Thursday, May 7, 2009

Thủ tướng chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp

"Trong căn phòng nhỏ đầy hoa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần lượt bắt tay từng thành viên Chính phủ và dặn dò: "Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương". Đại tướng cũng bày tỏ quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này."

Đọc đoạn này trong bài viết về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp không khỏi cảm động với việc vị tướng già gần 100 tuổi mà vẫn quan tâm thiết tha tới vấn đề Tây Nguyên như vậy. Sau hai bức thư nêu ý kiến về việc khai thác bauxite Tây Nguyên gửi Thủ tướng mà không được hồi âm, sau khi hàng trăm tờ báo từng từ chối đăng thư của ông gửi trước đây về vấn đề nhà Quốc hội do "lệnh trên" và tờ báo duy nhất dám đăng (Đại Đoàn Kết) đã phải trả giá nặng nề, thì có thể thấy, tiếng nói của vị tướng anh hùng thuở nào dường như không được lắng nghe. Và ông đã phải "tranh thủ" lúc Thủ tướng đến thăm nhà nhân dịp chiến thắng Điện Biên Phủ để trực tiếp đề đạt ý kiến với Thủ tướng về quan điểm của ông trong vấn đề Tây Nguyên.

Trong những năm 80, tướng Giáp từng bị thất thế nặng nề, bị đối xử không ra gì khi phe của Lê Duẩn- Lê Đức Thọ độc chiếm chính trường Việt Nam sau thống nhất. Tới những năm 90, cùng với sự thay đổi lãnh đạo, vai trò của tướng Giáp dần dần được Đảng nhìn nhận lại, tuy rằng đánh giá chính thức về vai trò của ông trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, nhất là trong các sự kiện như Mậu Thân hay chiến dịch Hồ Chí Minh là hết sức mù mờ, gần như là một vùng cấm kỵ mà các nhà nghiên cứu cũng như các nhà báo gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra, tìm hiểu. Cho tới những năm gần đây, tuy tuổi cao sức yếu nhưng tướng Giáp vẫn luôn có những tiếng nói mạnh mẽ và quan trọng hơn cả, là công khai (khác với việc chỉ đưa ý kiến góp ý nội bộ) về các vấn đề quan trọng của đất nước như xây nhà Quốc hội, mở rộng Hà Nội, giáo dục, khai thác bauxite...Trong hầu hết các trường hợp, các ý kiến của ông không được lưu tâm, bị lờ đi (như không trả lời thư) hay thậm chí bị cấm phổ biến trên báo chí. Trong trường hợp chẳng đừng được thì sẽ là những hứa hẹn "tiếp thu ý kiến" nhưng trong khi đó vẫn cứ triển khai những việc mà người ta vẫn đang làm.

Trong cuộc gặp Thủ tướng Dũng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: "Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó." 98 năm cuộc đời của ông đã đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, chống thực dân, đánh thức niềm tự hào của một dân tộc nhỏ bé. Ông xứng đáng là một vị tướng tài ba và một nhà yêu nước lớn. Mong rằng những năm tháng cuối đời của mình, ông sẽ được đối xử một cách trân trọng như một người yêu nước giàu tâm huyết và công trạng với đất nước chứ không phải như một vị nguyên lão già cả, nhiều công trạng nhưng thiếu minh mẫn và lạc hậu so với thời thế (có phải ngẫu nhiên không khi trong bài viết trên VNN, tác giả thuật lại "Đại tướng cũng "trấn an" rằng, hiện, sức khỏe của ông vẫn tốt, trí tuệ rất minh mẫn, sáng suốt. Ông luôn theo sát các diễn biến của tình hình đất nước."). Mong rằng những ý kiến của ông sẽ được thực sự lắng nghe, xem xét, trân trọng ngay cả khi nó không hoàn toàn nhất quán với "chủ trương lớn" của Đảng.

5 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Không hiểu tâm lý mấy Đại Tướng, kể cả bác HCM nhà mình, súng đạn bom bung không sợ, Tây, Tàu Ngụy, thực dân không sợ, lại đi sợ Lê Duẩn với Lê Đức Thọ!!

    Tướng Giáp có thời thét ra cả ... điện ấy chứ, "anh hùng võ lâm" một thời, nhưng sao trên bàn cờ chính trị, chỉ cần xài "võ óc" với "võ mồm" thôi lại sợ núp cả vế.

    Lúc nào cũng nói vì đất nước, nhưng lúc nào cũng đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích dân tộc.

    Đọc báo VN thấy không quen, bài nào mà đụng đến "nhân vật chính trị", là lại sặc mùi hoặc phảng phất lời ca tụng lên trời xuống đất. Người Việt trong lẫn cả ngoài nước đều có cái tật như vậy. Không biết về sau có bỏ được "tật" này không?

    ReplyDelete
  3. @BH: người việt nói chung thường thích ca tụng lân nhau (nếu yêu thích), hoặc là chửi nhau thậm tệ (nếu ghét) đặc biệt trong nước được Đáng và nhà nước chỉ đạo ca tụng ...Đáng và nhà nước ... chừng nào còn Đảng và nhà nuớc thối nát thì còn những bài ca tụng như vậy trên báo chí ...

    chỉ xin hỏI đại tuớng giáp đã biết và nói gì về những chiến công cách mạng như "đấu tố cải cách ruộng đất" ? (nếu ông thưc lòng yêu nước yêu dân ?)

    nếu ông như vạn người khác "hèn" không dám nói lúc đó thì bây giờ đã dám "hết hèn" để nói lên những lời cuả lương tâm (như Nhát sĩ bảo thủ Tô Hải) không ?

    ReplyDelete
  4. * Nhạc sĩ Tô Hải lấy tên vui là "nhạt sỹ bạo thử" (nhat sy bao thu) chứ không phải là "nhát sĩ bảo thủ".

    * Bạn BusinessHoa nên đọc lại bài trả lời phỏng vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc với VietWeekly để biết nội tình rõ hơn. Nó không hề đơn giản là chuyện bè phái cá nhân trong một Đảng hay trong một quốc gia...

    ReplyDelete
  5. hehe Bạn Trần Dương cho "than" mà không cho "lửa" :). Anh còn nhớ cái tít kh? BH tìm cho nhanh.

    @ Tautang
    hhehee, bác đọc bài này đi http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw6n02/duongTrungQuoc.html

    BH ngồi tán chơi thế thôi, chứ chưa chắc BH đã hơn gì họ :P, chỉ muốn biết tâm lý của họ thế nào.

    ReplyDelete