Monday, July 6, 2009

Bác sĩ Franklin?




Bài này của Linh Thủy trên Tuần Việt Nam trích một phần cuốn sách của Nguyễn Cảnh Bình "Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào" - Nguyễn Cảnh Bình" do Nhà xuất bản Tri thức ấn hành.

Trong bài viết, người viết (Linh Thủy hay Cảnh Bình?) gọi Benjamin Franklin là "bác sĩ Franklin". Đây là một nhầm lẫn không đáng có vì chưa bao giờ Benjamin Franklin là bác sĩ cả. Nếu kiểm tra cả Wikipedia tiếng Việt và tiếng Anh đều thấy ngay điều này.

Ví dụ ở Wiki tiếng Việt:

"Friends of Benjamin Franklin House (tổ chức chịu trách nhiệm phục hồi ngôi nhà của Franklin tại 36 Craven Street ở London) lưu ý rằng dường như những bộ xương đó đã được William Hewson, người từng sống tại ngôi nhà này trong 2 năm và đã xây dựng một trường giải phẫu nhỏ phía sau ngôi nhà, chôn ở đó. Họ lưu ý rằng tuy Franklin có thể biết điều Hewson đang làm, có lẽ ông đã không tham dự vào bất kỳ cuộc mổ xẻ nào bởi ông là một nhà vật lý chứ không phải là bác sỹ"

Và ở Wiki tiếng Anh:

"In 1762, Oxford University awarded Franklin an honorary doctorate for his scientific accomplishments and from then on he went by "Doctor Franklin."

Như vậy, việc dịch "Doctor Franklin" là bác sĩ Franklin là rất sai. Thực chất Franklin có bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford chứ chưa bao giờ là bác sĩ cả.

Nếu lỗi này là của Linh Thủy trên Tuần Việt Nam thì cũng là điều đáng tiếc. Nhưng nếu là lỗi của Nguyễn Cảnh Bình thì còn đáng tiếc hơn nữa bởi không lẽ người biên soạn cuốn sách nói về quá trình làm ra Hiến pháp Mỹ lại nhầm lẫn về thân thế của Franklin đến thế.

Nói thêm về cuốn này cũng có điều đáng bàn. Theo thông tin từ bài này trên Tuần Việt Nam (cũng của Linh Thủy) thì anh Cảnh Bình là người dịch và giới thiệu cuốn "Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào". Đáng chú ý ở đây là anh Bình chọn dịch từ vài tác phẩm cơ bản chứ không phải là dịch từ một cuốn sách "có sẵn". Như vậy vai trò của anh Bình ở đây không hẳn chỉ là dịch giả mà phải là dịch và tổng hợp, biên tập. Nếu chỉ gọi là dịch giả thì e cũng chưa công bằng.

Nhưng dù sao thì trang bìa của cuốn sách này cũng rất có vấn đề vì ghi tên Nguyễn Cảnh Bình ở vị trí như là tác giả sách mà không có mở ngoặc là "Biên soạn" "Biên tập" hay là gì đó tương tự. Thông thường, người ta chỉ để tên tác giả sách ở bìa. Cách trình bày bìa như cuốn này sẽ dễ làm người mua sách lầm tưởng rằng Nguyễn Cảnh Bình là tác giả cuốn sách.


3 comments:

  1. hahaha, lại nhớ đến vụ Nhà khoa học tiến sĩ Motte khởi xướng Love Parade của bà Bùi Minh Hà trên Tuổi Trẻ.

    ReplyDelete
  2. Lại nhớ vụ làm sách. Tổng chi phí một cuốn 300 trang thường chỉ hết 15 nghìn (đã bao gồm tất tần tật tiền in, bìa, hiệu đính, xin phép xuất bản). (có khi rẻ hơn) Tác quyền cho là 5 nghìn đi. (tính trên số bản ghi trên bìa thôi, chưa tính số in lậu hơn so với số xin phép). Bán giá 60 nghìn. Nếu 30% cho phân phối như vậy còn 20 nghìn một cuốn net profit. In 2000 cuốn chính và 3000 nghìn cuốn lậu, là được 5000 cuốn (chưa kể sách best seller thì có thể nhiều hơn nhiều). vậy một cuốn mình nghĩ là cũng lãi khoảng 100 triệu.
    Giàu đấy chứ.

    ReplyDelete
  3. Bạn blogtaichinh nói như thật ấy nhỉ?

    ReplyDelete