Tuesday, June 23, 2009

Iran

thevoice

Sự kiện hàng trăm ngàn người ở Iran xuống đường đấu tranh phản đối kết quả bầu cử bị cáo buộc là gian lận khiến tôi hơi ngạc nhiên. Sự việc leo thang dẫn tới khoảng 10 người đã thiệt mạng. Ngạc nhiên vì nếu đọc báo thì xem ra quan điểm của ứng cử viên được coi là ôn hòa này cũng khá cứng rắn, nếu đứng từ góc độ người ngoài nhìn vào thì có vẻ như cũng không khác gì ứng cử viên bảo thủ là tổng thống đương nhiệm là bao. Vậy mà có hàng trăm ngàn người, với nòng cốt là sinh viên và giới trẻ, xuống đường, xung đột với cảnh sát và lực lượng dân phòng cho dù cái giá có thể là đổ máu.


Sự việc này chứng tỏ người Iran rất kiên nhẫn hay kém kiên nhẫn? Họ rất kiên nhẫn khi chấp nhận mạo hiểm xuống đường, chỉ để đưa một ứng cử viên ôn hòa hơn đôi chút lên lãnh đạo, chấp nhận sự tiến bộ chính trị nhỏ nhất có thể có. Hay họ kém kiên nhẫn khi không thể chịu được thể chế cai trị giáo trị (theocracy) giáo điều và tự cô lập của chính phủ Iran hiện nay, và vì thế việc xuống đường này chỉ là để biểu hiện sự bức xúc của họ, ở trạng thái như núi lửa ngầm, chỉ đợi một cơn địa chấn là ngọn núi lửa bùng lên giận dữ, hất tung tất cả những gì xung quanh nó. Và vụ gian lận kết quả bầu cử (?) chính là cơn địa chấn đó.

Tất nhiên là chính phủ Iran ngày nay có thừa kinh nghiệm để đối phó với những người biểu tình. Bản thân chính quyền tôn giáo cực đoan Iran ra đời trong Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Lúc đó, cũng những cuộc biểu tình chống đối như vậy đã như một đám cháy lan rộng ra khắp nước và dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Shah (vua Iran) thân Mỹ.

Nhưng phe đối lập có le cũng không thiếu kinh nghiệm. Tuy hầu hết các ủng hộ viên phe này đều trẻ tuổi, sinh ra sau cách mạng Hồi giáo hoặc còn quá nhỏ vào thời điểm đó nhưng vị ứng cử viên đối lập được họ ủng hộ đó từng làm Thủ tướng Iran giai đoạn sau cách mạng Hồi giáo, thời điểm chính quyền này dưới sự lãnh đạo của vị Giáo chủ hà khắc từng giết hàng vạn đảng viên Cộng sản hay các thành phần thân cộng ở Iran (một phần của thảm kịch này được mô tả lại trong bộ phim Persepolis mới đây)



Iran Election Aftermath: Iran Election Aftermath

Iran Election Aftermath: Iran Election Aftermath


Iran election violence


PS: Theo phóng viên New York Times Roger Cohen tại Iran thì đây là đoạn note của một cô gái Iran gửi cho ông ta:

""Tôi sẽ tham gia biểu tình ngày mai. Có thể mọi sự sẽ trở nên bạo lực. Có thể, tôi sẽ ở trong số những người sẽ bị giết. Tôi sẽ nghe âm nhạc ưa thích của tôi. Thậm chí, có thể tôi sẽ muốn nhảy theo nhạc vài bài. Tôi vẫn luôn muốn có lông mày thật hẹp. Vâng, có thể tôi sẽ đến tiệm hớt tóc trước khi tôi đi vào ngày mai!

...Tôi viết những câu ngẫu nhiên này để thế hệ tương lai biết rằng không phải chúng tôi trở nên cảm xúc do sức ép của bạn bè. Để họ biết rằng chúng tôi đã làm tất cả những gì chúng tôi có thể để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho họ. Để họ biết rằng tổ tiên chúng tôi đã đầu hàng người Arab và người Mông Cổ nhưng không chịu cúi đầu trước ách chuyên quyền. Ghi chú này xin được trao tặng những đứa trẻ của tương lai."



“I will participate in the demonstrations tomorrow. Maybe they will turn violent. Maybe I will be one of the people who is going to be killed. I’m listening to all my favorite music. I even want to dance to a few songs. I always wanted to have very narrow eyebrows. Yes, maybe I will go to the salon before I go tomorrow!”

...I wrote these random sentences for the next generation so that they know we were not just emotional under peer pressure. So they know that we did everything we could to create a better future for them. So they know that our ancestors surrendered to Arabs and Mongols but did not surrender to despotism. This note is dedicated to tomorrow’s children.”

5 comments:

  1. Sự ấm ức ba chục năm bây giờ là thời điểm không thể chịu đựng được nữa nên nó bung ra. Tôi nghĩ như vậy. Một điều đáng ghi nhận tại cuộc nổi dậy ở Iran này là sự tham gia (lãnh đạo) của phụ nữ, phần đông là sinh viên. Tại Iran, sinh viên nữ cũng chiếm đa số trong trường đại học.

    ReplyDelete
  2. Rút ra từ những lời để lại của cô gái: Đấu tranh ngày nay là để cho chính thế hệ em, con, cháu trong năm, mười, hai mươi năm nữa. Đó là cái hy sinh đáng để hy sinh.

    ReplyDelete
  3. Ở Vn người ta vẫn tìm cách "trao tặng" hoặc là tiền của những ông bố, hoặc là sự nghèo khó ... của những ông bố. Những cái khác hình như nằm ngoài tầm nhận thức.:(

    ReplyDelete
  4. ôi, lá thư của cô gái đó thiệt là dễ thương. em hy vọng sẽ có ngày mình viết được những dòng như vậy! Nhưng phải làm sao hả anh???

    ReplyDelete
  5. ở đâu cũng thế, đáng để quan sát thật

    ReplyDelete