Thursday, July 30, 2009

The Economist on the state of economics

Loạt bài trên Economist (từ vài tuần trước) phê bình kinh tế học, chủ yếu là kinh tế vĩ mô và kinh tế tài chính. Tuy hơi đơn giản hóa (như phân loại thành các nhà kinh tế "nước ngọt" và các nhà kinh tế "nước mặn") nhưng nhìn chung rất bổ ích và đáng đọc với những ai quan tâm tới kinh tế học hiện đại.

What went wrong with economics

The other-worldly philosophers

Efficiency and beyond

Wednesday, July 29, 2009

"Remembrance of things past"

Sonnet 30
William Shakespeare

When to the sessions of sweet silent thought
I summon up remembrance of things past,
I sigh the lack of many a thing I sought,
And with old woes new wail my dear time's waste:

Then can I drown an eye, unused to flow,
For precious friends hid in death's dateless night,
And weep afresh love's long since cancell'd woe,
And moan the expense of many a vanish'd sight:

Then can I grieve at grievances foregone,
And heavily from woe to woe tell o'er
The sad account of fore-bemoanèd moan,
Which I new pay as if not paid before.

But if the while I think on thee, dear friend,
All losses are restored and sorrows end.


Sonnet 30
William Shakespeare

Trong những lúc lặng im nghĩ ngợi
Tôi nhớ lại những ngày tháng xa xôi
Tôi buồn với những gì từng mong mỏi
Và tiếc cho những hoài phí trong đời.

Tôi rơi lệ, dẫu lệ chẳng quen rơi
Cho những bạn thân khuất núi lâu rồi
Tôi khóc cho tình yêu đã chết
Lòng xót thương những cảnh vật xa xôi.

Tôi đau đớn những niềm đau dĩ vãng
Thổn thức lòng những nỗi khổ từng qua
Tôi buồn thương những nỗi buồn năm tháng
Trả nợ nần cho những thứ đã xa

Nhưng nếu khi đấy nghĩ tới em thương mến
Mất mát rời tôi và nỗi đau cũng hết

Friday, July 24, 2009

For a Saturday morning




Just The Way You Are

Music by Billy Joel
Performed by Diana Krall

Don't go changing, try and please me
You never let me down before
Don't imagine you're too familiar
And I don't see you anymore

I would not leave you in times of trouble
We never could have come this far
I took the good times, I'll take the bad times
I'll take you just the way you are

Don't go trying some new fashion
Don't change the color of your hair
You always have my unspoken passion
Although I might not seem to care

I don't want clever conversation
I never want to work that hard
I just want someone that I can talk to
I want you just the way you are.

I need to know that you will always be
The same old someone that I knew
What will it take till you believe in me
The way that I believe in you.

I said I love you and that's forever
And this I promise from the heart
I could not love you any better
I love you just the way you are

I don't want clever conversation
I never want to work that hard
I just want someone that I can talk to
I want you just the way you are.

Thursday, July 23, 2009

Vị người ngồi trên?


Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hoài Thanh, trên nhiều báo chí trong nước đã có các bài của nhiều người nhằm "minh oan" cho Hoài Thanh. Đáng chú ý là một bài viết của ông con trai cả Hoài Thanh là nhà phê bình Từ Sơn (viết từ năm 2004, nhưng mới in lại trong cuốn sách "Tìm hiểu Hoài Thanh" xuất bản tháng 5/2009), trong đó ông khẳng định Xuân Sách viết không đúng sự thật trong việc Hoài Thanh xin Xuân Sách sửa mấy chữ "vịnh" về ông (Vị nghệ thuật nửa cuộc đời/ Nửa đời sau lại vị người ngồi trên/ "Thi nhân" còn một chút duyên/ Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau).

Việc Từ Sơn bảo vệ cha, rửa "tiếng oan" cho cha tất nhiên cũng dễ hiểu . Có điều đoạn này của Từ Sơn viết hơi chướng:

"không biết ông Xuân Sách có nhận thức được rằng mức độ phê phán trong câu “nửa đời sau lại vị người ngồi trên” là nhẹ hơn “nửa đời sau lại phải vị người ngồi trên” hay không? Rõ ràng là câu trước mức độ đả kích chỉ nhằm vào một người, còn câu sau (thay bằng chữ phải) thì mức độ đả kích đã mở rộng giới hạn: đả kích vào một cơ chế rất tầm bậy là bắt người ngồi dưới phải nịnh bợ người ngồi trên vì người ngồi trên thích như thế. Ông Xuân Sách định ám chỉ cơ chế nào đây? Hoài Thanh là một nhà văn chân chính có đầy đủ phẩm chất yêu nước, yêu dân tộc, yêu Đảng, yêu và thực tâm gắn bó với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc thể hiện trong lối sống cũng như trong toàn bộ văn nghiệp của ông. Công lao và sự nghiệp của ông đã được Đảng, Nhà nước và rất đông các thế hệ công chúng ghi nhận. Các phẩm chất ấy Hoài Thanh ngời sáng giữa thanh thiên bạch nhật khi ông còn sống cũng như khi ông đã mãi mãi đi xa."

Dường như Từ Sơn đang tìm cách "mở rộng án" khi quy kết là Xuân Sách có ý "phản động" đả kích cơ chế, nói xấu cơ chế, nói xấu lãnh đạo? Từ Sơn muốn khẳng định là Hoài Thanh "yêu Đảng" thực lòng, do đó nếu có "vị người ngồi trên" cũng là do thực tâm ông muốn thế chứ không phải vì chữ "phải" kiểu Ngô Thì Nhậm (Gặp thời thế thế thời phải thế)? Giả sử Hoài Thanh có nịnh bợ cấp trên thì giữa việc ông nịnh bợ do ông "yêu Đảng" hay do "phải" nịnh bợ, hãy cứ để độc giả quyết định xem cái nào "nặng" hơn cái nào. Có điều tôi vẫn thắc mắc về tính logic trong mối liên hệ giữa "yêu Đảng" và "vị người ngồi trên"?

Đọc thêm một số bài "minh oan" cho Hoài Thanh là Hoài Thanh "vị nhân sinh" chứ không "vị nghệ thuật" của Từ SơnPhạm Xuân Nguyên lại càng buồn cười. Tới năm 2009 rồi mà các nhà phê bình văn học danh tiếng vẫn còn loay hoay "minh oan" rằng thật ra thì, Hoài Thanh "vị nhân sinh" chứ đâu có "vị nghệ thuật". Cứ như thể cho tới tận bây giờ, "nghệ thuật vị nghệ thuật" vẫn là một cái tội không thể chấp nhận được của các nghệ sĩ.

Nhằm "minh oan" cho nửa đời sau của Hoài Thanh, Phạm Xuân Nguyên viết: "Nỗi ức này còn để lụy cho ông nỗi oan cuối đời. Nỗi oan trong câu thơ vẽ chân dung ông: “Vị nghệ thuật nửa cuộc đời/ Nửa đời sau lại vị người ngồi trên” của Xuân Sách. Thực hư chuyện này chỉ cần mở ra đọc lại các bài ông bình thơ của các nhà thơ từng ở những vị trí lãnh đạo thời ông sống sẽ có câu trả lời thỏa đáng. “Khi xem thơ tôi chỉ biết có thơ” đó là điều “thiên lương” mà tôi chắc ông đã cố giữ gìn, nâng niu."

Cũng đọc các bài phê bình của Hoài Thanh trong giai đoạn sau 54 nhưng trong cuốn “Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản”, nhà phê bình hải ngoại Nguyễn Hưng Quốc lại có cảm nhận khác với Phạm Xuân Nguyên:

“Trong số 19 bài viết về văn học Việt Nam hiện đại được chọn in trong Tuyển tập Hoài Thanh (1982), Hoài Thanh đã tập trung viết về Hồ Chí Minh đến sáu bài, về Tố Hữu cũng sáu bài. Trong số bảy bài còn lại, có một bài viết về Sóng Hồng, một bài viết về Xuân Thủy. Tổng cộng, như vậy, có 14 bài trên tổng số 19 bài là dành cho các “lãnh tụ”.

Và mặc dù Hoài Thanh khẳng định "khi xem thơ tôi chỉ biết có thơ" nhưng Nguyễn Hưng Quốc lại cho rằng phê bình văn học của Hoài Thanh nửa đời sau là điển hình cho “phê bình văn học qua con người”. Nguyễn Hưng Quốc trích một đoạn phê bình của Hoài Thanh về thơ Hồ Chí Minh để minh họa:

“Những câu thơ chúc Tết của Bác nhiều khi chỉ là lời nói thường:

Chúc hòa bình thống nhất thành công

Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi
(Tết 1961)

Nhưng rõ ràng không thể xem những lời ấy như bất kỳ lời nói thường nào. Ở đây không chỉ có vấn đề lời nói mà còn vấn đề người nói. Đằng sau lời nói có một con người vô song, một cuộc đời vô song, có cái sáng suốt, cái kiên gan của một chính đảng Mác-Lênin đã được tôi rèn trong chiến đấu, có ý chí sức mạnh của một dân tộc anh hùng, có cả những ý tưởng cao đẹp nhất của hàng trăm triệu người trên thế giới. Do đó mà từng chữ, từng câu dầu bình thường thôi vẫn có sức nặng khác thường trong lời thơ Bác.”

Quả thật, nếu đọc đoạn này thì khó mà nói là khi xem thơ, Hoài Thanh chỉ biết có thơ. Ngay trong đoạn bình, ông đã khẳng định: "Ở đây không chỉ có vấn đề lời nói mà còn vấn đề người nói".

Và trong hai câu thơ ngắn của cụ Hồ, ông không nhìn thấy thơ mà nhìn thấy Người (một con người vô song, một cuộc đời vô song), thấy Đảng (chính đảng Mác-Lênin đã được tôi rèn trong chiến đấu), thấy dân tộc (một dân tộc anh hùng), thấy lý tưởng (những ý tưởng cao đẹp nhất) và thấy nhân loại (hàng trăm triệu người trên thế giới). Cũng chính những cái ngoài thơ đó đã làm cho "từng câu dầu bình thường thôi vẫn có sức nặng khác thường trong lời thơ Bác" "không thể xem những lời ấy như bất kỳ lời nói thường nào."

Trên CAND cũng có một bài mới của Phạm Khải bênh vực cho Hoài Thanh khi bình thơ lãnh đạo. Phạm Khải lấy một số ví dụ là Hoài Thanh có khen, có chê với thơ Sóng Hồng, Xuân Thủy, Nguyễn Đình Thi (hehe, ông này có thực sự là "ngồi trên"?).

Chỉ có điều
một số chỗ bênh vực cũng hơi buồn cười. Ví dụ về thơ Xuân Thủy:

" "Như khi Xuân Thủy viết: "Sông núi ôi xương máu/ Nhân dân ôi ngựa trâu" và "Ôi Lênin! Bộ óc thiên tài/ Im lặng tôi xin cáo biệt Người", Hoài Thanh đã không ngần ngại đưa ra nhận xét: "Những câu ấy, theo tôi, chưa nói hết được những điều nhà thơ muốn nói, chưa nói được cái đau xót, cái tủi cực ngày xưa, cũng chưa nói được tấm lòng kính phục không bờ bến đối với Lênin vĩ đại".

Hóa ra thơ Xuân Thủy còn có chỗ chưa hay là vì "chưa nói được tấm lòng kính phục không bờ bến đối với Lênin vĩ đại". Nói cách khác, là vì tính Đảng vẫn còn hơi yếu, chưa đủ độ "hồng" cần có.

Phạm Khải cũng phải công nhận là Hoài Thanh hầu như không chê gì thơ Tố Hữu. Thêm nữa, Phạm Khải cũng chả dám đề động tới việc Hoài Thanh bình thơ Hồ Chí Minh như thế nào.

Có đoạn này- lời Hoài Thanh nói với Từ Sơn- làm tôi hơi ngạc nhiên- "Điều mà cha có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là cha đã sống và viết hoàn toàn trung thực". Tôi không tin có văn nghệ sĩ nào sống ở miền Bắc giai đoạn sau 1954 lại có thể "sống và viết hoàn toàn trung thực", trừ khi là họ bỏ bút và đi cày. Đến ngạo nghễ như Nguyễn Tuân mà còn than rằng "tao còn sống tới giờ là vì biết hèn". Trung thực như Phùng Quán thì cái giá phải trả là kiếm sống bằng cách câu trộm cá ở Hồ Tây. Sống cái thời đó, các văn nghệ sĩ đều phải chấp nhận giả dối trong sáng tác, phê bình; bằng không chỉ còn nước bẻ bút.

Người nào còn dám khẳng định "sống và viết hoàn toàn trung thực" thời đó thì hoặc là dối người, hoặc là dối mình.

Tuesday, July 21, 2009

Geneva

Hy sinh lợi ích nước nhỏ


Bài của Đoan Trang trên Tuanvietnam.net về hội nghị Geneva. Nội dung bài cho rằng hội nghị Geneva không phải là một chiến thắng của nền ngoại giao non trẻ Việt Nam (như nhiều sách sử chính thống Việt Nam vẫn khẳng định) mà là cuộc chơi của các nước lớn và trong cuộc chơi đó, quyền lợi của nước nhỏ (là Việt Nam) hoàn toàn bị hy sinh.

Kết quả hội nghị thì ai cũng biết: nó là sự chia đôi đất nước làm hai nửa, gây ra cuộc chiến Đông Dương lần hai với hơn 4 triệu người chết, hơn 1 triệu người phải bỏ nước sau chiến tranh và vô số những thiệt hại về vật chất và tinh thần khác. Điều đáng nói là kết quả này đều đi ngược lại với nguyện vọng của hai bên Việt Nam (Việt Minh và Việt Nam Quốc gia) lúc đó, nhưng lại phù hợp với điều mà Trung Quốc và Liên Xô (nhất là Trung Quốc) mong muốn.

Trích một đoạn:

"Từ góc độ của người Mỹ, nhà báo - sử gia Stanley Karnow cho rằng mục tiêu chính của Trung Quốc là gạt bỏ mọi cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Dương và một lần nữa đe dọa Trung Quốc. Vì thế, Chu Ân Lai phải tìm ra một giải pháp giúp Pháp ít nhất là duy trì được một phần chỗ đứng ở Đông Dương, ngăn cản khả năng Mỹ can thiệp ồ ạt vào khu vực.

Để làm như thế, không thể không hy sinh mục tiêu giành độc lập hoàn toàn của Việt Nam DCCH. “Nhưng Chu đã đặt các ưu tiên của Trung Quốc lên trước” – Stanley Karnow nhận định. “Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, qua hàng thế kỷ, luôn là chia nhỏ Đông Nam Á để có thể gây ảnh hưởng lên từng nước… Một nước Việt Nam chia cắt sẽ tốt cho Trung Quốc hơn là một quốc gia láng giềng thống nhất”.

Nhìn lại lịch sử, nhiều người có thể có thái độ trách móc khi nghĩ về một nền độc lập, thống nhất bị đổ vỡ; họ cho rằng khả năng thống nhất được hai miền Việt Nam là khả thi nếu không có sự can thiệp của những nước lớn.

Bản thân Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người đã chứng kiến việc Chu Ân Lai mời đại diện chính quyền Sài Gòn tới dự tiệc và gợi ý mở cơ quan ngoại giao tại Bắc Kinh – cũng đã cay đắng nói với một trợ lý về sự “hai mặt” của Chu Ân Lai."



Change We Need

Không phải về anh Thức hay anh Obama. Cái này thuổng từ Facebook của bạn Mưa. Người Việt bị 80 năm đô hộ Pháp nên chắc về khoản này cũng gần gũi với người Pháp.

Bao giờ mới tới weekend?





Cái này từ blog em Moonie M. Chân dung "Change We Need" nếu bố chàng đưa chàng trở lại Kenya sau khi ông học xong ở Mỹ.


Saturday, July 18, 2009

"Trân trọng" và "thân thiết"


Ðoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Kiểm tra T.Ư Ðảng ta thăm và làm việc tại Trung Quốc


- "Ðồng chí Hạ Quốc Cường nhờ đồng chí Nguyễn Văn Chi chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào và cá nhân đồng chí đến Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các đồng chí lãnh đạo khác của Ðảng và Nhà nước Việt Nam."

- "Ðồng chí Nguyễn Văn Chi trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc sức khỏe của Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các đồng chí lãnh đạo Ðảng và Nhà nước Việt Nam đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào và các đồng chí lãnh đạo khác của Ðảng và Nhà nước Trung Quốc"

Một bên "trân trọng" "thân thiết", một bên thì không?

Một bên thì là "lời thăm hỏi" chỉ của hai ông Hồ và Hạ. Còn bên kia là "lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc sức khỏe" của các ông Mạnh, Triết "và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam".

Tính chất không cân xứng đã rõ ràng, điều đáng nói là khi tường thuật trên báo Đảng, người ta vẫn tường thuật lại tính bất cân xứng đó, không hiểu vì vô tình hay cố ý.

Thêm một chi tiết nữa:

- Hạ đồng chí "nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm, chúc mừng những thành tựu to lớn mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam giành được trong thời gian qua"

- Nguyễn đồng chí "bày tỏ vui mừng được sang thăm lại Trung Quốc, chứng kiến những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Trung Quốc đạt được sau 30 năm cải cách, mở cửa. "

"To lớn" có tương đương với "vĩ đại" không nhỉ?



(Ảnh: Tân Hoa Xã)

Thursday, July 16, 2009

" Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu"

Vườn xưa
Tế Hanh (1921-2009)


Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
Như mặt trăng mặt trời cách trở
Như sao Hôm sao Mai không cùng ở
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu
Như tháng mười hồng tháng năm nhãn
Em theo chim em đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua

Một ngày xuân em trở lại nhà
Nghe mẹ nói anh có về anh hái ổi
Em nhìn lên vòm cây gió thổi
Lá như môi thầm thĩ gọi anh về

Lần sau anh trở lại một ngày hè

Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt
Anh nhìn giếng giếng sâu trong vắt
Nước như gương soi lẻ bóng hình anh

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?



Anh đến với em là lẽ tất nhiên

Anh đến với em là lẽ tất nhiên
Như con sông trở về với biển
Như qua mùa đông mùa xuân lại đến
Như sau cơn mưa là lúc mặt trời lên.

Anh đến với em là lẽ tất nhiên
Như cái hoa đến ngày kết quả
Như con chim buổi chiều quay về tổ
Như máu trong người trở lại tim

Anh đến với em là lẽ tất nhiên
Như quyển truyện phải đến hồi kết thúc
Như cây kim địa bàn quay về hướng bắc
Cuộc đời anh hướng đến cuộc đời em

Anh đến với em là lẽ tất nhiên.

Wednesday, July 15, 2009

Lại "tàu lạ"!


Theo Vnexpress:
"Tàu lạ tấn công ngư dân Việt Nam, 7 người bị thương"

Theo tin trên trang mạng Trung Quốc, đăng trên blog Dongsongxanh và đăng lại trên bauxitevietnam. Bạn nào biết tiếng Trung có thể xác nhận lại là có đúng trang mạng Trung Quốc đăng như vậy không?
"Hải quân Trung Quốc đã ra tay trên biển Nam Hải! Giết chết 6 lính hải quân Việt Nam?"

Tình hình biển Đông xem ra đang hết sức căng thẳng! Những chiếc "tàu lạ" luôn sẵn sàng húc đổ các tàu Việt Nam, giết chết ngư dân Việt Nam. Cho tới nay, chưa có tin tức nào chính thức cho thấy có đổ máu chết người trên biển Đông, nhưng liệu còn có những vụ nào bị bưng bít hay không?

Monday, July 13, 2009

Xung quanh một bản tin trên báo CATPHCM


Luật sư Lê Trần Luật bị phát hiện quan hệ bất chính


Theo báo CATPHCM:

"Vào lúc 12 giờ ngày 10-7-2009, tại khách sạn Toàn Ý (596 Chu Văn An, phường 26, quận Bình Thạnh), CAP26 Q.Bình Thạnh đã phát hiện luật sư Lê Trần Luật và cô L.T.M.Q (SN 1984, quê Định Quán, Đồng Nai, làm nghề trang điểm cô dâu) đang quan hệ tình cảm với nhau. Q. khai nhận cách đây một năm đã gặp Lê Trần Luật tại quán cà phê Logo trên đường Phan Văn Trị, Gò Vấp. Luật nói đã có gia đình nhưng ly dị rồi, đang nuôi một con nhỏ. Hai bên phát sinh tình cảm sau một thời gian gặp gỡ qua lại. Q. đã chính thức trao đời con gái cho Lê Trần Luật cách đây hai tháng. Sau đó họ đã quan hệ nhiều lần tại nhiều khách sạn. Luật hứa sẽ đi đến kết hôn với cô Q. Tin tưởng vào lời hứa ấy, Q. đã một lòng một dạ với Luật. Nhưng khi vụ việc bị phát hiện, vợ Luật lại đến cơ quan chức năng làm thủ tục bảo lãnh cho anh ta về với gia đình."

Đọc bản tin này tôi thấy thật tởm. Tôi tự hỏi không biết công an có quyền gì mà bắt giữ luật sư Luật và chỉ khi vợ anh ta "làm thủ tục bảo lãnh cho anh ta về với gia đình" thì mới thả anh ta?. Cứ giả sử như những chi tiết trong bài báo là đúng thì việc làm của công an cũng đã vi phạm pháp luật.

Luật pháp Việt Nam cấm đa thê nhưng không có điều luật nào cấm hành vi ngoại tình cả. Vì thế việc luật sư Luật có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân với một cô gái 25 tuổi là chuyện riêng tư của anh ta cùng với những người liên quan và công an không có quyền theo dõi, càng không được phép "bắt quả tang", lập biên bản hay xét hỏi gì. Hành vi của công an trong vụ này đã vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của cá nhân và quyền con người. Và hành vi giữ anh ta cho tới khi vợ bảo lãnh cũng có thể coi là việc tạm giữ người trái pháp luật. Thêm nữa, việc công khai danh tính và chuyện quan hệ ngoài vợ chồng của luật sư Luật trên báo CATPHCM cũng xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân. Trong việc này thì cả công an phường 26 và báo CA TPHCM đều xâm phạm quyền công dân của ông Luật.


Cần chú ý rằng ở nước ngoài, báo chí có thể công bố chuyện một viên chức nào đó ngoại tình nhưng điều đó hoàn toàn dựa trên điều tra của tờ báo; lực lượng công an sống bằng tiền thuế của dân không được phép phung phí tiền đóng góp của nhân dân cho những việc làm vô bổ và trái nhiệm vụ của mình như thế. Hơn nữa, thường báo chí chỉ "bóc mẽ" những người của công chúng, những quan chức chính quyền hay của các đảng, chứ còn việc công khai danh tính của một cá nhân bình thường như thế cũng là vi phạm quyền riêng tư của người ta và tờ báo hoàn toàn có thể bị kiện vì việc đó. Ở đây có thể so sánh vụ việc Thanh Lam bị "đánh ghen" và việc luật sư Lê Trần Luật bị đưa tin quan hệ nam nữ bất chính. Sự khác biệt then chốt ở chỗ Thanh Lam là con người của công chúng do đó quyền riêng tư của cô có thể chịu một số hạn chế nhất định trong khi luật sư Lê Trần Luật chỉ là một công dân Việt Nam bình thường.

Còn ở Việt Nam? Công an có thể xộc vào phòng khách sạn của bạn khi bạn đang "quan hệ tình cảm" với bạn gái và tạm giữ bạn ở trụ sở công an. Và sau đó bêu riếu bạn trên báo chí cho dù bạn không phạm bắt cứ tội nào cả.

Cho nên tôi sẽ không ngạc nhiên nếu thậm chí, một ngày kia có những đoạn video theo phong cách Vàng Anh với đối tượng là những Lê Trần Luật hay Nguyễn Tiến Trung được tung lên mạng. Nếu họ không ngoan ngoãn "hợp tác". Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Và người ta mất dần khả năng kinh ngạc, kinh tởm hay thậm chí là công phẫn trước những "đểu giả" bẩn thỉu ấy.

"Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?"

Bài này của TS. Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore đăng trên Tuần Việt Nam đã bị xóa (?) không lý do. Tôi xin đăng lại ở đây. Nếu có thời gian sẽ bình luận về bài này.

Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?

13/07/2009 06:21 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Nghĩ về đất nước thấy trách nhiệm, nhìn ra thế giới thấy ước mơ. Bài viết của TS. Vũ Minh Khương nhằm thể hiện dũng khí của người Việt ta trong giai đoạn đầy thử thách hiện nay.


Chuyện xưa kể rằng: Trong một trận đánh quyết liệt có tính sống còn, nhưng quân sĩ cứ lui dần, lui dần đến bờ sông. Để thể hiện ý chí quyết tâm, các vị tướng đã quyết định chặt đi cây cầu duy nhất để không còn đường rút. Khi giặc đến, tất cả đều hét vang, xông lên chiến đấu với ý chí vô song. Trận đánh thắng lợi và quyết định của các vị tướng khi đó đã trở thành một bài học lịch sử cho sự phát triển.

Dựa trên tích cổ này, trong một bài viết, TS. Vũ Minh Khương đã chọn tựa đề: Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên? nhằm thể hiện dũng khí của thế hệ người Việt Nam chúng ta hôm nay. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết đầy tâm huyết này để mọi người cùng suy ngẫm.

I. Định lượng nỗi đau dân tộc:

Mỗi con người khi thấy dân tộc mình ở vào vị thế thấp kém so với tiềm năng đều mang trong mình một nỗi đau. Nỗi đau này dù không ai giống ai hoàn toàn và không thể đo đếm chính xác. Thế nhưng, nó cũng có thể ước định được ở một chừng mực nhất định. Dưới đây là một phương cách đơn giản.

Mỗi người hãy tự trả lời bốn câu hỏi sau:

  1. Chúng ta có thấy xót xa hổ thẹn về vị thế hiện nay của dân tộc mình không?

  2. Chúng ta có thấy lo lắng cho tương lai của đất nước mình không?

  3. Nếu có cơ hội, thế hệ chúng ta có đủ sức đưa dân tộc mình đến một vị thế vẻ vang (hơn mức hiện nay rất nhiều) không?

  4. Cơ chế hiện thời có cho bạn làm được điều mà bạn hết lòng khao khát làm cho đất nước mình không?

Với mỗi câu hỏi, câu trả lời “có” được điểm 1 và câu trả lời “không” được điểm 0. Theo cách này, nỗi đau dân tộc của mỗi con người được đo bằng tổng số điểm của ba câu hỏi đầu trừ đi điểm của câu hỏi 4. Ví dụ, người mà câu trả lời là “có” cho cả ba câu hỏi đầu và “không” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng 3 (1+1+1-0=3); đó là nỗi đau ở mức tột cùng. Trái lại, người mà câu trả lời là “không” cho cả ba câu hỏi đầu và “có” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng -1 (0+0+0-1= -1); trong trường hợp này, người trả lời không có nỗi đau gì và thấy rất hài lòng với hiện tại.

Trong tập thể hàng triệu người, mức đau này có thể khác nhau, nhưng có lẽ, nhiều người cùng chia sẻ một cảm nhận là mức đau trung bình của hàng triệu người Việt chúng ta cũng không thấp hơn quá xa so với mức tột cùng nói trên. Người viết bài này mong rằng Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội khi có dịp hội họp có tổng hợp và báo cáo với quốc dân đồng bào nỗi đau này của mình. Nếu mọi người thấy không đau mà lại tự hào vì thấy dân mình được “xếp hạng hạnh phúc hàng đầu thế giới”[1] thì cũng là điều đáng suy nghĩ lắm.

II. Định lượng nguy cơ mất nước:

Một thước đo khác có tính cấp bách hơn là về nguy cơ mất nước. Người xưa gợi ý ba thước đo về nguy cơ mất nước của một quốc gia:

  1. Thứ nhất, người trên sai mà quan chức dưới đều nín lặng.

  2. Thứ hai, người được giao trọng trách không thấy việc mình đảm nhận là thiêng liêng và gian khó mà lại coi đó là đặc quyền đặc lợi để vinh thân, phì gia, và kết bè kéo cánh hưởng lộc.

  3. Thứ ba, người người đua chen, từ quan đến dân, lao vào cách làm ăn chụp giật và vụ lợi cá nhân trong sự xem thường đạo lý và sự tê liệt lòng tin vào công lý.

Theo người xưa, nếu điều 1 là đúng thì nước này đang ở vào thế suy vi; nếu điều 2 là đúng thì nước này sẽ khốn khó trong sự chia rẽ lục đục; nếu điều 3 là đúng thì nước này sắp loạn. Nếu cả ba điều trên đều đúng thì nước mất đến nơi rồi.

Ảnh minh họa: businessweek.com

III. Tình thế nước ta và đôi điều trăn trở

Ai đã sống ở nước Nhật chắc đều ấn tượng về sự sâu sắc và cẩn trọng trong hành xử của dân tộc này. Họ đã làm nên những điều kỳ vĩ trong cải cách Minh Trị trong nửa cuối thế kỷ 19 và sự vươn lên kỳ diệu từ đống tro tàn sau thế chiến thứ Hai.

Điều đặc biệt đáng nói là Nhật Bản đã và đang là quốc gia có sự đồng cảm và giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất trong công cuộc phát triển vừa qua. Thế nhưng, dường như sự kỳ vọng cao của họ về một dân tộc Việt Nam có thể so sánh được với Hàn Quốc hay Nhật Bản có lẽ đang tắt dần. Quan sát động thái hợp tác của Nhật Bản với nước ta có thể giúp chúng ta thấy phần nào cảm nhận của bè bạn thế giới về tương lai của nước Việt chúng ta.

Năm 2006, tại Tokyo, Nhật Bản và Việt Nam có tuyên bố chung rất long trọng và ấn tượng khẳng định hai bên cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược[2]. Viện trợ của Nhật Bản cũng từ đó tăng lên.

Thế nhưng, Việt Nam, khác với những quốc gia và vùng lãnh thổ có công cuộc phát triển kỳ vĩ (như Hàn Quốc hay Đài Loan), viện trợ nhiều lên không làm chất lượng thể chế của chúng ta tốt lên, mà trái lại sa sút trong sự so sánh với thế giới (hình 1). Đáng buồn hơn nữa, tháng 12 năm 2008, Nhật Bản thông báo tạm ngừng viện trợ cho Việt Nam vì vấn đề tham nhũng và tin này công bố rộng rãi khắp thế giới.[3]

Hình 1. Việt Nam: Viện trợ Nhật Bản và chất lượng thể chế

Nguồn: số liệu về ODA Nhật bản (khoản cho vay) từ bộ ngoại giao Nhật bản; số liệu về hiệu lực chính phủ từ Ngân hàng Thế giới. (Click vào để xem hình lớn)

Ví dụ trên cho thấy sự sa sút của chúng ta không phải do ai chống phá, mà chính do sự yếu kém trong hệ thống trước công cuộc phát triển của dân tộc.

Trong thực tế hiện nay, chúng ta không thể đổ lỗi cho cá nhân cụ thể nào mà phải thấy đây là “lỗi hệ thống” như nhiều người đã từng nêu ra. Bản chất của lỗi hệ thống là sự khủng hoảng về hệ thức tư duy[4]. Nguyên nhân gốc rễ của sự khủng hoảng này là do những định đề và thiết kế tổ chức kiểu cũ đã trở thành lực cản cho quá trình nhận thức của tư duy và cải biến của xã hội sang khung thức vận hành mới.

Nếu hệ thống quản trị xã hội không chủ động tạo sự chuyển dịch có tính hồi sinh sang khung thức phát triển mới thì xã hội chắc chắn sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng trong sự suy tàn của hệ thống cai trị hiện thời. Trái lại, nếu hệ thống biết chủ động nắm bắt qui luật, mạnh dạn bước vào công cuộc hồi sinh thì nó có thể bước vào trạng thái khởi phát (xem Bảng 1 dưới đây).

Bảng 1. Đặc trưng Hệ thống trong Lựa chọn Chuyển đổi: Suy tàn hay Khởi phát

Tiêu chí Suy tàn Khởi phát

Tầm nhìn

Bị che mờ bởi hào quang quá khứ và sự lú lẫn của tư duy cũ được gia cường bởi lợi ích cá nhân và phe nhóm.

Hướng về khát vọng tương lai chia sẻ sâu sắc bởi mọi tầng lớp nhân dân. Đó là ước mơ đời đời thúc giục, người người khao khát.

Chiến lược

Mơ hồ; chủ yếu xoay xở để giữ ổn định bằng cách gia cường các chốt hãm tạo bởi những định đề có từ quá khứ.

Dựa trên sự trỗi dậy của nguyên khí dân tộc trong tầm nhìn thời đại và ý thức trách nhiệm với tương lai.

Phong cách lãnh đạo

Sự vụ, đối phó, né tránh sự thật.

Khơi dậy sự phấn khích của toàn dân bằng hoài bão lớn, phẩm chất hiến dâng, sự trân trọng từng con người, và khả năng qui tụ hiền tài.

Văn hóa tổ chức

Mọi người, dù là có chức vụ cao đều thấy không có quyền lực.

Trong đáy lòng, thực tế không còn những giá trị thiêng liêng để tôn thờ. Ngậm miệng ăn tiền.

Hệ thống không ghi nhận đóng góp hay qui trách nhiệm cho cá nhân về mỗi nỗ lực thực hiện.

Ai ai cũng thấy trách nhiệm và khả năng đóng góp của mình vào sự nghiệp chung.

Mọi người đều chia sẻ những giá trị thiêng liêng gắn với tiền đồ và danh dự dân tộc

Vai trò cá nhân được đặc biệt coi trọng. Mỗi mặt trận đều có vị tướng lĩnh xuất chúng.

Vận hành của hệ thống

Thụ động, thúc thủ, thậm chí tê liệt (trên bảo dưới không nghe)

Có định hướng mạnh mẽ vào các mục tiêu chiến lươc; sáng tạo, cộng hưởng, và hợp tác gắn bó.

Hệ thống thông tin

Mập mờ, sai lệch, thậm chí bị ém nhẹm, giấu giếm

Minh bạch, chính xác, có hệ thống với chất lượng và khả năng tiếp cận ngày một nâng cao với sự phản hồi và đóng góp chặt chẽ của công dân.

Sử dụng nguồn lực

Phung phí, dàn trải.

Luôn cảm thấy thiếu hụt tài chính và nguồn lực vật chất; trong khi coi thường giá trị con người.

Vô thức trong việc lãng phí tài nguyên và vay nợ nước ngoài.

Tiết kiệm, chiến lược, và tập trung trong sử dụng nguồn lực.

Trọng dụng người tài để nguồn lực luôn đến dồi dào, sinh sôi và phát huy mạnh mẽ.

Chỉ dùng đến tài nguyên và nợ nước ngoài cho những mục tiêu đặc biệt chiến lược và tính thấu đáo mọi hậu quả của nó.

IV. Làm gì để vượt lên

Không ít bè bạn đã có thời tin rằng, Việt Nam là một dân tộc có tinh thần quật khởi và là một ứng viên làm nên những kỳ tích phát triển ở nửa đầu thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21 này, động lực cho sự phát triển thần kỳ chỉ có thể có được nếu ba điều kiện sau hội đủ:

1- Toàn dân tộc đồng tâm trong khát vọng vươn lên sánh vai các dân tộc vẻ vang của thời đại.

2- Hiểm họa an ninh quốc gia ngày càng gay gắt.

3- Hệ thống chính trị nhận thức được lòng dân là ánh sáng mặt trời và văn minh nhân loại là qui luật của trời đất. Trong nhận thức đó, lãnh đạo phải là người có thể ngẩng cao đầu đón ánh mặt trời của lòng dân và lái con thuyền dân tộc vượt qua biển cả trong sự thuận hòa của qui luật trời đất.

Kinh nghiệm của Indonesia với thắng lợi vang dội của Tổng thống Yudhoyono trong cuộc bầu cử toàn dân đầu tháng 7 vừa rồi là điều đáng suy nghĩ. Ông được đánh giá là đã làm xuất sắc cương vị tổng thống trong 7 năm qua (2002-2009) với nỗ lực ấn tượng trong củng cố nền móng phát triển của Indonesia và chương trình chống tham nhũng với lời nói và hành động nhất quán và mạnh mẽ.

Cũng nhờ vậy mà trong mấy năm qua, Indonesia đã vượt lên từ sự sa sút sau sụp đổ của chính quyền độc tài Suharto và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á trong những tháng đầu năm 2009. Cũng trong bối cảnh dân chủ sống động, ở Malaysia, Thủ tướng mới Najib nhận được sự đồng thuận cao của người dân (65% tín nhiệm) sau 100 ngày cầm quyền nhờ những cải cách đặc biệt ấn tượng.

Trong nỗ lực cải cách hệ thống ở Việt Nam, với xu thế tất yếu hướng tới một nền dân chủ do dân và vì dân, chúng ta trước hết cần đặc biệt chú ý áp dụng một số cải tiến kỹ thuật, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa cực kỳ then chốt. Dưới đây là hai ví dụ nhỏ.

Ảnh minh họa: businessweek.com

1- Lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử

Trong bối cảnh không dễ dàng đổi thay một cơ chế hay một hệ tư duy, việc lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử có tác dụng quan trọng.

Bài học này có từ kinh nghiệm của Tổng thống Abraham Lincoln khi ông còn là một luật sư. Khi đó nước Mỹ có luật là người lớn không thể đòi khoản nợ mà người vị thành niên vay mình. Điều luật này lập tức bị nhiều nhiều thiếu niên lạm dụng: họ vay tiền rồi từ chối trả nợ. Nhiều chủ nợ cay đắng chấp nhận vì luật pháp không ủng hộ họ.

Trong tình thế này, luật sư Lincoln cũng không có cách nào khác để giúp thân chủ của mình đòi nợ ngoài việc đề nghị tòa án lưu giữ hồ sơ là cậu thiếu niên này đã quỵt nợ và ghi rõ cậu đó sẽ không bao giờ được coi là người lớn nếu không trả món nợ này. Lo sợ về đề xuất này được thực hiện, cậu thiếu niên này và gia đình đã vội vã xin trả món nợ và tình trạng quỵt nợ kiểu này từ đó không còn nữa.

Bài học này cho thấy, con người ta sẽ thường chỉ có hành vi lạm dụng khi trốn lủi được sự phán xét. Do đó, chúng ta đề nghị có đạo luật để Đảng, Quốc hội, Nhà nước, và Chính phủ phải lưu trữ thật tốt mọi luận bàn và quyết định quan trọng về chính sách phát triển và bổ nhiệm nhân sự để toàn xã hội được biết trong một thời hạn sớm nhất có thể. Khi đó, ai đề xuất hay quyết định những việc gì, dù tốt đẹp cho dân cho nước hay làm hại dân hại nước; dù đề bạt người hiền tài hay nâng đỡ kẻ tham nhũng sẽ đều được sự phán xét nghiêm minh của lịch sử.

2- Lựa chọn và đánh giá lãnh đạo dựa trên phân loại khoa học

Việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo và chủ chốt có ý nghĩa sống còn với công cuộc phát triển. Công việc hệ trọng này nên dựa trên một sự phân loại khoa học, có hệ thống. Tối thiểu cần dựa trên hai tiêu chí: Phẩm chất hiến dâng và Tư duy cải cách. Trên mỗi tiêu chí, cho điểm từ 1 đến 5 (1=rất thấp so với mức trung bình; 2=thấp hơn mức trung bình; 3=mức trung bình; 4=cao hơn mức trung bình; 5=vượt xa mức trung bình).

Để lựa chọn người cho một cuộc bầu cử chính thức, một tổ chức (dù là Đảng, Quốc hội, hay Chính phủ) nên có phân loại khoa học theo hai tiêu chí trên. Ví dụ: (i) Ban Chấp Hành Trung ương đánh giá về các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại hoặc các ủy viên dự kiến cho khóa tới; (ii) Quốc hội đánh giá các bộ trưởng và các vị giữ trọng trách cao hơn.

Hình 2: Phân loại và đánh giá cán bộ chủ chốt

Click vào để xem hình lớn.

Tổng hợp đánh giá của cả tập thể về một cán bộ chủ chốt sẽ cho phép phân loại cán bộ theo hình vẽ 2 nêu trên.

Theo đó, chỉ người có mức điểm trung bình cao (nghĩa là trên 3,0) trên cả hai tiêu chí: “Phẩm chất hiến dâng” và “Tư duy cải cách” (ô I) mới được lựa chọn vào bầu cử cho các cương vị cao như ủy viên Bộ chính trị hay bộ trưởng và các vị trí cao hơn. Đảng và Quốc hội, nếu muốn có lòng tin của dân cần công khai các chỉ số này cho cán bộ chủ chốt ở cả Trung ương và địa phương.

Theo đánh giá của nhiều người, có nhiều cán bộ chủ chốt của ta ở ô III (có năng lực nhưng cơ hội, tham nhũng) và ở ô IV (vụ lợi cá nhân, bảo thủ). Điều đặc biệt đáng nói là cách đánh giá này không chỉ xác đáng còn tạo động lực để mỗi cán bộ đều tự rèn luyện và tốt hơn lên. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là, tất cả những ai được đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, thậm chí chỉ là cán bộ trong bộ máy nhà nước, đều phải ở ô I với độ tin cậy cao của toàn dân về phẩm chất hiến dâng và tư duy cải cách.

V. Thay lời kết

Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.

Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quí giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày. Mỗi chúng ta, dù sao hãy cùng trả lời một câu hỏi day dứt: Dân tộc Việt Nam ta hôm nay có đủ lòng quả cảm “chặt cầu để tiến lên không?”

  • TS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore)


[1] Tổ chức New Economic Foundation vừa đưa ra xếp hạng chỉ số hạnh phúc năm 2009, trong đó Việt Nam xếp hạng 5. Điểm tốt của cách xếp hạng này là khuyến khích các nước tiêu dùng ít vật chất hơn. Điểm hạn chế là phương pháp dễ gây ngộ nhận cho các nước nghèo. Thứ nhất, họ dùng khảo sát mức độ hài lòng với cuộc sống thực hiện năm 2005 (nghĩa là 5 năm trước đây) và khảo sát này chủ yếu dựa vào một nhóm nhỏ người sống ở thành phố. Thứ hai, họ chia chỉ số hài lòng cho lượng vật chất tiêu dùng; nói một cách nôm na, chỉ số hài lòng của người Mỹ là 8 nhưng vì họ đi ô tô nên chỉ số hạnh phúc của họ thấp hơn Việt Nam với chỉ số hài lòng là 6,5 nhưng đi xe máy.

[2] “Japan-Vietnam Joint Statement: Toward a Strategic Partnership for Peace and Prosperity in Asia”; October 19, 2006; Ministry of Foreign Affair, Japan; URL: http://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/vietnam/joint0610.html, xem ngày 11/07/2009.

[3] “Japan Suspends Aid to Vietnam, Citing Corruption”; URL: http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601080&sid=aTIhAZGLZ2Ko&refer=asia, xem ngày 11/07/2009

[4] Xem thêm Elgin, D. (1977), "Limits to the management of large complex systems", Assessment Of Future National and International Problem Areas, Stanford Research International, Palo Alto, CA.




Sunday, July 12, 2009

Chỉ số quản lý quốc gia 2008


(bấm vào hình để xem bản rõ hơn)

Xếp hạng của Việt Nam theo chỉ số quản lý quốc gia (governance) của Ngân hàng Thế giới. Trong năm 2008, Việt Nam tụt hạng (percentile rank) trên trong các chỉ số quyền phát ngôn (của người dân) và chịu trách nhiệm (của chính quyền) - voice and accountability, ổn định chính trị (political stability) và pháp quyền (rule of law), có tiến bộ hơn trong các chỉ số hiệu quả chính quyền (government effectiveness), chất lượng điều hành (regulatory quality) và kiểm soát tham nhũng (control of corruption). Tuy nhiên, nếu tính theo điểm tuyệt đối thì không có thay đổi gì trong các chỉ số kiểm soát tham nhũng giữa hai năm 2006 và 2008 (cùng ở mức -0.76).

Ngoại trừ chỉ số ổn định chính trị, các chỉ số còn lại đều có giá trị âm, tức là tệ hơn mức trung bình của thế giới.

Đáng chú ý, nếu so sánh với mốc 10 năm trước thì có sự giảm sút đáng kể trong các chỉ số quyền phát ngôn công dân và trách nhiệm của chính quyền và khả năng kiểm soát tham nhũng cả trong thứ hạng lẫn giá trị tuyệt đối. Nói cách khác, thì trong năm 2008, quyền phát ngôn của người dân và việc chịu trách nhiệm của chính quyền ngày càng tồi đi, và các biện pháp kiểm soát tham nhũng kém hiệu lực hơn so với 10 năm trước

Trong khi đó, các chỉ số khác có sự cải thiện rất thấp, ngoại trừ sự cải thiện đáng kể về hiệu quả của chính quyền (từ -0,62 tới -0,31) trong cùng thời gian. Một chỉ số quan trọng khác là pháp quyền hay hiệu lực pháp luật (rule of law) thì hầu như không có cải thiện gì trong 10 năm qua (từ -0.46 lên -0.43), bất chấp những hô hào về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Như vậy, nhìn chung hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền tốt hơn so với 10 năm trước, tính ổn định chính trị vẫn được duy trì, nhưng hiệu lực pháp luật không có gì thay đổi trong khi chính phủ ngày càng bất lực trong chống tham nhũng và quyền phát ngôn của người dân ngày bị hạn chế.

Cứ đà này thì Việt Nam rất có thể sẽ tiến tới Top 5 các nước có quyền phát ngôn của người dân bị hạn chế nhiều nhất (hiện nay đã nằm trong 6,7% tồi nhất). Có lẽ vào năm 2010 chăng?

Thi đua ta quyết thi đua.
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu.
Hàng đầu rồi biết đi đâu.
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi
(Thơ Bút Tre)

Thursday, July 9, 2009

"Người gieo giống tự do trên đồng vắng"

Người gieo giống tự do trên đồng vắng

Pushkin
Bản dịch của Hoàng Trung Thông


Là người gieo giống tự do trên đồng vắng
Tôi ra đi từ sáng sớm tinh mơ
Bàn tay tôi trong trẻo ngây thơ
Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch

Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích
Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi
Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!
Tiếng vinh dự không thể làm tỉnh giấc

Tự do đâu cho một bầy súc vật?
Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông
Đời nối đời, di sản chúng nó chung
Là ách nặng đeo chuông và roi vọt.

Thi hào Pushkin cũng từng có lúc phẫn nộ trước sự thờ ơ của nhân dân và ví dân tộc mà ông yêu tha thiết đó là một "bầy súc vật" bởi lẽ chúng chỉ biết "nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi". Vậy mà người Nga vẫn suy tôn ông là mặt trời thi ca Nga, là nhà thơ vĩ đại của tự do và tình yêu.

Thử nghĩ xem nếu có một danh nhân nào đó ở Việt Nam gọi dân tộc mình như thế, chắc chắn ông ta chẳng thể thành danh nhân được rồi. Có khi lại trở thành thiên thu tội đồ ấy chứ.

Đất nước ta thì sao? Cứ thử đọc một "ý kiến bạn đọc" trên báo QĐND:

"Qua báo chí tôi được biết, tổ chức News Economics Foundation (NEF) có trụ sở tại Anh vừa xếp Việt Nam vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới năm 2009 và là nước châu Á duy nhất có mặt trong top 10. Đây thể hiện việc chăm lo hạnh phúc của Đảng, Nhà nước ta cho nhân dân"
Nguyễn Xuân Thủy, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp)

Ôi, thứ hạnh phúc của loài bò! "Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!"

Tuesday, July 7, 2009

GS Carl Thayer nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung

1. Ý kiến của GS. Carl Thayer trên VOA
GS Carl Thayer nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung.

" ""VOA: Hiện có sự tranh luận sôi nổi về Điều 88 – Bộ Luật hình sự của Việt Nam, mà một trong số đó cấm ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. Bản thân ông nghĩ sao về vấn đề này?

GS Carl Thayer: Luật sư nhân quyền Lê Công Định mới đây cũng bị bắt theo điều luật này. Còn về vụ bắt giữ Nguyễn Tiến Trung, tôi chưa rõ là ông sẽ bị truy tố theo khoản nào. Nhưng điều luật cấm tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam rất mơ hồ và vô nghĩa. Tôi muốn hỏi chính quyền Việt Nam là vì sao họ không bắt giam cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vì ông cũng có những ý kiến chỉ trích chính phủ. Giờ chính quyền còn trấn áp cả những người tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc. Nếu thế vì sao họ không coi Tướng Võ Nguyên Giáp là người tuyên truyền chống nhà nước? Đây là một điều luật rất mơ hồ và ai cũng có thể bị bắt vì điều này. Việc truy tố ai đó theo điều luật này mang tính chính trị rất cao.
"

2. Theo Wikipedia:

"
The term police state describes a state in which the government exercises rigid and repressive controls over the social, economic and political life of the population. A police state typically exhibits elements of totalitarianism and social control, and there is usually little or no distinction between the law and the exercise of political power by the executive. The inhabitants of a police state experience restrictions on their mobility, and on their freedom to express or communicate political or other views, which are subject to police monitoring or enforcement. Political control may be exerted by means of a secret police force which operates outside the boundaries normally imposed by a constitutional state."

The Times They Are A-Changin'- Bob Dylan




The Times They Are A-Changin'
Bob Dylan

Come gather 'round people
Wherever you roam
And admit that the waters
Around you have grown
And accept it that soon
You'll be drenched to the bone.
If your time to you
Is worth savin'
Then you better start swimmin'
Or you'll sink like a stone
For the times they are a-changin'.

Come writers and critics
Who prophesize with your pen
And keep your eyes wide
The chance won't come again
And don't speak too soon
For the wheel's still in spin
And there's no tellin' who
That it's namin'.
For the loser now
Will be later to win
For the times they are a-changin'.

Come senators, congressmen
Please heed the call
Don't stand in the doorway
Don't block up the hall
For he that gets hurt
Will be he who has stalled
There's a battle outside
And it is ragin'.
It'll soon shake your windows
And rattle your walls
For the times they are a-changin'.

Come mothers and fathers
Throughout the land
And don't criticize
What you can't understand
Your sons and your daughters
Are beyond your command
Your old road is
Rapidly agin'.
Please get out of the new one
If you can't lend your hand
For the times they are a-changin'.

The line it is drawn
The curse it is cast
The slow one now
Will later be fast
As the present now
Will later be past
The order is
Rapidly fadin'.
And the first one now
Will later be last
For the times they are a-changin'.

Monday, July 6, 2009

Bác sĩ Franklin?




Bài này của Linh Thủy trên Tuần Việt Nam trích một phần cuốn sách của Nguyễn Cảnh Bình "Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào" - Nguyễn Cảnh Bình" do Nhà xuất bản Tri thức ấn hành.

Trong bài viết, người viết (Linh Thủy hay Cảnh Bình?) gọi Benjamin Franklin là "bác sĩ Franklin". Đây là một nhầm lẫn không đáng có vì chưa bao giờ Benjamin Franklin là bác sĩ cả. Nếu kiểm tra cả Wikipedia tiếng Việt và tiếng Anh đều thấy ngay điều này.

Ví dụ ở Wiki tiếng Việt:

"Friends of Benjamin Franklin House (tổ chức chịu trách nhiệm phục hồi ngôi nhà của Franklin tại 36 Craven Street ở London) lưu ý rằng dường như những bộ xương đó đã được William Hewson, người từng sống tại ngôi nhà này trong 2 năm và đã xây dựng một trường giải phẫu nhỏ phía sau ngôi nhà, chôn ở đó. Họ lưu ý rằng tuy Franklin có thể biết điều Hewson đang làm, có lẽ ông đã không tham dự vào bất kỳ cuộc mổ xẻ nào bởi ông là một nhà vật lý chứ không phải là bác sỹ"

Và ở Wiki tiếng Anh:

"In 1762, Oxford University awarded Franklin an honorary doctorate for his scientific accomplishments and from then on he went by "Doctor Franklin."

Như vậy, việc dịch "Doctor Franklin" là bác sĩ Franklin là rất sai. Thực chất Franklin có bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford chứ chưa bao giờ là bác sĩ cả.

Nếu lỗi này là của Linh Thủy trên Tuần Việt Nam thì cũng là điều đáng tiếc. Nhưng nếu là lỗi của Nguyễn Cảnh Bình thì còn đáng tiếc hơn nữa bởi không lẽ người biên soạn cuốn sách nói về quá trình làm ra Hiến pháp Mỹ lại nhầm lẫn về thân thế của Franklin đến thế.

Nói thêm về cuốn này cũng có điều đáng bàn. Theo thông tin từ bài này trên Tuần Việt Nam (cũng của Linh Thủy) thì anh Cảnh Bình là người dịch và giới thiệu cuốn "Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào". Đáng chú ý ở đây là anh Bình chọn dịch từ vài tác phẩm cơ bản chứ không phải là dịch từ một cuốn sách "có sẵn". Như vậy vai trò của anh Bình ở đây không hẳn chỉ là dịch giả mà phải là dịch và tổng hợp, biên tập. Nếu chỉ gọi là dịch giả thì e cũng chưa công bằng.

Nhưng dù sao thì trang bìa của cuốn sách này cũng rất có vấn đề vì ghi tên Nguyễn Cảnh Bình ở vị trí như là tác giả sách mà không có mở ngoặc là "Biên soạn" "Biên tập" hay là gì đó tương tự. Thông thường, người ta chỉ để tên tác giả sách ở bìa. Cách trình bày bìa như cuốn này sẽ dễ làm người mua sách lầm tưởng rằng Nguyễn Cảnh Bình là tác giả cuốn sách.


Sunday, July 5, 2009

Cạnh tranh sinh tồn?

1. Trở thành sát thủ vì thiếu sex

"Do không được giao phối thường xuyên, cá thể đực của một loài khỉ tại Brazil tìm cách giết hại những con đực yếu hơn để tăng khả năng tiếp cận con cái."

2. Ba triệu thanh niên Việt Nam sẽ không có cơ hội lấy vợ Việt

"Vào năm 2030, khoảng ba triệu nam thanh niên Việt Nam sẽ không có cơ hội lấy vợ là nữ thanh niên Việt Nam, do tỷ số giới tính không cân bằng trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay và các năm tới."