Thursday, July 9, 2009

"Người gieo giống tự do trên đồng vắng"

Người gieo giống tự do trên đồng vắng

Pushkin
Bản dịch của Hoàng Trung Thông


Là người gieo giống tự do trên đồng vắng
Tôi ra đi từ sáng sớm tinh mơ
Bàn tay tôi trong trẻo ngây thơ
Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch

Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích
Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi
Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!
Tiếng vinh dự không thể làm tỉnh giấc

Tự do đâu cho một bầy súc vật?
Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông
Đời nối đời, di sản chúng nó chung
Là ách nặng đeo chuông và roi vọt.

Thi hào Pushkin cũng từng có lúc phẫn nộ trước sự thờ ơ của nhân dân và ví dân tộc mà ông yêu tha thiết đó là một "bầy súc vật" bởi lẽ chúng chỉ biết "nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi". Vậy mà người Nga vẫn suy tôn ông là mặt trời thi ca Nga, là nhà thơ vĩ đại của tự do và tình yêu.

Thử nghĩ xem nếu có một danh nhân nào đó ở Việt Nam gọi dân tộc mình như thế, chắc chắn ông ta chẳng thể thành danh nhân được rồi. Có khi lại trở thành thiên thu tội đồ ấy chứ.

Đất nước ta thì sao? Cứ thử đọc một "ý kiến bạn đọc" trên báo QĐND:

"Qua báo chí tôi được biết, tổ chức News Economics Foundation (NEF) có trụ sở tại Anh vừa xếp Việt Nam vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới năm 2009 và là nước châu Á duy nhất có mặt trong top 10. Đây thể hiện việc chăm lo hạnh phúc của Đảng, Nhà nước ta cho nhân dân"
Nguyễn Xuân Thủy, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp)

Ôi, thứ hạnh phúc của loài bò! "Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!"

37 comments:

  1. Đọc cái ý kiến của Xuân Thủy chết cười. AQ đến thế là cùng.
    Ngày xưa có chuyện cười khi người ta về nông thôn hỏi một bà có mấy con: "Ơn Đảng, ơn Chính phủ, nhà cháu được 5 mống ạ" - bà đáp.

    ReplyDelete
  2. Oop, đây toàn là bò biết lướt nét thôi đấy. Không biết bò kèo cày hàng ngày thì sẽ như thế nào?

    ReplyDelete
  3. Bạn Linh lúc nào cũng thâm!

    ReplyDelete
  4. "là ách nặng chuông đeo và roi vọt"

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. Bài thơ này của Pushkin có cảm hứng từ Kinh Thánh. Bản tiếng Việt đã cắt mất câu đề từ từ Kinh Thánh: Người gieo giống hãy đi gieo hạt giống của mình. Bài thơ là hình thức ngụ ngôn giống như hình thức ngụ ngôn về người gieo giống trong Tân Ước. Do vậy không phải Pushkin hàm ý so sánh nhân dân hay dân tộc của ông với súc vật, cũng giống như hình thức ngụ ngôn trong Kinh Thánh thường nói về một bầy cừu (con chiên) không có nghĩa là hạ thấp con người xuống hàng con vật (cừu). Sao lại có ý nghĩ về Pushkin như vậy mà không chịu tìm hiểu về bài thơ của ông? Bài thơ này được Pushkin nhắc tới trong bức thư của ông gửi cho Turgenev. Pushkin viết: Hoang tưởng tự do cuối cùng của tôi, tôi đã từ bỏ và viết mô phỏng ngụ ngôn về nhà dân chủ Jesus Christ đã chết. Bài thơ này là một sự thất vọng của Pushkin không phải về dân chúng, mà trái lại, lại về tuyên truyền chính trị và các lãnh tụ chính trị. Rất mỉa mai, lại là như vậy.

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. Chào bác Đông A. Nếu như diễn giải bài thơ theo thông tin mà bác cung cấp, "Bài thơ này là một sự thất vọng của Pushkin không phải về dân chúng, mà trái lại, lại về tuyên truyền chính trị và các lãnh tụ chính trị." thì phải chăng đoạn thơ dưới đây Pushkin mỉa mai các lãnh tụ chính trị và việc tuyên truyền chính trị dưới thời ông sống?

    Tự do đâu cho một bầy súc vật?
    Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông
    Đời nối đời, di sản chúng nó chung
    Là ách nặng đeo chuông và roi vọt.

    Tôi thấy giả thiết vừa rồi ko hợp lý vì rõ ràng các lãnh tụ chính trị không "chỉ cần cắt xẻo, cạo lông" họ.

    Vậy thì có giả thiết nữa là trong bài thơ này Pushkin đóng vai một lãnh tụ chính trị và thốt lên những lời như vậy. Có phải là các lãnh tụ chính trị thất vọng về dân chúng, và Pushkin thì chỉ thất vọng về các lãnh tụ chính trị?

    Nếu như vậy thì thật khó chắc chắn Pushkin có thất vọng về dân chúng hay ko, nhưng bài thơ này (nhất là đoạn thơ cuối) cho một cảm nhận rất rõ là ông có chia sẻ sự thất vọng về dân chúng với các lãnh tụ chính trị. Bởi vì nếu không có sự chia sẻ ấy thì không nhất thiết Pushkin phải dùng hẳn 1 đoạn thơ cuối để diễn tả sự thất vọng của lãnh tụ chính trị dành cho dân chúng.

    Nếu như những thông tin mà bác cung cấp là chính xác thì theo tôi bài thơ này Pushkin bày tỏ sự thất vọng dành cho cả dân chúng lẫn các lãnh tụ chính trị. Sự thất vọng của Pushkin dành cho các lãnh tụ chính trị nằm ở việc tuyên truyền chính trị của họ rốt cục chẳng đem lại kết quả gì và khiến Pushkin: "Hoang tưởng tự do cuối cùng của tôi, tôi đã từ bỏ".

    ReplyDelete
  9. Tôi không thấy có một điểm nào cho thấy thất vọng về dân chúng. Nếu như có thất vọng về dân chúng thì chẳng thà "giải tán dân chúng đi", tìm một đám dân chúng khác phù hợp với phong trào của mình, chẳng hay hơn ư? Bốn câu thơ cuối cùng cũng được Pushkin sử dụng hình thức ngụ ngôn trong Kinh Thánh. Bốn câu thơ đó để khơi nên tình yêu tự do trong mỗi cá nhân, chứ không phải là "sự phẫn nộ trước sự thờ ơ của nhân dân". Chính Solzhenitsyn cũng đã sử dụng khổ thơ này (bớt đi 1 câu) để đánh thức lòng yêu tự do của mỗi cá nhân trong bài tiểu luận của mình.

    Tôi thấy có những người thích phê phán chính trị này nọ. Nhưng những phê phán đấy lại rất chắp vá và thiếu nhất quán. Khi cần thì nói "giải tán nhân dân đi", khi khác lại nói thất vọng về nhân dân. Vậy khi nào nhân dân cần giải tán và khi nào nhân dân đáng bị phẫn nộ, hỡi các nhà phê bình?

    ReplyDelete
  10. Vâng, tất nhiên là ở đây có thể nhận thấy mục đích sau cùng của Pushkin là muốn khơi gợi tình yêu tự do trong dân chúng, thông qua một ẩn dụ gay gắt và có phần khiêu khích. Tuy nhiên cũng không thể nói rằng không có sự thất vọng nào về dân chúng trong ý của Pushkin. 2 câu thơ này ít nhất cũng thể hiện một sự thất vọng nào đó:

    Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích
    Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi

    ReplyDelete
  11. Đôi khi em đọc những người như bác Đông A em phải tự hỏi chắc là bác cố tình không thấy chứ bác đọc nhiều như thế, khả năng biện luận thế mà bác không thấy thì quá bất thường.

    Kết luận của em sau khi đọc đi đọc lại các comment của bác Đông a:
    He has a theory, he thinks it's right.
    He is married to this theory.
    He needs to be faithful to this theory.
    He channel all related thoughts and argumentation to get this theory work.

    ReplyDelete
  12. Đúng như lời bác Đông A nhận xét, bài thơ này lấy ý tưởng từ người geo hạt giống sự thật ở trong Kinh thánh. Tuy nhiên có 1 điểm khác biệt: trong kinh thánh, người gieo hạt giống luôn tâm niệm là 1 trong các hạt giống này sẽ đến được 1 vùng đất tốt để ra trái. Còn người reo hạt trong bài thơ này thì không tin việc người ấy làm. Nói như bác Đông A trích lời của Pushkin là: "Hoang tưởng tự do cuối cùng của tôi, tôi đã từ bỏ".

    - Ý thứ 2 là bài thơ này dịch chưa sát ý so với nguyên gốc, không muốn nói là nội dung đã bị thay đổi. Đây là bản dịch TA:

    As freedom's sower in the wasteland
    Before the morning star I went;
    From hand immaculate and chastened
    Into the grooves of prisonment
    Flinging the vital seed I wandered--

    But it was time and toiling squandered,
    Benevolent designs misspent...
    Graze on, graze on, submissive nation!
    You will not wake to honor's call.

    Why offer herds their liberation?
    For them are shears or slaughter-stall,
    Their heritage each generation
    The yoke with jingles, and the gall.

    ReplyDelete
  13. Câu:

    Into the grooves of prisonment
    Flinging the vital seed I wandered

    Được dịch gộp vào 1 câu:

    Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch

    Theo vốn tiếng anh trình độ ABC của mình thì là thay đổi ý nghĩa của câu này. Mình xin được dịch lại:

    Theo những lối mòn nô dịch
    Tôi lang thanh gieo những mầm sống

    Đọc câu của dịch giả Hoàng Trung Thông thì mình hiểu ý của tác giả là mong muốn được khai minh cho người khác. Những theo bản tiếng anh thì mình hiểu là tác giả tự mỉa bản thân về sự ngớ nhẩn của mình.

    Còn câu : Graze on, graze on, submissive nation!
    được dịch thành:

    -- Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!--

    thì hòan tòan sai nội dung của câu thơ!dây là câu của dịch giả chứ không phải tác giả.

    ReplyDelete
  14. Tuy nhiên mình đồng ý với ý kiến rằng đọan cuối Pushkin thể hiện sự thất vọng về dân chúng. Nhưng muốn hiểu được tại sao Pushkin lại thất vọng thì phải nhìn vào xuất thân của ông. Pushkin xuất thân từ giai cấp quí tộc, bị ảnh hưởng trong một mức độ nào đó từ phong trào khai sáng và lãn mãn pháp. Pushkin sinh ra đã có cái thìa bạc trong mồm, ông chưa bao giờ biết đến một ngày lao động, chưa bao giờ thiếu một cái áo rét, chưa bao giò nhịn một bữa cơm... và chưa bao giờ hiểu người nông dân Nga.

    -- -----

    ReplyDelete
  15. Lưu ý một chút với bạn Conbo: Bạn cho rằng bản dịch của Hoàng Trung Thông không chính xác. Nhưng cái bạn căn cứ lại là bản tiếng Anh chứ không phải là nguyên bản thì việc làm của bạn rất không thỏa đáng.

    ReplyDelete
  16. Xin ghi nhận ý kiến của bạn Linh. Bạn cho rằng việc mình so sánh giữa hai bản dịch là "rất không thỏa đáng", phải chăng bạn cũng nhận thấy sự khác biệt về ý nghĩa giữa bản TA và TV?

    Nếu đúng là có sự khác biệt về ý giữa 2 bản dịch (theo bản TA mà mình hiểu) thì lại nảy sinh ra 2 vấn đề "rất không thỏa đáng"!!!

    - Bản TA hay Tv thể hiện đúng ý mà Pushkin muốn nói!
    - bản gốc Tiếng Nga của bài thơ có 13 câu, bản dịch tiếng Anh có 13 câu, bản dịch TV chỉ có 12 câu!!

    http://74.125.155.132/search?q=cache:DDBIXwydrskJ:www.thivien.net/viewpoem.php%3FID%3D8368+Người+gieo+giống+tự+do+trên+đồng+vắng&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=th

    Còn việc cảm thụ và kiến giải là tuy vào mỗi người. Mình không có ý định thuyết phục bất cứ ai hiểu theo mình.

    ReplyDelete
  17. Ý tôi là bạn không thể phê bình một bản dịch bằng tiếng Việt dựa trên một bản dịch khác bằng tiếng Anh trừ khi bản dịch tiếng Việt dựa trên ngôn ngữ trung gian là bản dịch tiếng Anh kia.
    Do đó, bất kể việc Hoàng Trung Thông dịch đúng hay dịch sai, nếu bạn không đọc trực tiếp từ nguyên bản thì không thể kết luận "bài thơ này dịch chưa sát ý so với nguyên gốc, không muốn nói là nội dung đã bị thay đổi". Đó là điều rất không thỏa đáng.

    Còn cách hiểu bài thơ này như thế nào thì tôi không có ý kiến.

    ReplyDelete
  18. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  19. Điều thú vị là khi cho rằng "Bài thơ này là một sự thất vọng của Pushkin [...] về tuyên truyền chính trị và các lãnh tụ chính trị.", Đông A chủ yếu dựa vào hai lý do.

    Lý do thứ nhất: bài thơ dựa ̣ trên ngụ ngôn người đi gieo hat trong Tân Ước . Tuy nhiên, theo ngụ ngôn Tân Ước, người đi gieo hạt là người rao giảng về lời cuả Chúa, còn chuyện hạt có nảy mầm tươi tốt hay không là phụ thưộc vào người nghe (xem thêm ở đây http://en.wikipedia.org/wiki/Parable_of_the_Sower) The seeds falling on good soil represents those who hear the word, and truly understand it, causing it to bear fruit. Như vậy Tân Ước chẳng chê trách gì người đi gieo hạt cả .

    Lý do thứ hai: bức thư Puskin gởi Turgenev có giải thích nguồn cơn về bài thơ này . Vậy xin mời các bác tham khảo lá thư này tại link sau :

    http://books.google.com/books?id=JKKaAAAAIAAJ&pg=PA75&lpg=PA75&dq=pushkin+sow+freedom&source=bl&ots=-6SCUgLJVM&sig=i-GhXRcLWRd7aywA0tWxZYhNj9A&hl=en&ei=EkdZSrCfĐqJtgfIosndCg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=4

    Chả biết các bác suy diễn lá thư này dư lào chứ nhà iem đọc tói đọc lui đọc xuôi đọc ngựơc . mà **ếch thâý cái ý Pushkin thất vọng về lãnh đạo hay ngưòi đi gieo giống cả .


    Hay là em chưa đủ thâm ?

    ReplyDelete
  20. Nếu coi bản dịch tiếng Anh kia là chuẩn thì càng thấy rõ ý bài thơ là sự thất vọng về dân tộc mình. Ở ngay cả khổ thơ thứ 2 chứ chưa cần nói gì đến khổ thứ 3. A submissive nation là tình trạng mà chúng ta cũng đang nhìn thấy hiện nay – một dân tộc chỉ biết nghe lời và tuân thủ. Nếu nói về các lãnh tụ chính trị thì tác giả/ người dịch sẽ không dùng cụm từ submissive nation.

    ReplyDelete
  21. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  22. 1. Bức thư Pushkin gửi cho Turgenev viết: "This stanza [khổ thơ về Napoleon] is now meaningless, but it was written at the begining of 1821 - it is the last delirious expression of my liberalism. I have renouced it and the other day wrote an imitation of a parable by that moderate democrat J.C." Đây là lý do Pushkin giải thích tại sao ông viết bài thơ này phỏng theo ngụ ngôn trong Kinh Thánh. Lý do là ông đã không còn tin tưởng vào Napoleon, người hứa đem lại tự do cho dân chúng, và ông đã đoạn tuyệt với nó bằng bài thơ mới này. Và chính vì vậy mà bài thơ này thể hiện sự thất vọng của ông, không phải về dân chúng, mà là về những nhà chính trị, và Pushkin không còn ảo tưởng về tự do. Tại sao Pushkin thất vọng về Napoleon? Bởi vì Cách mạng ở Tây Ban Nha bị Pháp đàn áp. Pushkin viết bài thơ này khi lãnh tụ khởi nghĩa ở Tây Ban Nha là Riego bị treo cổ.

    2. Pushkin ở bài thơ này đóng vai trò như người gieo giống. Nhưng người gieo giống ở đây đã không gieo được hạt giống của mình (trong bài thơ này là hạt giống tự do) ở đất tốt, và do đó ông đã thất vọng "Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích / Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi". Thất vọng này là thất vọng về chính ông, và chính vì vậy mà trong bức thư gửi Turgenev ông nói ông đã đoạn tuyệt với nó.

    3. Bài thơ này chỉ có 2 khổ thơ, mỗi khổ 6 câu, ngoài câu đề từ. Việc chia lại bài thơ thành 3 khổ, mỗi khổ 4 câu là sai. Thành ra 2 câu đầu của khổ 6 câu cuối bị nhét vào thành 1 ý với 2 câu cuối của khổ 6 câu đầu. Mỗi khổ thơ 6 câu là một câu chuyện ngụ ngôn.

    4. Ngụ ngôn Kinh Thánh khi viết về gia súc không có hàm ý hạ thấp hay hạ nhục con người.

    5. Tuy thơ có thể tự do muốn hiểu thế nào thì hiểu nhưng chắc chắn cũng không được hiểu một cách tùy tiện.

    ReplyDelete
  23. Đồng ý với bác Đông A về 2 ý là bài thơ gốc chỉ có 2 khổ thơ, mỗi khổ 6 câu là một câu chuyện ngụ ngôn. Trong đó khổ thơ thứ nhất thể hiện sự thất vọng về chính bản thân (với vai trò người gieo hạt giống hay là lãnh tụ chính trị) của Pushkin. Khổ thơ thứ 2 là một ẩn dụ khác của Pushkin nhằm khơi gợi tình yêu tự do trong dân chúng. Bây giờ chỉ còn xem xem có sự thất vọng nào của Pushkin thể hiện trong khổ thơ thứ 2 ko?

    Đây là bài thơ bằng tiếng Nga:

    Свободы сеятель пустынный

    Câu "Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!" ứng với câu "Паситесь, мирные народы!", dùng Babelfish chuyển sang tiếng Anh được "Be grazed, peaceful peoples!" (Cứ gặm cỏ đi, những con người bình yên!), và nếu đây là sự chuyển ngữ chính xác thì có thể nhận thấy là câu dịch sang tiếng Việt của Hoàng Trung Thông là khá sát nghĩa so với nguyên bản. Trong khi câu trong bản dịch tiếng Anh phía trên là "Graze on, graze on, submissive nation!" như bác Lung Vũ chỉ ra là dễ cho một cảm nhận thất vọng ở cụm từ "submissive nation" (dân tộc cam chịu).

    Câu "Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông" trong nguyên bản là "Их должно резать или стричь.", dùng Google translate chuyển ngữ được "They should be cut or shave.", so với câu trong bản dịch tiếng Anh "For them are shears or slaughter-stall" (Dành cho chúng là cạo lông và giết thịt) là tương đương về ý nghĩa. Nhưng ở đây lại có thể nhận thấy câu dịch của Hoàng Trung Thông với cụm từ "chỉ cần" cũng dễ gây ra cảm nhận về sự thất vọng, kiểu "họ chỉ cần cắt xẻo cạo lông mà không cần tự do do tôi mang đến".

    Như vậy, cuối cùng vềo cơ bản tôi cũng đồng ý với bác Đông A là khó có thể nhận thấy sự thất vọng của Pushkin dành cho dân chúng trong khổ thơ thứ 2.

    ReplyDelete
  24. "Là người gieo giống tự do trên đồng vắng
    Tôi ra đi từ sáng sớm tinh mơ
    Bàn tay tôi trong trẻo ngây thơ
    Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch"

    Mikhail Magid có viết"

    Chế Độ Toàn trị là “nô dịch tích cực”

    Khi nói về chế độ toàn trị người ta thường chú ý đến hiện tượng xã hội là các cá nhân sống trong đó bị bộ máy nhà nước nuốt gọn. Nhưng đây chỉ là cái vỏ bên ngoài của chủ nghĩa toàn trị. Cốt lõi của chủ nghĩa toàn trị chính là hiện tượng mà Yaakov Oved, nhà nghiên cứu chính trị học Israel, gọi là “nô dịch tích cực”. Khác với các chế độ chuyên chế cổ điển dựa trên nguyên tắc “nô dịch thụ động”, nghĩa là cấm “làm một điều cụ thể nào đó”, chế độ toàn trị thiết lập nguyên tắc “nô dịch tích cực” nghĩa là nó cố gắng đưa từng cá nhân hoặc cả một tập thể đến một tình trạng mà họ “tự làm cái được phép”.

    Hiện tượng này là kết quả của quá trình thôi miên quần chúng theo một ý thức hệ cụ thể mà kết quả là họ trở thành những người tự nguyện, thường khi là những người tham gia tích cực vào chính sách cũng như tội ác của chính chế độ ấy. Nhưng điều đó không thể nào thực hiện được nếu chế độ toàn trị không dành cho quần chúng một sự đền bù nhất định về mặt tâm lí. Chế độ toàn trị đưa cho người ta một niềm tin, một hệ toạ độ hoàn chỉnh, sự đồng nhất, tình đồng chí và cuối cùng là cảm giác say sưa khi được tham gia vào đám đông hân hoan và phấn khích đầy thù hận.

    Sự cưỡng ép và kiểm soát toàn diện của bộ máy nhà nước đối với xã hội cùng với tính tích cực của phong trào quần chúng do chính bộ máy đó điều khiển, hai hiện tượng này là cốt lõi và cũng là điểm khác biệt của nó với các chế độ chuyên chế khác.

    ReplyDelete
  25. Tâm trạng đặc trưng cho trạng thái “nô dịch tích cực” được nữ văn sĩ Nga, Evghenia Melser, viết ngay từ cuối những năm 20 của thế kỉ trước như sau: “Ghenia rất thích những ngày lễ 7 tháng 11 và 1 tháng 5. Đấy là những cột mốc trong đời sống đất nước, cột mốc trong hành trình như vũ bão tiến về phía trước, cũng là cột mốc trong cuộc đời của chính cô, cô cho rằng mình có những tình cảm đặc biệt và sẽ nhớ những ngày ấy theo một cách cũng thật là đặc biệt. Sau đó là cảm giác không gì so sánh được, cảm giác được hòa tan vào đám đông quần chúng được khích lệ bởi niềm hân hoan chiến thắng, khi tất cả cùng thở một nhịp, cùng một suy nghĩ, cùng một khí thế”. Ở đây điều đáng lưu ý không chỉ là cảm giác say sưa khi được hoà tan vào đám đông, mà ta sẽ thấy trong phần trình bày sau, có thể là hình thức tồn tại cổ sơ, tiền công nghiệp của con người. Điều đáng buồn nhất và có thể cũng là vô lí nhất trong trường hợp này là dân chúng đã ăn mừng “chiến thắng” trong một đất nước nghèo nàn, đói khát, trong một đất nước đang chìm ngập trong những đợt thanh trừng tàn bạo cả về qui mô và mức độ tàn nhẫn do nhà nước tiến hành. Họ mừng chiến thắng của nhà nước đối với chính mình, mừng sự thất bại thảm hại của chính mình. Ở đây chúng ta bắt gặp một trong những khía cạnh quan trọng nhất của hiện tượng nô dịch tích cực: khi bạo lực trở nên không thể chịu đựng được mà dân chúng lại không có cách nào né tránh thì họ đành phản ứng bằng cách yêu ngay những kẻ đang thi hành bạo lực. George Orwell, dựa vào lời kể của những người từng bị các chế độ toàn trị đàn áp đã chỉ ra sự gắn bó một cách kì quặc giữa nạn nhân và những tên đao phủ. Một nhà nghiên cứu chế độ toàn trị nổi tiếng khác, ông Erich Fromm, đã gọi hiện tượng đó “biểu hiện của bệnh tự làm khổ mình và làm khổ người".

    Một khía cạnh quan trọng nữa của hiện tượng nô dịch tích cực là nguyên tắc trách nhiệm tập thể và cảm giác tội lỗi tập thể. Tại sao các chế độ toàn trị lại cần giành được sự ủng hộ của toàn dân đối với tất cả các họat động của nó, đặc biệt là các họat động thanh trừng? Tạo sao nó phải thường xuyên tổ chức các buổi mít tinh đông người tại các công xưởng, nhà máy, hoặc các buổi diễu hành trên đường phố, nơi thường vang lên các khẩu hiệu đòi tiêu diệt kẻ thù giai cấp hay các dân tộc hạ đẳng? “Đoàn kết, đoàn kết - một nhân vật trong truyện ngắn Trên công trường xây dựng Vạn lí trường thành của Franz Kafka reo lên - tất cả đứng, vai kề vai, cùng nắm tay nhau, máu không chỉ chảy trong huyết quản từng cá nhân riêng lẻ nữa mà chảy trong khắp nước Trung hoa rộng lớn để rồi cuối cùng lại trở về với chính bạn”. Ta có thể thấy ẩn ý của từ máu trong tiếng reo mà nhà văn gắn vào miệng nhân vật của những “công trình xây dựng vĩ đại”. Máu ở đây tượng trưng cho những vụ giết người hàng loạt, những vụ giết người nhằm tăng cường sự thống nhất trong một nhà nước toàn trị. Khi máu đã trở thành chất kết dính mọi người với nhau thì không thể nào lùi được nữa, muộn rồi, cảm giác tội lỗi quá lớn, chỉ còn mỗi một cách là tiến lên.

    Kết quả của nô dịch tích cực là con người như nó vốn là biến mất, nó đã trở thành một chiếc đinh ốc nhỏ trong bộ máy đàn áp của nhà nước toàn trị. Con người bị bộ máy to lớn đó nghiền nát, một bộ máy không cho người ta thể hiện tất cả các chiều kích vốn có của cá nhân mình, không cho người ta suy nghĩ, cảm thụ độc lập, một bộ máy làm cho cá nhân con người tan ra trong sự thần phục lãnh tụ, tan ra trong cơn phấn khích của lòng hi sinh. Chủ nghĩa toàn trị, dù dựa trên tinh thần dân tộc hay giai cấp, thực chất là “một vụ tranh chấp không bao giờ dứt”.

    trích từ bài Biên khảo của Mikhail Magid: Chế Độ Toàn Trị :tương lai tuơi sáng hay quá khứ tối tăm

    ReplyDelete
  26. Bài viết này trên trang mạng Phoenix Hakuhodo của Trung Quốc có 554.753 share views và 420 comments. nguyên bản tiếng Hoa, Google translate

    Why Vietnam is the happiest country in Asia?


    Vietnam as the world's small number of the operation of the government will need financial assistance to foreign countries, GDP per capita less than 1000 U.S. dollars, infrastructure, public education is not high, the conventional point of view, nothing fundamental, "the well-being, happiness" can be statement, however, the situation is in such a country, the per capita in Asia, a Costa Rican economy of Japan, Singapore and West Asian countries, far behind, becoming the only Asian to enter the "Happy Planet Index" ranks the top ten countries.
    Of course, is the Chinese people have every reason to believe that China should be more than happy to Vietnam.


    In fact, we need not to doubt the well-being of the Vietnamese people's happiness index, there is no need to blame the British think-tank New Economics Foundation to consider the appropriateness of indicators, although the economic development and the level of civilization of a society, is one of the criteria of well-being, but many happiness and well-being do not rely on developed economies can bring the industrial civilization to bring money, but also gave rise to the pressure of competition and survival. It is from this, the well-being of the Vietnamese high happiness index is not entirely unreasonable.

    Vietnam is a typical agricultural country, and must say that most people live in rural areas, has long been living a life Like farming. As the last century 80's, Vietnam adjustment militaristic policies, the implementation of reform and opening up, the modern industrial civilization has gradually penetrated into the Vietnamese society.

    People enjoying the quiet life of farming, but also gradually integrated into the benefits of industrial development, is clearly improved the standard of living than ever before, people's well-being on the increase. To endure hardship as a long-term people, in the development of society, life and change gradually improved, and its well-being certainly much higher than the regular people live a good life.


    China has also done a similar survey, with the result that the well-being of farmers is much higher than the urban index, although this result was all the criticism, but the reality is objective. Less developed countries and regions, as long as the sugar to 1, people can easily feel the sweet, because of its requirements and standards of life completely different. Remember that the standard of living of childhood, when parents pocket money to their own 32, they suddenly felt the satisfaction of species-rich and well-being of甲天下; now 32 dollars is pocket money to children, the children also can not estimate when We are the kind of well-being and happiness. Vietnam, the well-being and happiness may be the origins of it!

    Of economic globalization today, we have over-the pursuit of economic development, whether in guiding people to have a happy adjustment needs. Group of Eight (G8) this week held a summit in Italy, of course, most countries in GDP (GDP), and deflation can be indicators of economic recovery, the New Economics Foundation published the second report of the HPI exactly to the well-being and happiness are given a very special kind of green standard, evidence of the "wealth does not necessarily buy happiness."

    ReplyDelete
  27. to HA:

    "He has a theory, he thinks it's right.
    He is married to this theory.
    He needs to be faithful to this theory.
    He channel all related thoughts and argumentation to get this theory work."
    -----
    Chính xác! Nhiều người như vậy lắm bạn ạ.

    -----------------------------------------------
    to Kazenka:

    Nếu khổ 2 bài thơ mà ko phải thất vọng về dân chúng thì nó mang ý nghĩa gì nào? Chả lẽ nói vu vơ vậy thôi? "Вас не разбудит чести клич." ko quá rõ sao??

    ReplyDelete
  28. Để hiểu chính xác, nếu có bác nào biết tiếng Nga có thể dịch nghĩa bài thơ này cho thật chính xác trước khi bàn luận tiếp thì tốt nhất. Không thì lại giống cảnh thầy bói xem voi mất.

    ReplyDelete
  29. "giải tán dân chúng đi"
    xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ !!!

    ReplyDelete
  30. Свободы сеятель пустынный,
    Я вышел рано, до звезды;
    Рукою чистой и безвинной
    В порабощенные бразды
    Бросал живительное семя —
    Но потерял я только время,
    Благие мысли и труды...

    Паситесь, мирные народы!
    Вас не разбудит чести клич.
    К чему стадам дары свободы?
    Их должно резать или стричь.
    Наследство их из рода в роды
    Ярмо с гремушками да бич.
    ----
    Người gieo tự do trên hoang mạc
    Tôi ra đi từ sáng sớm đến khi sao lên
    Tôi gieo hạt giống tăng sức
    Vào chế độ nô dịch
    Bằng bàn tay tinh khiết và vô tội-
    Nhưng tôi mất chỉ thời gian,
    Những suy nghĩ và công trình cao cả...

    Hãy gặm cỏ đi, những người dân (yêu) hòa bình
    Lời kêu gọi danh dự sẽ không thức tỉnh các bạn
    Những quà tặng tự do cho những bầy đàn làm gì cơ chứ?
    Họ cần cắt bỏ hay là cạo sạch.
    Di sản của họ truyền từ đời này sang đời khác
    Cái ách với những tiếng lẻng xẻng và roi da/tai họa
    ------
    Dịch thơ rất khó. Và dịch thơ của Pushkin càng khó.
    Để dịch được bài thơ này và hiểu được nó phải đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử và xã hội Nga thời đó. Kichbu chỉ mạo muội chuyển sát từ này sang từ khác. Không dám bình ..:)

    kichbu wrote today at 9:11 PM
    Không vào còm ở trang ấy được..:)

    -----------

    AC tớ nhờ bạn Kicbu ở bên Nga ngố qua đây tham gia cho vui , nhưng tiếc là bạn ấy không có user account bên Blogspot vì thế o comments được,

    ReplyDelete
  31. em có ý kiến là cái top những quốc gia hạnh phúc nhất đó là về yếu tố môi trường thiên nhiên nhiều hơn là các yếu tố xã hội khác.

    Link tham khảo: http://tinyurl.com/n65x6m

    Nhà báo VN viết ẩu đó giờ đã đành, người phê bình xã hội cũng dựa vào nguồn ẩu đó mà biện/tranh luận thì em e là không ổn ạ

    ReplyDelete
  32. Cảm ơn bác AC và bạn Kichbu. Như bản dịch của bạn Kichbu thì có thể thấy Hoàng Trung Thông dịch khá là sát ý.

    ReplyDelete
  33. Mình thấy cả hai bên đang tranh luận ở trên đều phiến diện, bảo vệ chỉ một cái nhìn, bởi vì hạt giống không mọc được là do lỗi của cả hai bên góp phần, một là người gieo hạt chưa giỏi (nên đành ngậm ngùi than rằng phí thời gian vô ích), hai là miếng đất hạt gieo xuống chưa đủ điều kiện để làm hạt nảy mầm. Bài thơ phản ánh cả hai điều đó, lẽ nào mọi người chỉ nhìn vào một trong hai điều mà tranh luận.

    ReplyDelete
  34. Có một châm ngôn như thế này(đã cải biên):"Cú không nhìn thấy ban ngày, quạ không nhìn thấy ban đêm, còn con người, khi đã cuồng tín thì cả ngày lẫn đêm đều không nhìn thấy". Trong Cựu ước, Chúa phán rằng loài người hãy sinh(đẻ) cho đầy rẫy để quản trị muôn loài...,dĩ nhiên ngụ ngôn trong Tân ước, khi gọi con người là con cừu(chiên) không có ý miệt thị(theo tư tưởng Thiên Chúa), nhưng hãy lưu ý hàm chứa ở đó là sự chăn dắt của người dẫn đường... Vậy chăng ý của Pushkin là chuẩn khi HTT dịch sang tiếng Việt!Rõ là cả bản tiếng Nga, bản dịch tiếng Anh, tiếng Việt chỉ thấy sự thất vọng của tác giả với bản thân và dân chúng - những người thích yên bình.

    ReplyDelete