bội chi 8% và chuyện khai thác bôxit


Thanh Niên: kiss-ass ngày càng lộ liễu
Phát huy hiệu quả từ gói kích cầu của Chính phủ


VietnamNet: vẫn đầy tính chiến đấu

"Không đưa dự án bô-xít ra Quốc hội là lách luật"


Lao Động: bê nguyên từ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ
Chính phủ báo cáo Quốc hội về dự án bauxite


Dân Trí: hăng hái
“Không thể nóng vội với các dự án bô xít”


Tôi không tìm thấy tin đưa về họp QH hôm nay trên Vnexpress và Pháp luật TPHCM- có thể là tìm chưa kỹ?

Còn VTV thì vô cùng thất vọng, nói như lời trên blog bác Hoàng Linh thì đó là cave chuyên nghiệp. Hôm trước VTV chiếu một bộ phim tài liệu về bauxite mà theo lời của biên tập viên Quang Minh thì để phục vụ cho các đại biểu Quốc hội tham khảo. Trong bộ phim này, tất cả những ý kiến phản biện đều hoàn toàn vắng bóng.

Tối nay chương trình Thời sự của VTV chỉ dành rất ít phút cho phiên họp Quốc hội, trong đó vấn đề bauxite chỉ được nêu ở vài phút cuối. Phát thanh viên VTV dõng dạc khẳng định rằng các đại biểu Quốc hội đều đồng tình với chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị và với Chỉ thị của Thủ tướng, chỉ còn có vài ý kiến băn khoăn về cách thực hiện mà thôi. Và VTV cũng chỉ trích một phần bài phát biểu của một vị đại biểu Quốc hội tỉnh Dak Nong, người tất nhiên là ủng hộ kế hoạch khai thác Bauxite ở tỉnh này*. Các ý kiến của các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết hay Dương Trung Quốc hoàn toàn không được nhắc đến.

Nói chung, trái với những năm trước, việc đưa tin họp Quốc hội năm nay hết sức tẻ nhạt cứ như thể có chỉ thị hạn chế đưa tin?


*Cũng nói thê
m, ông Trần Đình Long, người có bức thư "Thị Huệ" trả lời giáo sư Huệ Chi lúc trước là đại biểu Quốc hội tỉnh Dak Lak, tỉnh "anh em" với tỉnh Dak Nong. Không biết có gì liên quan giữa việc đó với sự "cẩu thả" của ông không.


PS: không liên quan nhưng nếu chuyện này đúng sự thật thì thật kinh khủng. :(
KHI CẢ ĐẠI SỨ QUÁN BỎ CHẠY

Monday, May 25, 2009

Kinh tế học của "biết xấu hổ"

đây là comment trên blog Tản mạn đàm của Đỗ Quốc Anh. Bạn QA cho rằng việc đề cao tính biết xấu hổ có thể dẫn tới tác dụng không hay là những người biết xấu hổ sẽ bị đẩy lui khỏi bộ máy. Comment này chỉ là ý nghĩ tản mạn, lúc nào có thời gian sẽ nghĩ kỹ hơn về việc này.

Có cần xấu hổ

Ý kiến này của QA khá thú vị nhưng cũng chưa thực sự chính xác. QA cho rằng việc tôn cao đạo đức của sự biết xấu hổ sẽ đẩy những người biết xấu hổ ra khỏi bộ máy (như kiểu tiền xấu đẩy tiền tốt khỏi lưu thông?). Nhưng tôi lại nghĩ ngược lại, việc tôn cao đạo đức của sự biết xấu hổ sẽ khiến những người biết xấu hổ sẵn sàng tham gia bộ máy hơn. Liêm sỉ trở thành một phẩm chất cần thiết để tham gia tầng lớp lãnh đạo. Đây cũng là một đặc điểm của nền cai trị Khổng giáo, đề cao liêm sỉ của kẻ làm quan.

Nhưng tất nhiên không thể chỉ dựa vào việc biết liêm sỉ hay đạo đức của kẻ làm quan mà vẫn phải đề cao pháp trị. Như trong vụ việc ở HQ, nều tư pháp không độc lập, nếu công tố viên không thẩm vấn các cựu Tổng thống, nếu giới truyền thông không theo dõi gắt gao, đưa tin dồn dập thì cựu Tổng thống HQ sẽ không cảm thấy "xấu hổ" tới mức phải tự sát.

Sự suy đồi của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay không phải vì đạo đức của sự biết xấu hổ được đề cao hơn trước. Đơn giản nó là quy luật người nói dối trơ trẽn hơn cả sẽ là người trụ lại. Tức là cuộc thi tuyển các Nhạc Bất Quần, anh nào Nhạc Bất Quần nhất thì sẽ trở thành minh chủ võ lâm. Chứ còn các Lệnh Hồ Xung thì chỉ có ở nhà gẩy đàn cho vợ thôi.

Đặt trên góc độ cost-benefit, nếu anh biết xấu hổ nhiều hơn, anh sẽ ít tham gia quan trường ở VN hơn. Tại sao? Không phải vì việc người ta đề cao đạo đức này khiến cái mất của anh nhiều hơn mà vì người ta coi nhẹ đạo đức này khiến cái được của anh ít hơn.

Vậy tại sao dù xã hội VN lại có xu hướng đề cao sự biết xấu hổ của quan chức hơn trước trong khi các quan chức ngày càng ít biết xấu hổ hơn? Đó cũng là vì quy luật hàng hóa. Về phía cầu, sự biết xấu hổ được đánh giá cao hơn do phía cung (các quan chức) càng ngày càng ít người biết xấu hổ. Cái gì hiếm thì đắt giá. Nhưng về phía cung thì yếu tố quyết định lượng cung lại là sự không biết xấu hổ. Tức là càng không biết xấu hổ thì anh lại càng dễ trở thành quan chức. Và do bên bán ở thế độc quyền nên bán ra cái gì là người mua phải chịu.

Nhưng nghĩ lại cũng chưa chắc xã hội VN đánh giá cao sự biết xấu hổ hơn trước đây. Có lẽ còn ngược lại. Tiêu chuẩn đạo đức vô sỉ sẽ từ giới cầm quyền sẽ lan ra toàn xã hội.

Phát ngôn "ấn tượng" tuần này

Phát ngôn "ấn tượng" tuần này thuộc về Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền:

"Tôi mới đi nước ngoài và thấy rằng có nhiều hành vi nước ngoài coi là bình thường nhưng chúng ta lại coi là tham nhũng. Ví dụ tại Mỹ, nhiều khách sạn, nhà hàng nhân viên đều đòi tiền "bo", chi hoa hồng. Còn ở ta, nếu anh nhân viên ở loại hình dịch vụ nào đó nhận tiền của khách thì sẽ bị xử lý."

Eureka! Một phát kiến vĩ đại. Có những việc mà ở Việt Nam chúng ta coi là tham nhũng như bo cho nhân viên massage, nhân viên phòng karaoke (ở VN chỉ có lệ bo cho các nhân viên này chứ hiếm khi bo cho nhân viên khách sạn nhà hàng) thực ra không phải là tham nhũng. Từ câu này của ông Truyền có thể suy ra cả đời ông chưa từng "bo" cho ai cả, bởi nếu không chả nhẽ Tổng thanh tra Chính phủ cũng "tham nhũng". Khổ thân các cô massage nếu không may gặp ông, khoản tiền tip coi như là đi đứt (ấy là giả sử hôm nào căng thẳng nhức mỏi, ông có đi massage). Không khéo, ông sẽ chỉ tay vào mặt họ nếu họ lỡ xin tiền tip sau đấy "Đồ tham nhũng xấu xa! Có biết ta là ai không?"

Nghiêm trọng hơn, thử nghĩ xem nếu Tổng thanh tra Chính phủ, người chịu trách nhiệm cao nhất cho công việc thanh tra các vụ tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan Nhà nước mà còn không biết thế nào là tham nhũng thì chúng ta có thể hy vọng gì vào công tác chống tham nhũng của Chính phủ.

Ông Truyền nói thêm:
"Tới đây, Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu để quy định rõ thêm về việc tặng, nhận quà. Trường hợp nào được xem như bình thường, trường hợp nào coi là bất bình thường, nhận hối lộ."

Ngành thanh tra Việt Nam đã được thành lập 64 năm, là một cơ quan tương đương cấp Bộ, thậm chí còn có cả một Cục chống tham nhũng trực thuộc. Vậy mà đến giờ, người đứng đầu ngành cũng không thể phân biệt thế nào là tham nhũng, thế nào là tiền "bo". Ngành này cũng chưa đề ra được quy định nào về việc tặng, nhận quà, trong khi đây là một việc rất đơn giản và tất cả các nước văn minh đều có những quy định như vậy đối với việc tặng, nhận quà của công chức. Thậm chí, nhiều tập đoàn lớn cũng có những quy định cụ thể như vậy đối với nhân viên của mình. Ví dụ, anh có thể nhận món quà dưới $10, nhưng nếu nhận món quà có giá trị cao hơn, anh có thể bị sa thải vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Ông Truyền cũng nên để ý thêm là nhân viên ở khách sạn, nhà hàng nhận tiền "bo" của khách không phải là công chức Nhà nước. Họ không có quyền 'đòi tiền 'bo' như các công chức Nhà nước. Trong khi tham nhũng ở Việt Nam lan tràn là do tệ nạn các quan chức sử dụng quyền lực của mình để đòi "hoa hồng" từ các doanh nhân.

Thư phúc đáp của Chủ nhiệm UBPL Quốc hội cho GS Huệ Chi

Việc làm của ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội trong thư gửi GS Nguyễn Huệ Chi là rất đáng hoan nghênh. Tuy ông Thuận không trực tiếp nói tới từ "xin lỗi" nhưng thực chất đây là bức thư xin lỗi. Trong thư, ông Thuận nhận trách nhiệm cá nhân cho thư phúc đáp hồ đồ của cấp phó của ông là ông Trần Đình Long và mong GS. Chi "lượng thứ".

Giá mà những người lãnh đạo các cơ quan công quyền khác có thể xử sự được như ông Thuận, sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm cá nhân và nói câu "xin lỗi" cho những việc mà mình hay người dưới quyền mình làm thì hẳn sẽ là điều đáng mừng.






Thư phúc đáp của GS Huệ Chi

Sunday, May 24, 2009

Paul Krugman tới Việt Nam

1. Bài viết của TS. Nguyễn Quang A về cách các báo đưa tin những phát biểu của Paul Krugman rất dễ gây ra những ngộ nhận và biện minh chính sách bất minh. Rất nhiều bài viết trên các báo gây ra ngộ nhận rằng Paul Krugman đang nói về VN trong khi thực ra đa số các ý kiến của Paul Krugman là nói về kinh tế Mỹ (như khủng hoảng chạm đáy, lạm phát không đáng sợ, kích cầu chưa đủ "đô").

Không nên ngầm hiểu mù quáng các lời khuyên của P.Krugman


Tuy nhiên có một ý khá đáng chú ý của Paul Krugman khi ông cho rằng cung cấp giáo dục vẫn là nhiệm vụ của Chính phủ "không ai dựa vào thị trường để cung cấp dịch vụ giáo dục". Có thể coi đây là sự phản bác lại quan điểm coi giáo dục như bất cứ một hàng hóa dịch vụ thông thường khác và cần phải cổ phần hóa các cơ sở giáo dục vì tư nhân sẽ vận hành hiệu quả hơn.

"Khi được hỏi về lời khuyên cho hay nhận xét về Việt Nam, Gs. Krugman rất thận trọng. Ông nói, mới ở Việt Nam chưa quá 24 giờ và chủ yếu trong khách sạn nên ông không thể khuyên gì, ông ra Hà Nội để học hỏi với tư cách một columnist, một nhà báo, chứ không phải như một nhà tư vấn chính sách. Sự khiêm tốn và thận trọng đáng kính từ một nhà khoa học lớn. Thế nhưng cách đưa tin của một vài báo Việt Nam (tách lời nói khỏi ngữ cảnh) có thể gây hiểu lầm....

Như thế phải hết sức cảnh giác cả với kích cầu lẫn lạm phát và không nên tách ý kiến (rất xác đáng của G.s Krugman) ra khỏi ngữ cảnh mà ông phát biểu rồi “ngầm hiểu” một cách “mù quáng” vào hoàn cảnh Việt Nam. Làm thế sẽ rất nguy hiểm. Hy vọng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đủ tỉnh táo để không hiểu nhầm như vậy. Và các báo cũng nên cẩn trọng khi đưa tin kẻo có thể gây ra hiểu lầm chết người."

Đọc thêm tường thuật về một số ý kiến của Paul Krugman trong cuộc gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong bài trên blog Tản Mạn Đàm.

2. Dưới sự lãnh đạo của Tổng biên tập mới Phạm Đức Hải, phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, báo Tuổi Trẻ có nhiều khả năng sẽ thay thế báo CAND trên mặt trận chống diễn biến hòa bình.

Chuyện không bình thường

Bài trên BBC



Saturday, May 23, 2009

Roh Moo-hyun



Roh Moo-hyun, cựu Tổng thống Nam Hàn tự sát bằng cách nhảy xuống vực do hổ thẹn trước những vụ tham nhũng liên quan tới gia đình ông. Cụ thể, vợ và cháu rể ông bị cáo buộc nhận hối lộ 6 triệu đô-la từ một công ty.


Ngày 30/4 vừa qua, trước khi bị các công tố viên thẩm vấn về vai trò của ông trong cáo buộc tham nhũng, ông nói với các phóng viên:
"Tôi không thể nhìn vào mặt các bạn bởi hổ thẹn. Tôi xin lỗi đã làm nhân dân thất vọng".

Ngày 22/4, ông viết trên trang web của mình "Các bạn có thể vứt bỏ tôi. Tôi không còn tượng trưng cho các giá trị các bạn theo đuổi. Tôi không còn đủ khả năng để nói tới những điều như dân chủ, tiến bộ và công bằng."

Roh Moo-hyun từng là niềm hy vọng lớn của người Hàn. Ông được coi là người đứng ngoài nền chính trị ruỗng nát của Hàn Quốc, nơi những mối quan hệ "thân tình" giữa các quan chức Nhà nước và các ông trùm tư bản khiến cho tham nhũng và hối lộ đã trở thành một đặc điểm của chính trị và quyền lực. Là một luật sư bảo vệ nhân quyền, ông tranh cử với tuyên ngôn về một nền chính trị sạch, chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông nhận được sự ủng hộ của nhiều người trẻ tuổi, nhất là tầng lớp trung niên ngày nay từng tham gia phong trào chống đối chính quyền quân sự trong những năm 80. Roh Moo-hyun hy vọng tạo ra sự đổi thay trong chính trị Hàn Quốc, phá vỡ mối liên hệ ngầm giữa chính trị và "đại gia", chống lại sự thao túng thông tin của các tập đoàn truyền thông khổng lồ và bớt dựa vào Mỹ trong các chính sách đối ngoại. Nhưng rút cục, Roh Moo-hyun hay những người quanh ông cũng không tránh khỏi vết chàm của tham nhũng.

Kết quả là sự sụp đổ và nỗi hổ thẹn. Thất bại ấy đối với Roh Moo-hyun còn cay đắng muôn phần vì hẳn ông từng tin rằng mình có thể tạo ra sự thay đổi với hình ảnh của một chính trị gia "sạch". Hẳn ông cũng đau đớn và hổ thẹn hơn nữa khi đã làm thất vọng những người từng ủng hộ ông, những người từng tin tưởng vào ông, vào những giá trị trong sạch, tự cường và liêm chính mà ông từng là hiện thân. Cái tâm trạng của Roh Moo-hyun khi nói "Tôi không thể nhìn vào mặt các bạn bởi hổ thẹn. Tôi xin lỗi đã làm nhân dân thất vọng" có lẽ cũng không khác mấy lời Hạng Vũ khi nói với người lái đò ở Cai hạ "Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Tịch còn mặt mũi nào nhìn thấy các bậc phụ lão Giang Đông nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao"*

Roh Moo-hyun chọn cái chết để lấy lại danh dự bản thân và lòng tôn trọng của nhân dân. Ông xứng đáng nhận được sự tôn trọng của nhân dân. Như một vị tướng đầy quả cảm và quyết tâm lúc thất trận liền tự sát để bảo toàn danh dự.

Trước Roh Moo-hyun đã có hai tổng thống phải xin lỗi dân chúng vì người thân của mình dính dáng vào các vụ tham nhũng, hối lộ hay bất minh tài chính. Đó là các tổng thống Kim Young-sam và Kim Dae-jung. Họ đều từng là những người hùng trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền, chống lại chế độ độc tài quân sự trong quá khứ. Khi lên làm Tổng thống, họ đã có nhiều cải cách nhằm tăng cường dân chủ, đoàn kết dân tộc, hạn chế quyền lực của các tập đoàn khổng lồ và trong sạch hóa hệ thống chính trị. Nhưng trong một cái ổ toàn cạm bẫy và tham nhũng, khó tồn tại được những nhà chính trị hoàn toàn "sạch". Và cho dù họ có sạch thực sự thì những người thân và trợ thủ của họ cũng khó lòng giữ sạch được. Con trai của hai vị cựu tổng thống này đều bị dính vào các vụ tham nhũng và họ đều phải đứng ra xin lỗi nhân dân do trách nhiệm tinh thần trước việc người nhà tham nhũng. Trước đó nữa, hai tổng thống do chế độ quân sự lập ra là Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo từng bị truy tố và kết án tử hình (nhưng sau đó được ân xá) vì tội nhận hối lộ hàng trăm triệu USD từ các tập đoàn.

Rõ ràng, con đường đi tới dân chủ và một nền chính trường sạch ở Hàn Quốc vẫn còn là con đường đầy chông gai mà chỉ sơ sảy chân trên đó có thể phải trả giá bằng danh dự, và đôi khi là cả mạng sống của mình như cái giá mà cựu tổng thống Roh Moo-hyun đã phải trả. Dù sao, nền dân chủ của Hàn Quốc cũng mới chỉ có 16 năm tuổi.

Nhưng một dân tộc có những người lãnh đạo dám cúi đầu hối hận, xin lỗi trước nhân dân vì những điều sai trái mà người thân của mình làm, thậm chí có người từ tuyệt đỉnh vinh quang dám lao đầu xuống vực để chuộc lỗi với nhân dân- dân tộc đó rồi sẽ trường tồn và phồn vinh như những gì họ từng chứng tỏ cho thế giới trong 50 năm phát triển và 15 năm dân chủ.

Còn một dân tộc có những quan chức trơ tráo và vô sỉ, những ông quan than trách "nhân dân bây giờ ỉ lại lắm", những ông quan hùng hốn mắng những người trí thức là xuyên tạc, là tiếp tay cho phản động, những nhà lãnh đạo cả đời chưa bao giờ biết nói lời xin lỗi mà chỉ luôn khẳng định "chủ trương đúng đắn"?

Dân tộc đó đừng nên trách ai (...) nếu cứ mãi nghèo và mãi hèn.

Hàn Quốc đã có hai vị tổng thống bị tòa án kết tội tham nhũng, ba tổng thống phải xin lỗi nhân dân vì người thân phạm pháp và một tổng thống lao mình xuống vực để chuộc lỗi với nhân dân.

Còn chúng ta? Chúng ta có những nhà lãnh đạo vô cảm, những quan chức vô cảm, những nghị sĩ vô cảm. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta còn có nhân dân vô cảm.


* Câu này ở Việt Nam lẽ ra một số người cũng có thể nói. Nhưng có ai nói? Hạng Vũ được người Trung Hoa suy tôn làm anh hùng, không phải bởi vì đánh bại nhà Tần, làm Tây Sở Bá Vương lừng lẫy. Có khi chỉ vì câu nói này.

Thursday, May 21, 2009

Thiên An Môn



[0,1020,358840,00.jpg]

Bức ảnh này lấy trên blog bác Phạm Duy Nghĩa, cảnh quân đội với sinh viên ngồi trên quảng trường Thiên An Môn trước khi sợi dây chia đôi bị cắt bỏ và phe đồng phục tràn sang thảm sát phe thường phục.


Watching TV
Roger Waters

I've been watching
In Tiananmen Square
Lost my baby there
My yellow rose
In her bloodstained clothes
She was a short order pastry chef
In a Dim Sum dive on the Yangtze tideway
She had shiny hair
She was the daughter of an engineer
Won't you shed a tear
For my yellow rose
My yellow rose
In her bloodstained clothes
She had perfect breasts
She had high hopes
She had almond eyes
She had yellow thighs
She was a student of philosophy
Won't you grieve with me
For my yellow rose
Shed a tear
For her bloodstained clothes
She had shiny hair
She had perfect breasts
She had high hopes
She had almond eyes
She had yellow thighs
She was the daughter of an engineer
So get out your pistols
Get out your stones
Get out your knives
Cut them to the bone
They are the lackeys of the grocer's machine
They built the dark satanic mills
That manufacture hell on earth
They bought the front row seats on Calvary
They are irrelevant to me
But I grieve for my sister
People of China
Do not forget do not forget
The children who died for you...



...

Phạm Toàn gọi Trương Thái Du là "rắn độc" "đặc vụ" "sĩ quan quân báo" "ma chiến hữu".
Xem ra cuộc tranh luận phản của phản kiến nghị bauxite và phản của phản của phản kiến nghị bauxite bắt đầu có chiều hướng quen thuộc như trong các cuộc "bút chiến" tương tự của văn sĩ và trí thức Việt Nam, tức là tố cáo và vu vạ (?).

Bác Trương Thái Du sẽ trả lời thế nào, nhất là với luận điểm cho rằng bác Du là sĩ quan quân báo?

Wednesday, May 20, 2009

Paul Krugman vs. Niall Ferguson


Tranh luận giữa Paul Krugman với Niall Ferguson (đúng hơn là Krugman chỉ trích Ferguson, chưa thấy Ferguson trả lời?). Paul Krugman là GS Kinh tế, được giải Nobel đồng thời là cây bút bình luận trên NY Times. Nial Ferguson là nhà sử học nổi tiếng tuy khá trẻ (sinh năm 1964), GS Đại học Harvard, nhưng cũng là người đa năng, hiểu biết nhiều lĩnh vực, kể cả kinh tế và tài chính. Cũng nói thêm về lập trường chính trị thì Krugman theo phái tả (liberal) còn Ferguson là người phái hữu (conservative). Krugman thì vẫn ghét cay ghét đắng đảng Cộng hòa và phái hữu.

Theo Ferguson (dẫn theo lời Krugman) thì chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ Mỹ có thể gây tác động thu hẹp (contractionary). Nguyên nhân vì chính phủ mở rộng vay mượn dẫn tới tăng lãi suất và vì thế "gây khó" cho chính sách tiền tệ và chèn ép (crowding out) đầu tư tư nhân. Theo Krugman thì kịch bản trên không xảy ra vì nước Mỹ đang ở trong tình trạng bẫy thanh khoản (liquidity trap), tức là tình trạng lãi suất gần bằng không, không thể hạ thêm nữa nhưng vẫn bị dư cung tiền gửi tiết kiệm. Do đó việc chính phủ tăng vay mượn sẽ có tác dụng thu hút phần cung dư thừa đó chứ không làm tăng lãi suất. Theo tính toán của Fed (dựa trên Taylor rule) thì lãi suất cơ bản tối ưu của Mỹ hiện nay là -5%!

Xem thêm bình luận liên quan của Brad De Long (cũng là người ghét cay ghét đắng đảng Cộng hòa và phái hữu). Brad De Long đặt tên post rất kêu "Thật là bực mình: Liệu sẽ có lúc nào tôi bất đồng Paul Krugman về một điều gì đó không?"

Trong đó Brad De Long khẳng định hai quy tắc để có thể hiểu rõ nhất thế giới:

1. Phân tích của Paul Krugman là đúng đắn.
2. Nếu bạn nghĩ phân tích của Paul Krugman không đúng, xem lại quy tắc 1.

Hôm nay hình như Paul Krugman thuyết trình ở TP Hồ Chí Minh. Bạn nào có dịp đi nghe kể lại xem có gì hay.

Thị Huệ đi "kiện"?

Kiến nghị thành Ký kiện
Huệ Chi thành Chị Huê (nặng).

Những người nhận thư kiến nghị của 135 trí thức dốt nát hay cố tình chơi xỏ?
.

Thư kiến nghị của 135 công dân và kiều bào
gửi cho Văn phòng Chính phủ thì Văn phòng Chính phủ từ chối nhận đơn, vi phạm Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp nhận và xử lý đơn kiến nghị của công dân. Những người gửi thư nhận được sự đón tiếp khá lịch sự của hai quan chức ở Quốc hội- cũng là hai trí thức có tên tuổi và được dư luận đánh giá cao- là TS. Nguyễn Minh Thuyết và TS. Nguyễn Sĩ Dũng. Nhưng sau khi đi qua bàn tay của những người có trách nhiệm ở Quốc hội- cơ quan dân cử và đại diện cho mấy chục triệu cử tri cả nước- thì bức thư kiến nghị đó trở thành chuyện "Thị Huệ đi kiện".

Trong sự việc này, ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long (hoặc ai đó sau lưng ông) dốt nát hay chơi xỏ thì cũng là sự không chấp nhận nổi. Nếu đó là cố tình xỏ thì đó là hành động rất tồi tệ và xấc xược, coi thường dư luận và giới trí thức. Còn nếu là dốt nát đến nỗi xem kiến nghị thành tố cáo, nhầm Huệ Chi thành Thị Huệ thì người ta còn có thể trông mong gì ở cái Ủy ban Pháp luật Quốc hội- cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra, đánh giá hệ thống luật pháp và các văn bản luật trên đất nước này.

Và suy rộng ra, từ cái cách mà cơ quan lập pháp dân cử đối xử với thư kiến nghị tập thể của công dân trong nước và kiều bào ngoài nước như thế, liệu Quốc hội đã làm tròn trách nhiệm của "
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", đại diện cho ý nguyện của hàng chục triệu công dân Việt Nam.

GS Nguyễn Huệ Chi aka Nguyễn "Thị Huệ"





When I Dream

When I Dream

I could build a mansion that is higher than the trees
I could have all the gifts I want and never ask please
I could fly to Paris it's at my beck and call
Why do I live my life alone with nothing at all

But when I dream I dream of you
maybe some day you will come true
But when I dream I dream of you
maybe some day you will come true

I can be the singer or the clown in any room
I can call up someone to take me to the moon
I can put my make-up on and drive a man insane
I can go to bed alone and never know his name
But when I dream I dream of you
maybe some day you will come true
But when I dream I dream of you
maybe some day you will come true


Version ban đầu của Crystal Gayle.






Version của Carol Kidd.






Emi Fujita


06.When I Dream - Ãåдf¬ü

Tuesday, May 19, 2009

Nhà nước kiến tạo phát triển

Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển
http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/6956/index.aspx
(không hiểu sao không post được link)

Một bài viết đáng chú ý của TS. Vũ Minh Khương. TS. Khương công kích vào các chính sách của chính phủ hiện nay, coi chúng là điển hình cho một thể chế "Cai trị - Hủ bại" . Ông viết: "
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cuối cùng để lựa chọn xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” bởi những đặc trưng của một thể chế “đối phó - xoay sở” thậm chí đã vào giai đoạn “cai trị - hủ bại” đang hình thành và ngày càng có sức cố kết khó phá vỡ."

TS. Khương nhận xét "Một thể chế sẽ bị người dân ngày càng suy giảm lòng tin, thậm chí chán ghét nếu nó đưa ra quá nhiều quyết sách gây nên độ cảm nhận mức 2 hay mức 1."

Trong bảng 2, ông đưa ra thí dụ với 3 chính sách cụ thể: Sử dụng loa phường, sát nhập Hà Nội và khai thác khoảng sản qua các công ty nước ngoài. Các chính sách này theo ông đều ở mức độ cảm nhận 2 hay 1, tức là không được nhân dân tin tưởng, thậm chí chán ghét. Theo tôi, chúng là thể hiện của các chính sách độc quyền, phi dân chủ và coi thường ý kiến người dân.

Theo TS. Khương, các chính sách này là đặc điểm của mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở” thay vì mô thức "Nhà nước kiến tạo phát triển". Nếu so sánh với bảng 1 của TS Khương thì chúng thể hiện cho các thể chế "cai trị-hủ bại"

Trong khi các lựa chọn khác thay thế các chính sách này: bàn bạc trực tiếp với người dân, quy hoạch vùng dựa trên ý kiến chuyên gia; phát triển kinh tế- sinh thái- văn hóa Tây Nguyên một cách hài hòa lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân (cảm nhận ở mức độ 4-5).

Bài này lên được báo cũng là sự hiếm. Không biết ngày mai có bị rút xuống không?

TS Khương cho rằng có ba điều kiện để xây dựng nhà nước kiến tạo-phát triển là "Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên". Trong khi đó thì chính quyền hiện nay phớt lờ đòi hỏi của người dân, coi nhẹ hiểm họa an ninh quốc gia và tìm cách khai thác cạn kiệt tài nguyên, tức là hoàn toàn đi ngược lại các đặc điểm xuất phát của mô hình nhà nước kiến tạo-phát triển như mô tả của TS Khương.

Bảng 2: Sự khác biệt về quyết sách thông qua ý chí xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”

Mục tiêu

Ý chí xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”

Không

Đưa thông tin đến người dân kịp thời

Trang bị loa phường hiện đại hơn với âm thanh cực mạnh.



Dự kiến mức cảm nhận: 2

Bỏ loa phường; bàn với dân các phương cách cụ thể và hữu hiệu nhất cho từng vùng.

Dự kiến mức cảm nhận: 4

Qui hoạch lại thủ đô hoặc TP. Hồ Chí Minh

Sát nhập Hà Nội với một vài tỉnh lân cận để có thêm đất.






Dự kiến mức cảm nhận: 2

Lập ủy ban qui hoạch vùng (liên tỉnh) với đại diện của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế, trong khi địa giới hành chính hiện tại không bị đảo lộn.

Dự kiến mức cảm nhận: 4

Phát triển Tây Nguyên

Ráo riết tìm các mỏ khoáng sản và dựa vào các công ty nước ngoài để khai thác.




Dự kiến mức cảm nhận: 1

Coi Tây Nguyên là trọng điểm trong tổng thể khu kinh tế sinh thái - văn hóa miền Trung và dành cho những cơ chế và đầu tư đặc biệt.

Dự kiến mức cảm nhận: 5

· Bảng 1: Đặc điểm của Nhà nước kiến tạo phát triển

Đặc điểm

Kiến tạo Phát triển

Cai trị - Hủ bại

1. Tuyển dụng cán bộ vào cơ quan nhà nước.

Thực sự minh bạch và cạnh tranh.

Thiếu minh bạch, thậm chí tùy tiện

2. Tiêu chuẩn lựa chọn và đề bạt

Coi trọng hiền tài

Con ông cháu cha, phe cánh

3. Hoạch định và phối thuộc Chiến lược phát triển

Lập cơ quan hoạch định và phối thuộc chiến lược phát triển với những cán bộ ưu tú và trách nhiệm đặc biệt.

Mơ hồ; không có cơ quan thực sự chịu trách nhiệm

4. Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân

Chặt chẽ - gắn bó

Lỏng lẻo - nghi kị. Thiếu chiều sâu và tầm chiến lược.

5. Luật chơi trên thị trường

Rõ ràng và nghiêm minh

Thiếu nhất quán giữa văn bản và thực hiện. Thiên vị các nhóm lợi ích





Cái loa phường



Photo credit: today20.net


Đọc qua các ý kiến v
cái loa phường phản hồi một bài báo trên Vnexpress "lược dịch" từ báo Mỹ tôi không khỏi ngạc nhiên*. Tôi không nghĩ là có nhiều người ủng hộ loa phường như vậy. Nếu nhìn lướt qua số 29 ý kiến liên quan thì thấy số người ủng hộ sự tồn tại của loa phường thậm chí còn có phần nhỉnh hơn số người chống đối nó. Chú ý là những người đưa ý kiến lên Vnexpress đều là những người có thể tiếp cận Internet, đọc báo mạng...tức là vào nhóm có trình độ dân trí cao hơn mức trung bình, kể cả ở khu vực đô thị. Nhưng rất nhiều người trong số họ ủng hộ loa phường thậm chí còn coi đó là nét văn hóa, nét đẹp của Việt Nam.

Một số lập luận được họ đưa ra. Một số ý kiến cho rằng loa phường đưa ra các thông tin hữu ích cho người dân về chủ trương chính sách của Nhà nước.

Nhưng cứ thử hỏi một người dân nào đó là chương trình phát thành hàng ngày trên loa phường thế nào thì chắc chắn là rất ít người nhớ được nó như thế nào, về cái gì...Đối với những chủ trương, chính sách, với tin tức thời sự này nọ thì việc tìm hiểu nó như thế nào cần phải xuất phát từ sự chủ động của người dân nếu họ muốn và nếu họ thấy cần thiết, chứ không phải là sự cưỡng bức, bắt mọi người dân phải nghe dù họ là ai, đang làm gì...

Trường hợp duy nhất loa phường có thể có tác dụng nào đó là khi thông báo về các việc của phường cần có sự tham gia của người dân: ví dụ như phường Trung Tự tổ chức trưng cầu dân ý hay như có chương trình tiêm vaccine cho trẻ em trong phường vào ngày X, giờ Y. Nhưng một năm chắc cũng chỉ có vài ba dịp như vậy và các phường hoàn toàn có thể dùng các phương tiện khác để đưa thông tin này đến với người dân. Chưa cần nói tới việc lập trang web như phường Khương Mai thì những việc này có thể được phổ biến tới các tổ dân phố và các tổ trưởng tổ dân phố sẽ thông báo cho các cư dân trong tổ. Hay một cách khác, phường có thể gửi thư thông báo tới người dân qua đường bưu điện (chi phí bưu chính trong trường hợp này chắc chắn không đáng kể so với chi phí để có một "Đài phát thanh phường" hoạt động gần hết các ngày trong cả năm). Hiệu quả thông tin cũng sẽ cao hơn nếu thực hiện theo các cách này vì có mấy khi người ta để ý nghe xem loa phường nói gì.

Nhưng nếu đọc các ý kiến ủng hộ duy trì loa phường kỹ hơn thì có thể thấy nhiều ý kiến thiên về tính "hoài cổ", mong duy trì một "nét văn hóa" (!). Sự bảo thủ, trì trệ dường như là đặc điểm tâm lý của rất nhiều người Hà Nội. Thêm vào đó là xu hướng biến tất cả mọi thứ dù bệ rạc và thiếu văn hóa thế nào trở thành "nét văn hóa", từ cháo chửi, phở mắng, cà phê nắp cống cho tới loa phường. Có phải đó là sự trưởng thành từ tư duy làng xã "thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng"? Còn nhớ cách đây không xa, người Hà Nội cũng nô nức đi xem triển lãm thời bao cấp để rồi sau đó cũng không ít người hoài niệm xa xăm về cái đẹp của một thời đã mất (mà quên khuấy rằng đó là cái thời đói ăn vàng mặt và cả xóm chung nhau một cái nhà vệ sinh bẩn nhầy nhụa).

Thế nên chiến tranh đã kết thúc 34 năm nhưng nhiều người vẫn cứ biết ơn loa phường năm 2009 vì nó giúp cảnh báo nhân dân trước bom Mỹ năm 1972. Và trong khi hầu hết các gia đình đều có dàn CD thì vẫn có nhiều người tỏ ra thích thú với những bài hát "truyền thống" kiểu "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" được phát trên những chiếc loa rè ậm ọe. Rồi những tin tức dớ dẩn, ba lăng nhăng không liên quan tới cuộc sống của hầu hết người dân.

Đáng nói hơn, đó là sự thiếu ý thức, thiếu tôn trọng tính riêng tư của chiếc loa phường mà một số người dễ dàng chấp nhận. Đúng như lời của một công dân được trích dẫn trong bài báo tiếng Anh (bản tiếng Việt đã sửa đi cho bớt "nhạy cảm"):

"Thật dã man", anh ta nói. "Nếu hàng xóm mà làm ồn thế, tôi sẽ kiện thằng đó ra tòa. Sao Nhà nước lại tự cho mình cái quyền gây ô nhiễm tiếng ôn?"

("It's cruel," he continued. "If my neighbor made that kind of noise, I would take him to court. Why does the government give itself the right to create noise pollution?").

Nhưng với nhiều người thì cái tính riêng tư đấy, cái không gian cá nhân cần có cho mình mà không phải lo sự xâm nhiễm của người khác nếu không được phép đấy có rất ít ý nghĩa.

Thử xem vài ý kiến:

"Chuyện bị làm phiền thì chỉ xảy ra trong thời gian không dài và mang tính cá biệt, hy hữu (ví dụ khi con nhỏ đang ngủ nhưng rồi con cũng lớn và đi học, đi làm. Hoặc có người nhà ốm đau nhưng rồi cũng sẽ khỏi bệnh và thời gian cũng chỉ 1/24 giờ một ngày...). "

(Vâng, con rồi cũng lớn, người ốm rồi cũng khỏi thôi. Chỉ có cái loa phường là không thể thay thế!).

"Mà cái loa phường có phát giờ nghỉ trưa đâu? Tại sao chỉ vì một vài ai đó ham ngủ ngày mà xoá đi một nét văn hoá rất đẹp, rất Việt Nam?"

(Không được ngủ ngày!)

v.v.

Chán chả buồn nói. Cũng may là khu nhà tôi tuy có loa phường nhưng chỉ bật vào những lúc rất hiếm hoi chứ chưa rơi vào cái cảnh ngày ngày, hôm nào cũng bị tra tấn bởi những âm thanh tẹt xè lục đục đó.

(Ở vùng nông thôn thì có thể khác, loa truyền thanh có thể có những tác dụng tích cực nhưng đó là loa thôn chứ không phải loa phường)

* Xem thêm trên blog Mr. Do (http://blogmrdo.blogspot.com/) về việc "lược dịch" này.