Saturday, June 12, 2010

Đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Hình như các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam hiện nay đều gặp phải vấn đề với số thống kê?

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết [ông Thuyết kỳ này được hỏi nhiều nhỉ- ông này có lẽ là đại biểu có trình độ và có các câu hỏi sát và sắc nhất trong Quốc hội hiện nay], Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “"So với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2,1 lần, vào khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác".

Mô tả ảnh.

Không phải quá khó để kiểm định câu nói này của ông Nhân được đưa ra để chứng minh cho thành công của ông trong thời gian ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Câu này có hai mệnh đề, thứ nhất là lương giáo viên tăng gấp 2,1 lần và thứ hai là lương giáo viên cao hơn so với các ngành khác. Còn có một cách hiểu trong mệnh đề thứ 2 là mức tăng lương giáo viên cao hơn các ngành khác nhưng có vẻ như ông Nhân muốn nói theo cách hiểu thứ nhất vì mệnh đề “cao hơn các ngành khác” được đưa ra sau khi ông nêu ra mức lương giáo viên hiện nay “vào khoảng 2,5-4 triệu đồng/tháng). Ở đây có vấn đề không nhỏ là tại sao ông Nhân lại đưa ra một khoảng quá rộng như vậy, thay vì nêu ra mức lương trung bình của giáo viên.

Chúng ta thử kiểm định hai mệnh đề trên. Ở mệnh đề thứ nhất, vì hiện nay mới là giữa năm 2010 nên TCTK chưa có số liệu về năm 2010 mà chỉ có số liệu về năm 2009. Theo số liệu của TCTK thì tiền lương trong giai đoạn 2006-2009 của một số ngành như sau:

Bảng sau là Thu nhập trung bình hàng tháng của lao động ở khu vực Nhà nước được lấy từ Niên giám thống kê tóm tắt 2009 của TCTK. Cột 2 và 3 là thu nhập các ngành trong hai năm 2006 và 2009. Cột 4 là mức tăng trong 4 năm này. Cột 5 là mức tăng thực tế sau khi trừ đi lạm phát. Lạm phát được tính bằng cách tính dồn chỉ số CPI các năm 2007, 2008 và 2009 do năm 2006 được chọn làm mốc. Tính trung bình, giá cả năm 2009 sẽ cao hơn 42,3% so với năm 2006. Sau khi trừ đi lạm phát thì mức thu nhập trung bình toàn xã hội trong năm 2009 tăng 12% so với năm 2006, còn ngành giáo dục tăng 18,2%. Do hầu hết người lao động trong ngành giáo dục đều thuộc khu vực Nhà nước nên con số này sẽ phản ánh thu nhập hàng tháng của người lao động trong ngành giáo dục.

So sánh kết quả này với phát biểu của ông Nhân, có thể thấy hai điều:

-Thứ nhất, thu nhập danh nghĩa (chứ không chỉ lương) của ngành giáo dục trong năm 2009 chỉ tăng 68% so với năm 2006. Sau khi loại trừ yếu tố lạm phát thì thu nhập này chỉ tăng 18,2%, thấp hơn nhiều con số tăng 2,1 lần mà ông Nhân đưa ra. Nếu kể cả năm 2010 thì thu nhập của người làm giáo dục cũng chỉ tăng chừng 25% là cùng.

- Thứ hai, thu nhập người làm trong ngành giáo dục tuy được nâng lên và có tốc độ cao hơn tốc độ tăng của đa số các ngành khác nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của tất cả các ngành. Tiền lương trung bình của ngành giáo dục năm 2009 là 2.7 triệu trong khi trung bình của tất cả các ngành là 3,1 triệu. Như vậy mệnh đề “cao hơn so với các ngành khác” của ông Nhân là không chính xác.

Có thể phát biểu của ông Nhân căn cứ vào số liệu chi trả lương của Bộ giáo dục. Thật tiếc là hiện nay những số liệu này chưa được công khai và thuận tiện cho tiếp cận nên khó kiểm định. Nhưng theo số liệu của TCTK thì rõ ràng phát biểu của ông Nhân không thể đúng, nếu không nói là rất sai.

Bảng: Thu nhập theo giá hiện hành của lao động khu vực Nhà nước

Thu nhập (nghìn VND/tháng)

2006

2009

Mức tăng

Mức tăng thực tế (sau khi trừ lạm phát)

Tất cả các ngành

1936

3085

59.3%

11.94%

Nông nghiệp và lâm nghiệp

1223

2788

128.0%

60.19%

Thủy sản

1291

2974

130.3%

61.76%

Khai mỏ

4013

5675

41.4%

-0.65%

Công nghiệp chế biến

2013

3136

55.8%

9.46%

Điện, khí đốt và cung cấp nước

3468

4585

32.2%

-7.11%

Xây dựng

1669

2552

52.9%

7.44%

Thương nghiệp

1952

3250

66.5%

17.01%

Khách sạn, nhà hàng

2190

3488

59.3%

11.89%

Vận tải, kho bãi, thông tin

3269

4586

40.3%

-1.45%

Tài chính tín dụng

4603

7357

59.8%

12.30%

Khoa học công nghệ

2009

3347

66.6%

17.07%

Kinh doanh tài sản, tư vấn

2806

4535

61.6%

13.53%

Giáo dục

1601

2694

68.3%

18.23%

Y tế

1679

2858

70.2%

19.57%

QLNN và ANQP

1473

2457

66.8%

17.21%

Văn hóa thể thao

1676

2658

58.6%

11.41%

Đảng, đoàn thể

1268

2012

58.7%

11.47%

Phục vụ cá nhân và cộng đồng

1740

2326

33.6%

-6.12%

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2009

Nhìn bảng này, còn có thể có 1 số nhận xét khác như việc thu nhập thực tế của một số ngành còn giảm. Cũng lưu ý là bảng này chỉ dành riêng cho khu vực Nhà nước. Thu nhập thực tế trung bình của khu vực tư nhân trong nước có lẽ còn thấp hơn.

10 comments:

  1. Tôi không hiểu gì về kinh tế nên đọc cái bảng này thấy thế nào ấy. Sao thu nhập bình quân của công nhân mỏ cao thứ nhì, chỉ sau mỗi tài chính tín dụng? Sao nông, lâm, ngư dân lại có mức tăng cao nhất. Ruộng làm sân gôn, rừng bán, biển không được đánh cá, sao thu nhập lại tăng nhiều thế?

    ReplyDelete
  2. Bác Nước chè quê, bảng này chỉ là kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp/đơn vị thuộc khu vực Nhà nước. Ngành mỏ có tiền lương trung bình tương đối cao do lượng lao động ít. Còn nông lâm ngư ở đây không phải nông lâm ngư dân mà là lao động Nhà nước làm việc trong các ngành nông lâm, ngư (ví dụ công nhân làm việc trong một công ty chế biến hải sản của Nhà nước chẳng hạn).

    ReplyDelete
  3. Theo bảng trên tôi thấy lương ngành giáo dục chỉ thấp hơn lương trong các doanh nghiệp NN chứ so với hành chánh sự nghiệp vẫn cao hơn mà. Ông Nhân so sánh là so sánh như thế nào?

    ReplyDelete
  4. Lương công nhân mỏ thật sự cao hơn lương công nhân các ngành khác, thợ mỏ làm hầm lò lương rất cao, cân đối với thợ làm những công đoạn râu ria nhì nhằng bên ngoài lương thấp thì mức trung bình trên 4M/tháng là đúng, tất nhiên hoạt động hàng ngày của họ cũng căng thẳng hơn và nguy hiểm hơn.
    Kinh tế VN hiện nay thì các ngành múc tài nguyên lên bán là có lãi nhất, khác với Vinashin hay Lilama, Vinacomin (TKV) thật sự ăn nên làm ra, tất nhiên lợi ích cục bộ của tập đoàn có thể khác với lợi ích của đất nước về lâu về dài.

    ReplyDelete
  5. Chào mừng bác trở lại.
    Lại được đọc những bài viết hay của bác!

    ReplyDelete
  6. Cảm ơn bác Đỗ. Bác đi World Cup mà cũng vẫn có thời gian đọc blog cơ à :)

    ReplyDelete
  7. Trong lớp Statistics tớ dạy, Chapter 1 có phần nói là: Con số không khả tín lắm, thì đừng đưa chính xác quá người ta hiểu lầm.

    Thí dụ nếu số trung bình cộng là 2,1 nhưng confidence level không cao, thì đừng đưa là 2,1 mà đưa ra là 2 thôi. Số thập phân 2,1 có thể làm người ta hiểu lầm là con số nó được tính toán kỹ.

    Vậy khi có người đưa con số 2,1, có thập phân này nọ như thể là một con số được tính toán kỹ, thì ta có thể rút ra kết luận này nọ về động cơ của người đó.

    ReplyDelete
  8. có lẽ con số 2.1 tính từ tỉ lệ lương cơ bản 780K 2010 so với 380K 2006

    ReplyDelete
  9. thanks for share
    http://girlcuteforyou.blogspot.com/

    ReplyDelete
  10. lương tăng nhưng cũng không thua gì khi mọi thứ cái gì cũng tăng cao gấp mấy lần

    lioa
    on ap
    sua lioa
    sua on ap

    ReplyDelete