Friday, June 26, 2009

You are not alone- M.J.




You Are Not Alone
Michael Jackson

Another day has gone
I'm still all alone
How could this be
You're not here with me
You never said goodbye
Someone tell me why
Did you have to go
And leave my world so cold

Everyday I sit and ask myself
How did love slip away
Something whispers in my ear and says
That you are not alone
For I am here with you
Though you're far away
I am here to stay

But you are not alone
For I am here with you
Though we're far apart
You're always in my heart
But you are not alone

'Lone, 'lone
Why, 'lone

Just the other night
I thought I heard you cry
Asking me to come
And hold you in my arms
I can hear your prayers
Your burdens I will bear
But first I need your hand
Then forever can begin

Everyday I sit and ask myself
How did love slip away
Something whispers in my ear and says
That you are not alone
For I am here with you
Though you're far away
I am here to stay

For you are not alone
For I am here with you
Though we're far apart
You're always in my heart
For you are not alone

Whisper three words and I'll come runnin'
And girl you know that I'll be there
I'll be there

You are not alone
For I am here with you
Though you're far away
I am here to stay
For you are not alone
For I am here with you
Though we're far apart
You're always in my heart

For you are not alone
For I am here with you
Though you're far away
I am here to stay

For you are not alone
For I am here with you
Though we're far apart
You're always in my heart

For you are not alone...

Thursday, June 25, 2009

"Nhà nước pháp quyền XHCN ?"


Bài của Hòa Vân trên Diễn Đàn. Nói như Tưởng Năng Tiến trên talawas thì 50 năm qua, cái Nhà nước này vẫn thế. Không biết liệu 50 năm nữa sẽ còn tiếp tục có những "Nguyễn Hữu Đang" "Lê Công Định"?

Nhà nước pháp quyền XHCN ?

H.V.

Tại buổi tiếp lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngày 18/6, Thủ tướng tỏ ý « mong muốn Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ công lý, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân » (tin VietnamNet cùng ngày).

Chiều 22/6, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM đã « thống nhất ra quyết định xử lý sai phạm của ông [Lê Công] Định bằng hình thức kỷ luật cao nhất: xoá tên khỏi đoàn luật sư TP HCM. Lý do đưa ra là luật sư Định đã có hành vi vi phạm pháp luật, bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố và bắt tạm giam, vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư » (VnExpress 23.6.2009).

Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (dẫn theo báo Người đại biểu nhân dân, Tiếng nói của Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, 13.4.2008).

Ban chủ nhiệm một thành viên lớn nhất của tổ chức mà Thủ tướng vừa mong thấy « có nhiều đóng góp tích cực để xây dựng Nhà nước pháp quyền » ngang nhiên phỉ nhổ vào điều khoản cơ bản kia của luật hình sự (cũng có nghĩa là phỉ nhổ vào chính mình, nhưng đó lại là chuyện khác), chỉ vì « cơ quan an ninh điều tra » đã quyết !

Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM đang xây dựng « Nhà nước pháp quyền XHCN » hay đang phục dịch Nhà nước công an trị ?

Câu hỏi có cần trả lời ? Chắc là không, nhưng cần nói rõ là nó độc lập với sự việc nêu ra trong cái quyết định kia.


Tuesday, June 23, 2009

Iran

thevoice

Sự kiện hàng trăm ngàn người ở Iran xuống đường đấu tranh phản đối kết quả bầu cử bị cáo buộc là gian lận khiến tôi hơi ngạc nhiên. Sự việc leo thang dẫn tới khoảng 10 người đã thiệt mạng. Ngạc nhiên vì nếu đọc báo thì xem ra quan điểm của ứng cử viên được coi là ôn hòa này cũng khá cứng rắn, nếu đứng từ góc độ người ngoài nhìn vào thì có vẻ như cũng không khác gì ứng cử viên bảo thủ là tổng thống đương nhiệm là bao. Vậy mà có hàng trăm ngàn người, với nòng cốt là sinh viên và giới trẻ, xuống đường, xung đột với cảnh sát và lực lượng dân phòng cho dù cái giá có thể là đổ máu.


Sự việc này chứng tỏ người Iran rất kiên nhẫn hay kém kiên nhẫn? Họ rất kiên nhẫn khi chấp nhận mạo hiểm xuống đường, chỉ để đưa một ứng cử viên ôn hòa hơn đôi chút lên lãnh đạo, chấp nhận sự tiến bộ chính trị nhỏ nhất có thể có. Hay họ kém kiên nhẫn khi không thể chịu được thể chế cai trị giáo trị (theocracy) giáo điều và tự cô lập của chính phủ Iran hiện nay, và vì thế việc xuống đường này chỉ là để biểu hiện sự bức xúc của họ, ở trạng thái như núi lửa ngầm, chỉ đợi một cơn địa chấn là ngọn núi lửa bùng lên giận dữ, hất tung tất cả những gì xung quanh nó. Và vụ gian lận kết quả bầu cử (?) chính là cơn địa chấn đó.

Tất nhiên là chính phủ Iran ngày nay có thừa kinh nghiệm để đối phó với những người biểu tình. Bản thân chính quyền tôn giáo cực đoan Iran ra đời trong Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Lúc đó, cũng những cuộc biểu tình chống đối như vậy đã như một đám cháy lan rộng ra khắp nước và dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Shah (vua Iran) thân Mỹ.

Nhưng phe đối lập có le cũng không thiếu kinh nghiệm. Tuy hầu hết các ủng hộ viên phe này đều trẻ tuổi, sinh ra sau cách mạng Hồi giáo hoặc còn quá nhỏ vào thời điểm đó nhưng vị ứng cử viên đối lập được họ ủng hộ đó từng làm Thủ tướng Iran giai đoạn sau cách mạng Hồi giáo, thời điểm chính quyền này dưới sự lãnh đạo của vị Giáo chủ hà khắc từng giết hàng vạn đảng viên Cộng sản hay các thành phần thân cộng ở Iran (một phần của thảm kịch này được mô tả lại trong bộ phim Persepolis mới đây)



Iran Election Aftermath: Iran Election Aftermath

Iran Election Aftermath: Iran Election Aftermath


Iran election violence


PS: Theo phóng viên New York Times Roger Cohen tại Iran thì đây là đoạn note của một cô gái Iran gửi cho ông ta:

""Tôi sẽ tham gia biểu tình ngày mai. Có thể mọi sự sẽ trở nên bạo lực. Có thể, tôi sẽ ở trong số những người sẽ bị giết. Tôi sẽ nghe âm nhạc ưa thích của tôi. Thậm chí, có thể tôi sẽ muốn nhảy theo nhạc vài bài. Tôi vẫn luôn muốn có lông mày thật hẹp. Vâng, có thể tôi sẽ đến tiệm hớt tóc trước khi tôi đi vào ngày mai!

...Tôi viết những câu ngẫu nhiên này để thế hệ tương lai biết rằng không phải chúng tôi trở nên cảm xúc do sức ép của bạn bè. Để họ biết rằng chúng tôi đã làm tất cả những gì chúng tôi có thể để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho họ. Để họ biết rằng tổ tiên chúng tôi đã đầu hàng người Arab và người Mông Cổ nhưng không chịu cúi đầu trước ách chuyên quyền. Ghi chú này xin được trao tặng những đứa trẻ của tương lai."



“I will participate in the demonstrations tomorrow. Maybe they will turn violent. Maybe I will be one of the people who is going to be killed. I’m listening to all my favorite music. I even want to dance to a few songs. I always wanted to have very narrow eyebrows. Yes, maybe I will go to the salon before I go tomorrow!”

...I wrote these random sentences for the next generation so that they know we were not just emotional under peer pressure. So they know that we did everything we could to create a better future for them. So they know that our ancestors surrendered to Arabs and Mongols but did not surrender to despotism. This note is dedicated to tomorrow’s children.”

Sunday, June 21, 2009

"Chú voi con ở Bản Đôn"

Hình biếm họa trên Tạp chí Nhà Quản Lý 6/2009, theo blogger Người Buôn gióTrang Hạ. (Link ảnh từ blog Trang Hạ)

Tiếp s

I Can't Tell You Why - Eagles





I Can't Tell You Why - Eagles

Look at us baby, up all night
Tearing our love apart
Aren't we the same two people who live
through years in the dark?
Ahh...
Every time I try to walk away
Something makes me turn around and stay
And I can't tell you why

When we get crazy,
it just ain't to right,
(try to keep you head, little girl)
Girl, I get lonely, too
You don't have to worry
Just hold on tight
(don't get caught in your little world)
'Cause I love you
Nothing's wrong as far as I can see
We make it harder than it has to be
and I can't tell you why
no, baby, I can't tell you why
I can't tell you why
No, no, baby, I can't tell you why
I can't tell you why
I can't tell you why

Friday, June 19, 2009

"Hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính trị"

Merde! Hãy lắng nghe ý kiến ông Thứ trưởng 4T nói về nghề báo. Hết báo chí "công cụ" lại tới làm báo cũng là làm chính trị.

"Khi nhà báo băn khoăn mà vẫn làm tới sẽ gây ảnh hưởng XH"

"PV: Thưa Thứ trưởng, liệu có những vùng "cấm" hay "nhạy cảm" đối với báo chí Việt Nam hiện nay?

Đỗ Quý Doãn:
Không có khoanh vùng, nhưng sự nhạy cảm trong hoạt động báo chí là điều từ phóng viên đến BBT đều phải ý thức được. Sự nhạy cảm được tích lũy trong quá trình hoạt động báo chí và quản lý báo chí. Hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính trị. Bác Hồ từng nói: Khi đặt bút phải hỏi viết cho ai? Mục đích gì?

Có những vấn đề hoàn toàn không sai nhưng sự nhạy cảm của nhà báo sẽ đưa tới quyết định viết hay không và đăng hay không. Khi nhà báo thấy băn khoăn mà vẫn làm tới sẽ gây ảnh hưởng xã hội rất lớn."


Bổ sung: Theo BBC, ông Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Tô Huy Rứa nói ''báo chí không chỉ tuyên truyền các chủ trương, giải pháp của Đảng, Chính phủ...mà còn giúp cho nhân dân hiểu rõ tình hình, tin tưởng, đồng thuận với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của chính phủ... Báo chí đã thực sự thể hiện vai trò và ưu thế của một binh chủng tiên phong trong công tác tư tưởng.''

Còn ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn
''báo chí thực sự trở thành lực lượng xung kích tin cậy trên mặt trận chính trị - tư tưởng của Đảng, nhà nước và nhân dân ta...''"

Những ngôn từ sặc mùi thuốc súng: "binh chủng tiên phong", "lực lượng xung kích"! Chẳng trách thỉnh thoảng lại thấy hiện tượng mấy trăm tờ báo "xung phong" theo hiệu kèn của Đảng (như trong mấy ngày gần đây). Thỉnh thoảng lại có vài "chiến sĩ xung kích" bị bắt xử tù hay đuổi khỏi "binh chủng" vì không chịu nghe (hay hiểu nhầm) hiệu kèn của Đảng.

Cũng theo các nhà lãnh đạo ấy, nhiệm vụ của báo chí là tuyên truyền cho Đảng, Chính phủ và làm sao để nhân dân "
đồng thuận với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ".

Nếu báo chí "cách mạng" hiện nay thực hiện "thành công" các lời huấn thị của các đồng chí ấy thì chắc Việt Nam sẽ thành một Bắc Triều Tiên thứ hai. Hay còn tệ hơn, sẽ thành một xã hội như Orwell tưởng tượng trong tác phẩm 1984, khi sự xảo quyệt, ngu ngốc và hợm hĩnh cùng ngự trị xã hội, với sự hỗ trợ đắc lực của các chiến sĩ "xung kích" cầm súng và cầm bút.

Trong một xã hội như thế, ai là kẻ mang tội? Ai là người vô can?

Wednesday, June 17, 2009

Phỏng vấn Paul Samuelson trên The Atlantic

Một bài phỏng vấn thú vị nhà kinh tế học 94 tuổi Paul Samuelson, trong đó ông đưa ra nhiều nhận xét về sự biến chuyển của kinh tế học trong 70 năm qua, cũng như về các nhà kinh tế học nổi tiếng khác: Keynes, Friedman, Lucas, Greenspan, Bernanke, Mankiw...

Còn đây là phản ứng của
Mankiw liên quan tới giáo trình của ông.

Xem thêm
bài viết ảm đạm của Samuelson về kinh tế Mỹ, nhất là đoạn này:

"President Obama struggles to support free trade. But as a canny centrist president, he will be very pressed to compromise. And he will be under new chronic pressures. His experts should right now be making plans for America to become subordinate to China where world economic leadership is concerned."


Nhặt nhạnh

Post của bạn Phương Thảo ở Thanh Niên Xa Mẹ, tôi không hẳn đồng ý với nó nhưng cũng đáng để suy ngẫm:

"Lê Công Định bây giờ có lẽ là người cô đơn nhất trong những người cô đơn. Anh đơn độc ngay giữa lòng dân tộc mình. Tưởng như thể anh đang đứng trước gần một trăm triệu đồng bào của mình và nói bằng một thứ ngôn ngữ xa lạ mà họ không thể hiểu được. Đồng bào của anh, những con người đang sống ở tầng trệt của tháp Maslow, không thể hiểu được tại làm sao một người đàn ông thành đạt, giàu có, vợ đẹp lại có thể đặt cược sự tự do của chính bản thân mình để đổi lấy một thái độ dũng cảm dấn thân, dám sống vì lý tưởng, dám sống vì những gì mình tin, dám sống vì những gì lương tâm dạy bảo.

"Tự do và dân chủ. Chúng ta phải đấu tranh để giành lấy nó." Anh nói.

"Những khái niệm đó quá xa lạ đối với chúng tôi." Đồng bào của anh đáp. "Chúng tôi sẽ không làm điều đó. Giá mà chính phủ Hoa Kỳ có thể cho chúng tôi vay một ít tự do với lãi suất thấp theo chương trình ODA thì tốt biết mấy. Hoặc chính phủ Pháp viện trợ không hoàn lại cho chúng tôi một ít dân chủ cũng được. Nhưng tự mình đấu tranh thì không. Dân tộc này xưa nay không quen làm việc ấy. Dân tộc này chỉ quen ăn xin. Xin không cho thì thôi, chứ chúng tôi không đời nào tự mình làm việc ấy."

Lê Công Định cô đơn. Anh không hiểu nổi đồng bào của mình. Những năm tháng đói khát đã biến đồng bào của anh thành những sinh vật quái thai, ươn hèn và vô cảm. Những năm tháng ấy cũng đủ biến những khái niệm cao cả như "tự do" và "dân chủ" vốn là nền tảng của những cộng đồng văn minh trở thành một cái gì đó đáng tởm. Đồng bào của anh sẵn sàng gọi những người bất đồng chính kiến, những người đang ngày đêm ra sức đấu tranh cho họ quyền được nói, quyền được quyết định số mệnh của mình, bằng một cụm từ đầy xách mé "bọn dân chủ".

Bây giờ anh đang ngồi trong nhà giam, đợi đến ngày ra toà. Còn đồng bào của anh, họ cũng đang chờ đợi. Họ chờ đợi gì? Họ chờ đợi một phép màu, có lẽ, đến từ nước Chúa. Nơi ấy, có lẽ họ sẽ có được tự do, thứ mà họ chưa bao giờ đáng được hưởng."

"Nhưng không có tiền để mua thôi"

Trên blog bác NVP, bác NVP có nhận xét về các phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi trả lời chất vấn tại sao ông khuyên nhân dân mua chứng khoán hồi đầu năm ngoái. Ông Hùng nói: “Tôi mà mua cổ phần là bây giờ tôi thắng rồi”, “Nếu năm ngoái mua thì bây giờ khá đấy, nhưng không có tiền để mua thôi”.

Bác NVP viết rất chính xác: "Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề không phải là thắng thua, không phải là dự báo chính xác hay không chính xác. Vấn đề là ở chỗ quan chức nhà nước không nên khuyên người dân theo kiểu đã đến lúc mua vào cổ phiếu. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cũng từng khuyên “Nếu có tiền tôi cũng mua cổ phiếu vào lúc này” vào cuối tháng 3 năm ngoái. Những lời gợi ý như thế sẽ làm méo mó thị trường vì sẽ tạo ra những tác động gián tiếp lên thị trường. Đó không phải là chức năng của quan chức nhà nước."

Đúng như bác NVP nói, các quan chức không nên và lẽ ra không được phép có các phát ngôn như ông Phó Thủ tướng và ông Bộ trưởng Tài chính. Việc của họ là quản lý Nhà nước. Họ không phải là các chuyên gia tư vấn chứng khoán để có thể khuyên người mua nên mua vào hay bán ra. Bạn thử hình dung một ông trọng tài đang thổi còi trận đấu lại nháy mắt với cầu thủ đội A, bảo đội này là đang thời cơ để đá bóng vào lưới đội B. Trận đấu lúc đó sẽ thành cái gì?

Thêm nữa, việc các quan chức này đưa ra lời khuyên như thế sẽ rơi vào hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, họ đưa ra lời khuyên một cách hú họa, chẳng dựa trên thông tin nào cả, chỉ để tạo ra tác động tâm lý tốt cho thị trường chứng khoán lên. Như một trò cá cược, năm ăn năm thua *
Nếu may mắn, họ nói đúng thì còn đỡ, còn chẳng may, nếu lời họ thành sai (như tình hình thị trường năm qua cho thấy) thì uy tín của lời nói các quan chức này trở thành trò đùa. Và suy rộng hơn, cả uy tín cá nhân của họ, cũng như của hệ thống chính trị mà họ đại diện trở thành không đáng tin cậy.

Trường hợp thứ hai, họ đưa ra các nhận định ấy trên cơ sở có những thông tin bên trong phù hợp với nhận định của họ (mà công chúng không được biết). Ở đây, rất có thể ông Hùng và ông Ninh phát biểu dựa trên giả định rằng công chúng nghĩ họ có nhiều thông tin "mật" hơn, do đó các phát biểu của họ sẽ khiến công chúng sẵn sàng mua chứng khoán hơn.
Hiệu lực những phát biểu của các quan chức này lại dựa trên giả định rằng người dân nghĩ rằng các ông ấy có những thông tin không được công bố mà người dân không được biết.

Nhưng khi làm như vậy, hai ông này đã không tính tới khía cạnh đạo đức và pháp luật trong các phát biểu của họ. Bởi lẽ, luật pháp nghiêm cấm việc sử dụng những thông tin nội gián để làm giàu. Luật pháp nhiều nước còn cấm việc các quan chức lãnh đạo cao cấp Nhà nước, nhất là những người trực tiếp quản lý tài chính- chứng khoán mua bán chứng khoán vì e rằng họ sẽ sử dụng những thông tin chưa được công bố để làm giàu bất hợp pháp.


Có thể so sánh hai phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng/Vũ Văn Ninh và ông Obama
Nguyễn Sinh Hùng: "“Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”.
Vũ Văn Ninh: "Nếu có tiền tôi cũng mua cổ phiếu vào lúc này

Obama phát biểu vào tháng 3/2009: """Điều các bạn đang thấy lầ các tỷ suất lợi nhuận và thu nhập đang tới điểm tại đó mua cổ phiếu có nhiều tiềm năng sinh lợi nếu bạn nhìn vào dài hạn."

(""What you're now seeing is profit and earning ratios are starting to get to the point where buying stocks is a potentially good deal if you've got a long-term perspective on it" )

Có thể thấy các ông Hùng và Ninh khuyên người dân nên mua cổ phiếu như đinh đóng cột, trong khi Obama chỉ nhấn mạnh rằng nếu bạn nhìn vào dài hạn thì có thể sẽ có lợi khi mua cổ phiếu. Thế nhưng ngay cả với phát biểu này, nhiều người đã tỏ ra nghi ngại rằng phải chăng Tổng thống đang khuyên họ mua cổ phiếu. Ngay lập tức, thư ký báo chí Nhà Trắng phải giải thích rằng đây không phải Tổng thống đang gợi ý để nhân dân mua cổ phiếu, chỉ đơn giản là ông muốn trấn an người dân Mỹ rằng nền kinh tế đang phục hồi:

"Công việc của ông ấy không phải là bình luận hay phản ứng trước việc thị trường lên hay xuống vào một ngày nào đó, thay vào đó là nhìn vào dài hạn, vào tương lai xa hơn về những việc có thể làm trên đất nước này nhằm đáp ứng các thách thức đó."

["The White House press secretary also made it clear that the president was not doling out stock tips. " ""It’s not his job to comment on or react to what the market does up and down on any given day, but instead to look at the longer term, at the longer horizon at what can be done in this country to meet those challenges," ]

Trong khi đấy, cả Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính đều công khai lên tiếng khuyên người dân mua cổ phiếu như thể họ là những nhà tư vấn chứng khoán chuyên nghiệp được cấp giấy phép hành nghề. Thậm chí trước Quốc hội, Phó Thủ tướng còn tỏ ý tiếc nuối "Nếu năm ngoái mua thì bây giờ khá đấy, nhưng không có tiền [sic] để mua thôi”. Như vậy vấn đề ông Hùng không mua chứng khoán năm ngoái vào thời điểm ông khuyên dân mua chỉ là vì ông "không có tiền". Bỏ qua chuyện "không có tiền" của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong sạch và có phẩm chất đạo đức vững vàng thì câu nói này của ông Hùng làm tôi tự hỏi liệu Việt Nam có luật nào ngăn cấm việc Phó Thủ tướng phụ trách Kinh tế hay Bộ trưởng Tài chính, cũng như các quan chức quản lý tài chính khác, mua chứng khoán không khi mà rõ ràng có sự mâu thuẫn lợi ích giữa vai trò quản lý Nhà nước của họ với việc họ có thể kiếm lời trên thị trường chứng khoán dựa trên những thông tin không/chưa được công bố?



* Có thể tham khảo thêm ông Kiển ở TKV về tỷ lệ này, sao các quan chức Việt Nam giống nhau thế, năm trước thì có vị Phó Thống đốc dám đem cả ghế Phó Thống đốc của mình ra cá cược rằng lạm phát không quá 10%. Nhưng cuối năm, lạm phát vượt 10%, người ta đợi mãi vẫn không thấy ông Phó Thống đốc thực hiện đúng kèo ông bắt. Các quan chức còn thế thì còn trách gì mấy vị tiến sĩ là ham đánh bạc? Ít ra họ cũng còn đánh bạc bằng tiền lúc đó đang ở trong túi họ.

Tuesday, June 16, 2009

Pics of the week


"Hàng trăm ngàn người ủng hộ phe đối lập đã đổ ra các đường phố thủ đô Tehran của Iran để phản đối kết quả cuộc bầu cử Tổng thống tuần trước. Đám đông kéo dài tới 9km."

Tự do

Tự do
Orhan Veli Kanık
(Thổ Nhĩ Kỳ)


Chúng ta sống tự do
Không khí tự do cho bạn, và những đám mây
Thung lũng và núi đồi đều tự do của bạn
Mưa và bùn tự do
Những thứ bên ngoài xe hơi
Lối vào rạp chiếu bóng
Và cửa sổ quầy hàng
Đều tự do cho bạn
Bánh mỳ và phó mát đều mất tiền
Nhưng nước bẩn cứ tự do sử dụng
Tự do có thể khiến đầu anh rơi mất
Nhưng nhà tù thì anh cứ tự do đến
Chúng ta sống tự do


FREE


We live free
Air is free, clouds are free
Valleys and hills are free
Rain and mud are free
The outside of cars
The entrances of cinemas
And the shop windows are free
Bread and cheese cost money
But stale water is free
Freedom can cost your head
But prison is free
We live free

Monday, June 15, 2009

Luật sư Lê Công Định

Lúc nghe tin anh Định bị bắt, tôi khá shocked vì không nghĩ người ta sẽ bắt anh, một người đấu tranh ôn hòa và có tên tuổi trong giới trí thức. Việc bắt anh Định là một tín hiệu rất xấu, dập tắt hy vọng về một khuôn khổ cho phép tự do ngôn luận ở một mức độ nhất định trong xã hội. Nó cũng là biện pháp cảnh cáo tới không ít người. Bởi lẽ anh Định từng viết bài "phản biện xã hội" trên BBC, cũng như việc bào chữa của anh với các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và nhà báo công dân Điếu Cày đều được dư luận và Chính quyền biết đến từ lâu. Nhưng tới thời điểm này, khi người ta bắt anh thì tất cả những điều đó: những bài báo anh Định viết trên BBC cũng như nội dung bào chữa của anh với các bị cáo nói trên lại được coi như bằng chứng để chống lại anh. Nói cách khác, đó là sự cảnh cáo với những ai dám lên tiếng với mong muốn xây dựng một Nhà nước tự do và dân chủ hơn: các anh chỉ là cá nằm trong chậu thôi, bất cứ lúc nào chúng tôi cũng có thể vớt các anh ra thớt và chọc con dao "điều 88" vào các anh.

Nhưng một mặt khác, việc bắt luật sư Định lại có thể có những tác dụng khác, ngoài mong muốn của Chính quyền. Từ trước tới nay, những nhân vật bất đồng chính kiến bị xử lý thường được chính quyền mô tả hoặc như những lão hủ nho, gàn dỡ, bất đắc chí, hám danh và hay cãi nhau vặt, hoặc như những tay ngựa non, háu đá, hám danh, dễ bị nước ngoài điều khiển...Nhưng lần này là một luật sư hàng đầu, người rất thành công trong sự nghiệp, từng được báo Tuổi Trẻ trân trọng giới thiệu trong một bài viết chân dung như một hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ. Sẽ có những người đặt câu hỏi: tại sao giàu có là thế, thành đạt là thế, vợ đẹp là thế mà Lê Công Định vẫn không chịu yên phận làm ăn lại còn kêu gọi dân chủ, rồi muốn "lật đổ" Chính quyền? Ngay lập tức, báo chí quốc doanh đã nghĩ ra câu trả lời: Vì Lê Công Định muốn trở thành "ứng cử viên Tổng thống". Tóm lại, vì anh ta hám danh, hám quyền lực. Câu trả lời đó hẳn sẽ thuyết phục được không ít người (ví dụ có thể đọc các trao đổi ở đây)- nhất là trong thời buổi này, khi đạo đức và niềm tin là những thứ xa lạ hơn bao giờ hết, nhiều lúc chỉ là cái cớ cho những lời giễu cợt và những câu pha trò. Và đối với nhiều người, việc một luật sư thành đạt như thế dám dấn thân đấu tranh cho dân chủ nếu không vì tiền, không vì gái đẹp thì chỉ có vì quyền lực và danh vọng.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Ngay cả trong một cuộc khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng đạo đức đang âm ĩ đục ruỗng xã hội Việt Nam 20 năm qua, thì nhiều người vẫn tin rằng vẫn có những người có thể dấn thân vì niềm tin, chứ không phải vì tiền, vì quyền hay vì bất mãn, chán ghét.

Tôi không quen biết luật sư Định cũng không biết trong những "tội trạng" mà anh bị gán cho, cái nào anh thực sự phạm phải, cái nào không. Tôi cũng không nghĩ anh là một người thánh thiện không tì vết với các phẩm chất của "minh chủ" (như người ta vẫn gán cho một số "minh chủ" nào đó trong quá khứ). Nhưng đọc các bài viết của anh Định trên Tia Sáng hay BBC, bên cạnh sự sắc sảo, thông tuệ dễ thấy, tôi có cảm nhận anh là một người điềm đạm, trung thực, có niềm tin vào một xã hội dân chủ, tốt đẹp hơn và sẵn sàng dấn bước cho niềm tin đó. Hơn nữa, tôi cũng không tin là anh Lê Công Định có ý định "lật đổ" Nhà nước như người ta gán cho anh. Lật đổ thế nào đây? Tuyệt thực như Gandhi chắc?

Còn về thái độ của báo chí trong vụ việc này. Chỉ có một từ "đáng xấu hổ". Dẫu rằng tôi biết tất cả các bài báo đều phải đưa tin theo cùng giọng điệu và không thể có tiếng nói khác. Thậm chí các báo có lẽ còn không có cả lựa chọn có đăng hay không và việc không đăng tin như chỉ thị cũng là không được phép, là một tội lớn. Nhưng sự trơ trẽn, tâng công hay câu khách của một số tờ thì thật đáng xấu hổ.

Để kết, xin trích lại comment của bạn Lê Nguyễn Duy Hậu trong post trước của tôi:

"Nếu bị bắt, hãy chấp nhận ở tù" - đó là lời của Mahatma Gandhi nói với các đồng chí của ông. Cái lối đấu tranh này để cho mọi người hiểu rằng tôi dám làm dám chịu, vì niềm tin của tôi, rằng cái pháp luật đang trừng phạt tôi là vô lý, với tư cách là một con người, tôi từ chối làm theo. Nhưng với tư cách là một công dân, tôi sẽ chịu trừng phạt. Tôi nghĩ anh Lê Công Định là một người như thế
...
Trong một vụ án xét xử một đảng viên cộng sản của Hoa Kỳ, thẩm phán Louis Brandeis đã nói rằng:

"Những người đã giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta tin tưởng rằng, mục đích sau cùng của Nhà nước là giúp cho con người tự do phát triển những tố chất của bản thân. Và rằng trong chính phủ, sự thiện chí đối thoại phải chiến thắng bạo lực hung tàn. Họ trân trọng tự do như là một mục tiêu, và cũng là phương tiện để đạt được mục tiêu đó. Họ tin rằng tự do chính là bí mật của hạnh phúc, và lòng dũng cảm là bí mật của tự do. Họ tin tưởng rằng: được quyền suy nghĩ như mình muốn và được nói lên những gì mình suy nghĩ là quyền bất khả phân, và là chìa khóa để tìm ra chân lý chính trị. Rằng nếu không có tự do ngôn luận, những cuộc hội họp chỉ là vô bổ. Rằng thông qua tranh luận, những ý tưởng học thuyết điên rồ sẽ bị đánh bại. Rằng kẻ thù lớn nhất của tự do chính là những con người bất động, vô tâm. Rằng tự do ngôn luận là nghĩa vụ chính trị và giá trị căn bản của chính quyền Mỹ..."

Tôi cho đây là một tuyên ngôn có tính toàn cầu."

Saturday, June 13, 2009

Lê Công Định bị bắt



Anh từng là luật sư bảo vệ
Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)...ở những phiên tòa mà chưa xử, người ta đã biết trước kết quả. Giờ thì đến lượt anh trở thành "tội phạm" và sẽ trở thành "bị cáo" trong một phiên tòa tương lai.

Luật sư Lê Công Định bị bắt theo Điều 88 – Bộ Luật hình sự, cụ thể theo báo CAND, "vì đã có những hành vi câu kết với các thế lực thù địch chống nhà nước Cộng Hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam."

Sau Lê Công Định sẽ còn là những ai?


Đây là link một bài viết về Lê Công Định trên Tuổi Trẻ. Từng du học ở Đại học Paris 2 (Pháp) và Đại học Tulane (Mỹ), Lê Công Định trở về Việt Nam với mong ước "gầy dựng một công ty luật mình thích, góp phần gầy dựng tinh thần thượng tôn pháp luật từ cộng đồng tới doanh nghiệp và cả chính quyền" và " mở một trường đại học luật tư thục đào tạo kiến thức hiện đại và thực tế phục vụ cho phát triển". Thành công trong sự nghiệp- là trưởng một văn phòng luật có tên tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và cả hôn nhân- cưới một trong những hoa hậu đẹp nhất Việt Nam (hoa hậu Ngọc Khánh) nhưng người ta biết tới Lê Công Định nhiều hơn như một luật sư bảo vệ nhân quyền và một cây bút sắc sảo trên các tờ báo trong và ngoài nước (như Tia Sáng, BBC...), với những ý kiến sâu sắc về cách thức xây dựng một nhà nước dân chủ, pháp quyền, một xã hội lành mạnh và tôn trọng quyền con người.

Và Lê Công Định trở thành tù nhân của chế độ, như những người anh từng bảo vệ trước tòa án trước đây.

Như ai đó đã nói, mỗi công dân sống trên mảnh đất này đều là một người tù dự khuyết.

Trong vài ngày tới có lẽ trên CAND, SGGP hay một số báo khác, chắc sẽ có những bài
"tố cáo" Lê Công Định, tô vẽ hình ảnh anh như một kẻ hám danh, trục lợi, hay tệ hại hơn, như một tên gián điệp làm việc cho "các thế lực thù địch chống đối Nhà nước XHCN".

Nhưng có lẽ anh đã lường hết những điều này trước đây.

Chúc anh vững bước.

PS: Cùng thời gian với việc luật sư Lê Công Định bị bắt thì một luật sư khác là Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn tới Tòa án Nhân dân TP Hà Nội kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa vì đã ra quyết định khai thác bauxite trái luật.

PS2: Tin thêm về vụ bắt luật sư Định trên VNN có nhiều chi tiết hơn báo CAND.

PS3: Đọc trên nhiều blast trên Yahoo 360 thấy có nhiều cảm thông với cựu hoa hậu Ngọc Khánh. Tôi lại nghĩ Ngọc Khánh nên tự hào khi có một người chồng như Lê Công Định. Chồng hoa hậu Phan Thu Ngân vào tù vì tham nhũng, ăn hối lộ, chồng sắp cưới của hoa hậu Hà Kiều Anh vào tù vì buôn lậu. Còn chồng hoa hậu Ngọc Khánh bị bắt vì đấu tranh cho một xã hội dân chủ, công bằng và tôn trọng pháp quyền hơn.

Wednesday, June 10, 2009

CĐV Hải Phòng làm loạn?

Báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay có bài "CĐV Hải Phòng làm loạn" về vụ loạn đả giữa hàng ngàn cổ động viên Hải Phòng và hàng trăm cảnh sát cơ động sau trận đấu Hải Phòng- Thể Công giữa cái nóng khủng khiếp của chiều ngày hôm qua (10/6). Chưa thấy bài này trên TTO. Theo tin này, hiện có 7 cổ động viên phải cấp cứu (3 ngay tại Hà Nội, 4 ở Hải Phòng), 2 cảnh sát giao thông bị thương khi chặn xe của CĐV Hải Phòng, một CĐV Hải Phòng bị đâm trọng thương.
Bỏ qua chuyện cổ động viên Hải Phòng vốn "nổi tiếng" với sự hung hăng của mình, sự kiện này còn cho thấy sự thiếu tổ chức và hành động tùy tiện của lực lượng cảnh sát cơ động. Ngay trong trận đấu, lực lượng nãy đã xịt hơi cay lên khán đài. Sau khi trận đầu diễn ra thì có cuộc rượt đuổi tán loạn giữa cảnh sát cơ động (được trang bị hơi cay và dùi cui điện) với cổ động viên Hải Phòng (một số trang bị gậy gộc, gạch đá) trên các tuyến phố thuộc khu trung tâm và nghiêm cẩn của thành phố, nơi tập trung các cơ quan đầu não và sứ quán nước ngoài, như Hùng Vương, Trần Phú. Lực lượng CSCĐ đã không thể khống chế được các cổ động viên này mà sa vào cuộc "chiến đấu trên đường phố" với họ. Thậm chí như ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, sau khi các cổ động viên Hải Phòng lên xe, CSCĐ còn đuổi theo xịt hơi cay lên xe của họ kheiens cho cuộc xô xát kéo dài hơn. Có lẽ đó cũng là lý do khiến khi xe ô tô của CĐV Hải Phòng bị chặn lại, họ liền lao vào tấn công cảnh sát giao thông khiến hai cảnh sát bị thương.

Nghiêm trọng hơn còn là việc cổ động viên Hải Phòng ném gạch đá vào cửa chính Văn phòng Quốc hội khiến nhiều cửa kính bị vỡ. Văn phòng Quốc hội phải đóng cửa để tránh. Và điều này diễn ra trong khi Quốc hội đang họp. Xem ra, tình trạng rối loạn và mất trật tự xã hội đang rất nghiêm trọng. Chỉ với 1 trận bóng đá thua mà các CĐV Hải Phòng cũng chẳng nấn ná gì trong việc ném gạch đá vào Văn phòng Quốc hội, thuộc về cơ quan đại diện quyền lực cao nhất cả nước. Tất nhiên, trong cơn nổi điên này của CĐV Hải Phòng còn có sự đóng góp của cái nóng hơn 40 độ cùng với sự nóng nảy, thiếu kiềm chế của CSCĐ. Nhưng ẩn đằng sau có lẽ còn là sự bất mãn, coi thường và thậm chí căm ghét các lực lượng công an của một bộ phận không ít dân chúng.

Nàng

Nàng có khuôn mặt đầy cá tính và thân hình thật nở nang, cặp chân luôn uốn éo trong mọi tư thế có thể như một diễn viên nhào lộn thượng thặng.

Chân dung Mai Phương Thúy của họa sĩ Nhật Thanh được trưng bày tại lễ hội Festival Biển Nha Trang từ 6/6. Thật khâm phục họa sĩ đã dám đem triển lãm chỗ tranh này.



Một nửa đàn ông là đàn bà
Bức này thiếu mất bộ ria không thì đã hoàn hảo



Vén đùi và dạng chân.


Người chết trôi đẹp nhất trần gian (Marquez)


Chân dung Phạm Văn Mách: trong phòng tập (trái) và khi thi đấu (phải)


Điệu valse giã từ

Tuesday, June 9, 2009

Mất điện

Chẳng có cái nước nào như cái nước này, giữa Thủ đô (đang tưng bừng kỷ niệm1000 năm) mà cắt điện liên tục khu vực tôi đang sống trong hai buổi tối nóng nhất mùa hè. Không một lời báo trước, không một lý do và ngay trong khi Quốc hội đang họp. Và cũng sẽ chẳng có ai thắc mắc gì cả. EVN cứ độc quyền, một mình một chợ, ai muốn nói gì cũng mặc. Suy cho cùng thì cái sự độc quyền, bất chấp dư luận đó cũng rất tương thích với bản chất của chế độ chính trị đang cai trị đất nước này- một thể chế chấm chấm chấm. Và nhân dân rồi cũng quen đi, mất điện thì ra bờ hồ hóng gió chứ chẳng ai đòi Chính phủ cách chức Tổng giám đốc EVN cả.

Hôm vừa rồi, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và nhiều quan chức khác đã có buổi tọa đàm với nhà kinh tế được giải Nobel Paul Krugman tại Hà Nội. Buổi gặp mặt này có thể xem là "ké" của một trường doanh nhân, tranh thủ 2 tiếng đồng hồ trước khi Paul Krugman về nước. Nghĩ cũng thảm, đường hoàng chính phủ một quốc gia mà phải hưởng sái của một trường đào tạo nghề. Còn thảm hơn khi nghĩ tới cảnh Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng... chen chúc trong buổi gặp "tranh thủ" Krugman trong 2 tiếng trước khi ông ta ra sân bay. Trong khi không biết bao nhiêu khoản tiền khổng lồ của vốn ngân sách, vốn ODA biến mất không dấu vết.

Trong buổi gặp mặt này, một vị Bộ trưởng đặt câu hỏi làm thế nào để Việt Nam tránh cái bẫy của một nước phát triển trung bình, với mức thu nhập 3000-5000 USD một năm. Trong khi Việt Nam vẫn nằm trong số các nước nghèo nhất thế giới, trong khi đường xá thủ đô nát bươm, trong khi buổi đêm Hà Nội ở nhiều nơi, người ta phải trông vào ánh trăng thay cho ánh điện, gió trời thay cho quạt điện (như lúc tôi viết những dòng này ở ban công nhà), trong khi giáo dục bị giầy vò bởi các tham vọng cá nhân, như một trang giấy bị xé nát thì người ta "lo sợ" rằng Việt Nam sẽ "chỉ" là một nước có thu nhập trung bình. Nếu như các vị đang nắm trọng trách trong Chính phủ kia có thể đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình trong cuộc đời làm việc của các vị (10-15 năm nữa?) thì đã thật sự là điều đáng mừng và tôi không mong gì hơn. Trước câu hỏi này, Krugman cũng tỏ ra bối rối và chỉ nói "các bạn xin hướng về tương lai, nhưng không được đốt cháy giai đoạn. Không nên nghĩ là Việt Nam có thể trở thành Thụy Điển trong 20 năm"

Cũng trong buổi gặp này, một vị Thứ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư đặt câu hỏi cho Paul Krugman là ông dự đoán xem trong 10 năm nữa, khủng hoảng sẽ xảy ra vào năm nào? Câu hỏi này khiến tôi thắc mắc không hiểu ông Thứ trưởng có nhầm Krugman với ông thầy phong thủy của bà tỷ phú Hồng Kông không? Lẽ ra thay vì hỏi Krugman câu đó, vị Thứ trưởng trên nên hỏi lại cựu sếp của mình, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá, người đã tìm ra công thức để xác định chu kỳ khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam*. Đến đây, tôi lại nghĩ về công tác dự báo ở Việt Nam. Khi mà nhiều người còn có tư duy coi dự báo là kế hoạch, rằng dự báo phải chính xác như lau như ly thì chẳng ai có thể dự báo tốt được, trừ khi dự báo theo kiểu thầy bói quả quyết nói mò. Có vị đại biểu Quốc hội còn yêu cầu Chính phủ kiểm điểm lại công tác dự báo, không để các dự báo không chính thức gây nhiễu mà chỉ cho phép một cơ quan dự báo Quốc gia đưa ra kết quả dự báo. Lý do cho phát biểu này là vì dự báo của CIEM, cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có sự khác biệt so với chỉ tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra. Dù sao, tôi nghĩ ở Việt Nam, người ta có xu hướng quá quan trọng công tác dự báo nhưng các số liệu dự báo đưa ra thì lại rất "bí ẩn", không rõ quá trình xây dựng như thế nào.

Nói cho chính xác thì hầu hết các câu hỏi còn lại trong Hội thảo khá bám sát vấn đề. Tuy nhiên, như biên bản cuộc họp cho thấy thì đây cũng chỉ là buổi gặp mặt nói chuyện cho vui thôi, với điều kiện thời gian hạn chế và người trả lời thậm chí còn gần như không biết gì về kinh tế Việt Nam. Trong việc này, các quan chức Chính phủ cũng có thể học được đôi điều từ người thuyết trình. Với sự trung thực của một nhà khoa học, Krugman khẳng định mình chưa tìm hiểu về kinh tế Việt Nam và ông không phải là tiếng nói có thẩm quyền về kinh tế Việt Nam. Thái độ này rất khác với một số không ít các quan chức Chính phủ, những người luôn tự cho mình biết mọi thứ nhưng chẳng phải chịu trách nhiệm về một thứ gì (trách nhiệm luôn thuộc về ai đó không phải tôi).

Hà Nội đang những ngày nóng nhất, ban ngày hơi nóng bốc lên ngùn ngụt, nhiệt độ ngoài trời lên tới 45 độ C; buổi tối hơi nóng vẫn không thuyên giảm, đi đường mờ mịt hơi nóng và bụi. Giá trà đá ven hồ Ngọc Khánh tăng gấp đôi, lên 2000 đồng/cốc, với lý do là "cháy đá" trong hai hôm nay. Thời tiết như thế cũng khiến con người bực bội, chán chường hơn, nhất là trong những buổi đêm không điện như thế này.


* Công bằng mà nói, tôi nghĩ ông Trần Xuân Giá là người giỏi và có trình độ. Nhưng phát biểu trên của ông quá "casual" cho một người ở vị thế như ông, nó có thể thích hợp với những câu chuyện trà dư tửu hậu chứ không thích hợp cho một cuộc phỏng vấn báo chí. Khi một quan chức quản lý kinh tế hàng đầu, đồng thời từng là một giáo sư kinh tế phát biểu trên báo chí như vậy (một cách hoàn toàn nghiêm túc chứ không phải đùa vui) về quy luật số 8 của khủng hoảng thì kinh tế học trở thành chuyện làm quà. Và độ tin cậy trong các phát biểu của các quan chức sẽ bị đặt dấu hỏi (khi mà Thủ tướng khẳng định tháng 5 hết khủng hoảng, Phó Thủ tướng cho rằng tăng học phí sẽ giảm học sinh bỏ học, Bộ trưởng Tài chính "xúi" người dân mua cổ phiếu vào khi thị trường đang rớt giá thảm hại, Tổng thanh tra Chính phủ không phân biệt được giữa "hoa hồng" với hối lộ, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định không tăng giá xăng chỉ vài ngày trước khi giá xăng tăng, cựu Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư tìm ra quy luật số 8 cho khủng hoảng ở VIệt Nam...và còn gì nữa, ai nữa?)

Điều này, đến lượt nó, sẽ tạo ra các hiện tượng tiêu cực hay khó lường trong phản ứng của dư luận trước các thay đổi chính sách. Người cầm quyền mà bất tín thì dân chúng thấp cổ bé họng cũng không thể không bất tín.

Giao thiệp

Theo từ điển mở Wiktionary:

giao thiệp

  1. Tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn.
    Giao thiệp với khách hàng.
    Người giao thiệp rộng.
    Biết cách giao thiệp.

Ví dụ khác: "Ngày 4.6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường..."

Ông Lê Dũng là người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, ắt không thể dùng từ bừa bãi. Chữ "giao thiệp" ông dùng hẳn phải có ẩn ý của nó, chứ không phải ngẫu nhiên mà dùng. Có lẽ nó có liên quan tới cụm từ "thường là trong công việc làm ăn" như định nghĩa
Wiktionary không?

Ông Hồ Xuân Sơn "giao thiệp" với ông Tôn Quốc Tường có thể vì ông Sơn (hay cấp trên ông Sơn) có "công việc làm ăn" với ông Tường (hay cấp trên ông Tường).

Còn "công việc làm ăn" là gì, như thế nào thì cứ nhìn hai động thái mới nhất của chính quyền hai nước: Ở Việt Nam, người ta giao Tây Nguyên cho Trung Quốc khai thác bauxite để phục vụ cho công nghiệp Trung Quốc, bất chấp lợi ích kinh tế đáng ngờ, và những rủi ro dễ nhận thấy về môi trường và an ninh. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ngang nhiên cấm Việt Nam đánh bắt cá ở những vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và từ trước tới nay vẫn là vùng tranh chấp mà cả hai bên đều có thể đánh bắt cá. Và trên biển Đông, "tàu lạ" đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam và bỏ mặc 26 ngư dân bơi trên biển trên những chiếc can nhựa.

Đó là "công việc làm ăn" của hai quốc gia. Còn "công việc làm ăn" của một số người nào đó ở hai nước thì tôi xin không có ý kiến. Có thể nó lại đang hết sức phát đạt chăng?

Và cuối cùng, chúng ta hồi hộp chờ đợi ông Tôn Quốc Tường sẽ thực hiện lời hứa của ông: "
Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam".
Giả sử ông Tường quên mất thì sao nhỉ? Hy vọng ông Tường không đãng trí.