- Tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn.
- Giao thiệp với khách hàng.
- Người giao thiệp rộng.
- Biết cách giao thiệp.
Ông Lê Dũng là người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, ắt không thể dùng từ bừa bãi. Chữ "giao thiệp" ông dùng hẳn phải có ẩn ý của nó, chứ không phải ngẫu nhiên mà dùng. Có lẽ nó có liên quan tới cụm từ "thường là trong công việc làm ăn" như định nghĩa Wiktionary không?
Ông Hồ Xuân Sơn "giao thiệp" với ông Tôn Quốc Tường có thể vì ông Sơn (hay cấp trên ông Sơn) có "công việc làm ăn" với ông Tường (hay cấp trên ông Tường).
Còn "công việc làm ăn" là gì, như thế nào thì cứ nhìn hai động thái mới nhất của chính quyền hai nước: Ở Việt Nam, người ta giao Tây Nguyên cho Trung Quốc khai thác bauxite để phục vụ cho công nghiệp Trung Quốc, bất chấp lợi ích kinh tế đáng ngờ, và những rủi ro dễ nhận thấy về môi trường và an ninh. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ngang nhiên cấm Việt Nam đánh bắt cá ở những vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và từ trước tới nay vẫn là vùng tranh chấp mà cả hai bên đều có thể đánh bắt cá. Và trên biển Đông, "tàu lạ" đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam và bỏ mặc 26 ngư dân bơi trên biển trên những chiếc can nhựa.
Đó là "công việc làm ăn" của hai quốc gia. Còn "công việc làm ăn" của một số người nào đó ở hai nước thì tôi xin không có ý kiến. Có thể nó lại đang hết sức phát đạt chăng?
Và cuối cùng, chúng ta hồi hộp chờ đợi ông Tôn Quốc Tường sẽ thực hiện lời hứa của ông: "Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam". Giả sử ông Tường quên mất thì sao nhỉ? Hy vọng ông Tường không đãng trí.
Không mấy khi nước Nam ta lại yếu đến thế này!
ReplyDeleteNghĩ cũng tội cho ông Hồ Xuân Sơn. Lần nào mở miệng cũng bị thiên hạ chửi (lần trước là vụ PCI). Nhưng mà, tôi nghĩ, về mặt ngoại giao có mấy mức sau: giao thiệp, giao thiệp nghiêm khắc, gọi lên, triệu hồi đại sứ, và đóng cửa sứ quán. Đúng lần ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, Bộ Ngoại giao TQ đã sử dụng cụm từ "giao thiệp nghiêm khắc" khi Việt Nam cho công ty dầu khí BP thăm dò, và hồi đấy dư luận cũng ầm ĩ. Như vậy lần này VN mới áp dụng mức "giao thiệp" chưa leo thang đến mức "giao thiệp nghiêm khắc". Tôi nghĩ có lý do của nó. Thực chất đây là ván bài ngửa. Tôi cho rằng TQ đã cho VN biết trước lệnh cấm biển, trước khi Bộ Ngoại giao TQ ra tuyên bố cấm biển. Có thể thấy hàng loạt chuyển động trước khi lệnh cấm biển được tuyên bố, như thăm tàu sân bay của Mỹ, thông tin mua tàu ngầm, máy bay, báo chí đề cập tới biển đảo... Khi báo TQ đăng hình tàu TQ chặn giữ tàu VN, họ chỉ viết là tàu nước ngoài, cờ VN trên tàu bị làm mờ không nhận ra quốc gia. VN cho báo chí thông tin về vấn đề tàu VN bị chặn, ban đầu là "tàu lạ", sau là Trung Quốc, có thấy mức độ tăng lên, đồng thời đề cập tới hàng hóa TQ không an toàn. Ván bài ngửa này giờ chơi tiếp thế nào?
ReplyDelete