Bài của Hòa Vân trên Diễn Đàn. Nói như Tưởng Năng Tiến trên talawas thì 50 năm qua, cái Nhà nước này vẫn thế. Không biết liệu 50 năm nữa sẽ còn tiếp tục có những "Nguyễn Hữu Đang" "Lê Công Định"?
Nhà nước pháp quyền XHCN ?
Tại buổi tiếp lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngày 18/6, Thủ tướng tỏ ý « mong muốn Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ công lý, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân » (tin VietnamNet cùng ngày).
Chiều 22/6, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM đã « thống nhất ra quyết định xử lý sai phạm của ông [Lê Công] Định bằng hình thức kỷ luật cao nhất: xoá tên khỏi đoàn luật sư TP HCM. Lý do đưa ra là luật sư Định đã có hành vi vi phạm pháp luật, bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố và bắt tạm giam, vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư » (VnExpress 23.6.2009).
Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (dẫn theo báo Người đại biểu nhân dân, Tiếng nói của Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, 13.4.2008).
Ban chủ nhiệm một thành viên lớn nhất của tổ chức mà Thủ tướng vừa mong thấy « có nhiều đóng góp tích cực để xây dựng Nhà nước pháp quyền » ngang nhiên phỉ nhổ vào điều khoản cơ bản kia của luật hình sự (cũng có nghĩa là phỉ nhổ vào chính mình, nhưng đó lại là chuyện khác), chỉ vì « cơ quan an ninh điều tra » đã quyết !
Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM đang xây dựng « Nhà nước pháp quyền XHCN » hay đang phục dịch Nhà nước công an trị ?
Câu hỏi có cần trả lời ? Chắc là không, nhưng cần nói rõ là nó độc lập với sự việc nêu ra trong cái quyết định kia.
Giới tư pháp nên độc lập với chính quyền và đảng phái, có như vậy mới đảm bảo sự trong sạch, công bằng, bảo vệ quyền lợi của người dân khi thực hiện công việc của mình.
ReplyDeleteỞ Úc, năm 1951, thủ tướng Úc lúc bấy giờ là Menzies muốn đặt Đảng Cộng sản Úc ra ngoài vòng pháp luật (outlaw), giống như đã xảy ra tại rất nhiều nước khác trên thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Menzies đưa ra Luật cấm Đảng Cộng sản và được Hạ viện (tương đương với Quốc Hội) lúc đấy thông qua. Lúc đó vụ việc được đưa ra Toà Án Tối cao (High Court). Tuy nhiên toà Án tối cao bác dự luật này, vì nó đi ngược lại hiến pháp. Menzies một lần nữa muốn thông qua dự luật bằng cách tổ chức Trưng cầu dân ý phổ thông để thay đổi Hiến pháp. Tuy nhiên cuối cùng Cuộc trưng cầu dân ý không đủ phiếu.
Vì vậy Đảng Cộng sản Úc vẫn tồn tại được tới năm 1991, trước khi tan rã, và một số thành viên lập đảng mới.
Đây là một case cho thấy tính độc lập của toà án Tối cao trong việc bảo vệ hiến pháp, bảo vệ sự minh bạch và công bằng trong xã hội. Toà án tối cao không được và không nên liên quan tới bất cứ tổ chức chính trị nào để đảm bảo tính công bằng.
http://home.alphalink.com.au/~loge27/c_war_aus/c_war_aus_dom/cwar_aus_d_cp_ban.htm
This country is ruled by men, not by law, hehehehehe!!!!!!!!!!!!!!
ReplyDeleteMr Do: ruled by men ... ? .. you mean by dumb !!
ReplyDeleteThú thực hôm đọc tin đoàn LS TP HCM xoá tên LS Định trên vnexpress tôi đã chửi bậy. Không biết có nơi nào trên qủa địa cầu này mà các Hội, Đoàn không lo bảo vệ hội viên, không nâng đỡ hội viên lúc họ gặp khó khăn....mà chỉ hăm he bắt hội viên đóng Hội, Đoàn phí, hăm he hội viên sơ hở, phạm luật ....rồi chà đạp họ, tống cổ họ ra khỏi Hội, Đoàn như chưa từng quen biết.Lợi dụng họ đang ngấp ngoái, hay giẫy chết....bồi cho họ một phát cho chết mau.
ReplyDeleteÔi chán đến thế là cùng !
Đoàn Luật sư TP.HCM hồi còn ông Định làm phó là một trong những hội đoàn hiếm hoi lên tiếng phản đối TQ về "vụ Tam Sa". Giờ đây, sau khi ông Định bị bắt, cả Hội Luật gia lẫn Đoàn Luật sư TP.HCM đã tổ chức đấu tố, sau đó là màn khai trừ.
ReplyDeleteTầng lớp trí thức tinh hoa của VN oải quá!
Tôi thấy người Việt nhiều khi bình luận mà không bao giờ tham chiếu văn bản viện dẫn, và điểm này rất đáng ngạc nhiên, nhất là đối với những người có biết đọc và biết viết [Người không biết đọc và không biết viết thì tạm thời không nói làm gì]
ReplyDelete1. Điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư như sau: "Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân",
2. Điều 1 và 2 của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư như sau:
Điều 1.
Luật sư có nghĩa vụ bảo vệ công lý , góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Điều 2.
Luật sư phải tôn trọng và chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh, ý thức về nghĩa vụ này của luật sư phải cao hơn ý thức của người công dân bình thường.
Như vậy tôi thấy Đoàn Luật sư TPHCM xóa tên LS Lê Công Định là không sai, bởi vì điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư không quy định bắt buộc hành vi nghiêm cấm là phạm tội, mà chỉ cần "ảnh hướng xấu" là đủ. Điều 2 quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng nêu rõ: "ý thức về nghĩa vụ này của luật sư phải cao hơn ý thức của người công dân bình thường". Làm Luật sư thì phải chịu quản thúc nghề nghiệp, không được như những người bình thường. Đấy là quy định nghề nghiệp. Vậy vấn đề ở đây ai có quyền phán xét "ảnh hưởng xấu" và ý thức về luật pháp cao hơn dân thường? Tất nhiên là theo quy định của hội đoàn, và trường hợp ở đây là Ban chủ nhiệm đoàn luật sư TPHCM.
nếu vậy thì chỉ cần 1 người nào đó dựng chuyện bêu xấu trên báo hay tố cáo 1 LS là đã làm ân gian dối ( như trốn thuế hay xâm phạm tình dục ) là đủ có "ảnh hưởng xấu" và có thể bị xóa tên rồi ... chả cần đợi đến kết luận của tòa án nhỉ
ReplyDeletetuy đọc nhiều nhưng đọc nhưng toàn vân bản nhồi sọ trên giấy quá cứng (ko dùng được vào mục đích cơ bản khác) thì đọc làm gì ...
Nhiều người tự cho mình là biết đọc biết viết, tự cho mình là trí thức rồi phán rằng người khác chẳng hiểu gì, chẳng biết gì...nhưng chính họ, họ cũng có hiểu gì đâu? chỉ vuốt nước theo mưa thôi. Chán thế đấy ! Trí thức nhà mình nó vậy ! Đến cả trí thức mà còn vậy trách sao dân mình trí nó thấp !
ReplyDeleteTất cả các tổ chức nghề nghiệp xã hội ở Việt Nam đều có thẩm quyền kỷ luật hội viên của mình căn cứ trên điều lệ của hội. Nguyên tắc tiến hành kỷ luật của các tổ chức nghề nghiệp xã hội ở Việt Nam thường như sau: khi có vụ việc xảy ra liên quan tới hội viên, Ban lãnh đạo hội hay Ban kỷ luật của hội yêu cầu người có liên quan tường trình vụ việc, và sau đấy căn cứ vào bản tường trình, căn cứ vào điều tra vụ việc của Ban kỷ luật và căn cứ vào điều lệ của hội ra quyết định kỷ luật. Trường hợp LS LCD chính bản viết tay nhận tội của LS, cũng như băng thu hình là bản tường trình vụ việc của đương sự. Đoàn LS TPHCM có thể có điều tra riêng của mình, vấn đề này tôi không biết. Nhưng đương sự đã tự nhận tội như vậy thì căn cứ theo điều lệ của hội LS việc tiến hành kỷ luật là một điều chính đáng. Và cũng nên nhớ rằng LS LCD cũng là một trong những người từng ở trong Ban lãnh đạo của hội LS TPHCM, và tất nhiên phải biết những quy định nghề nghiệp này.
ReplyDeleteThử
ReplyDeleteMò vào Everywhere Land để xem chủ blog nói gì về bạn Michael, bất ngờ lại thấy bài mình và mấy lời bình luận, Cám ơn Linh và các bạn. Cho phép tôi có mấy câu trả lời Đông A.
ReplyDelete1/ Khi tôi đọc câu : "luật sư Định đã có hành vi vi phạm pháp luật, bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố và bắt tạm giam, vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư", thú thật là tôi không tìm hiểu mấy điều khoản của Luật luật sư và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp nêu trong đó, vì đơn giản nghĩ rằng những điều đó không thể đứng trên Luật hình sự (là Luật của cả nước). Do đó mà tôi tập trung lời bình của mình vào vế đầu của câu, theo đó Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM đã kết luận một thành viên của mình là "có hành vi vi phạm pháp luật" mà không chờ toà xử. Đông A thì nhấn vào vế sau, và (làm như?) không hiểu nội dung lời bình ấy. Âu cũng là một cách đọc vậy.
2/ Nhưng cũng xin cám ơn Đông A đã chép lại mấy điều khoản kia, qua đó mà người bình thường có thể thấy thêm những gian truân đang chờ đợi những ai muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền, khi hiện nay nhà nước ta có thể ban hành một đạo "Luật" với những lời lẽ mơ hồ như "gây ảnh hưởng xấu đến...", cho phép chính quyền một khả năng hầu như vô tận để kết án người khác. Thế nào là gây ảnh hưởng xấu (nhất là trong điều kiện nhà nước tập trung tất cả phương tiện truyền thông trong tay mình) ? Nếu cuối cùng Toà án kết luận là Công an bắt người mà không đủ chứng cứ phạm tội thì sao nhỉ, Công an có "gây ảnh hưởng xấu" đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không? Lợi ích của nhà nước đó có bị xâm phạm không ?
3/ Tôi đồng ý với Đông A là Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM, cũng như Ban chấp hành các hội đoàn khác, có thẩm quyền trong việc phán xét xem một thành viên của mình có vi phạm các điều khoản thuộc nội quy của hội đoàn mình (trong trường hợp này là "Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư") hay không, nhưng liệu họ có thực sự có thẩm quyền để kết tội thành viên đó là vi phạm Luật pháp nhà nước (đây là Luật luật sư) ? Trong bài viết đầy thiện ý bảo vệ Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM của mình, Đông A nhập hai chuyện làm một, tôi e rằng sự nhập nhằng đó có chi không ổn.
4/ Một điều quan trọng mà Đông A vô tình để sót trong lời bình đầu nên đã phải trở lại để nói thêm. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM đã đưa ra quyết định của mình trong khi đương sự vắng mặt và cũng không có luật sư đại diện đứng ra bào chữa cho mình. Làm như vậy, họ vi phạm một nguyên lý cơ bản nữa của Luật là mọi bị can đều được quyền tự mình hoặc thuê luật sư bào chữa, bảo vệ cho mình. Trong một nhà nước pháp quyền sự tôn trọng nguyên lý đó là điều đương nhiên, và chỉ có một bản án chính thức được tuyên tại một toà án hợp lệ mới có thể thay cho việc "tường trình" và tranh luận giữa một thành viên bị kết tội vi phạm nội quy của một hội đoàn với ban chấp hành của hội đoàn đó. Trong một nhà nước công an trị thì khác, "lời thú tội" trước công an, trong khi bị giam cầm, hình như đã đủ để "toàn dân" ném đá vào bị can, huống chi việc "nhỏ" như việc xoá tên khỏi một danh sách hội viên. Tôi ghi nhận những nỗ lực của Đông A để bảo vệ cái khác ấy, nhưng thấy không cần tranh luận thêm.
H.V.
1. Tôi cho rằng "hành vi vi phạm pháp luật" không đồng nhất là hành vi vi phạm Luật hình sự. Vi phạm Luật Luật sư cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
ReplyDelete2. Đoàn Luật sư TPHCM có thẩm quyền xem xét một thành viên của mình có vi phạm Luật Luật sư hay không? Tôi cho rằng có thể xem xét vì Luật Luật sư không phải là Luật Hình sự. Luật Luật sư có những quy định sau:
Điều 7: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, thực hiện quản lý hành nghề luật sư theo quy định của Luật này.
Điều 85. Xử lý kỷ luật đối với luật sư
1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
2. Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
3. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị tổ chức luật sư toàn quốc thu hồi Thẻ luật sư.
Như vậy Điêu7 quy định Đoàn Luật sư "giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư", và điểm 2 Điều 85 quy định: "Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư." Như vậy Đoàn Luật sư có thẩm quyền xem xét và kết luận thành viên của mình có vi phạm Luật Luật sư hay không.
Trường hợp tương tự là Luật Giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông có thể xem xét, tuyên bố, và phạt hành vi vi phạm Luật Giao thông của một cá nhân tham gia giao thông nào đó mà không nhất thiết phải đưa ra xét xử ở tòa án. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với phán xét của cảnh sát giao thông, đương sự có thể khởi kiện ở tòa án hành chính về quyết định xử lý hành vi vi phạm Luật Giao thông của cảnh sát giao thông.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là gì nếu không phải là tuân thủ các văn bản pháp luật. Tôi thấy rất mỉa mai, những người hay phê phán về vi phạm nhà nước pháp quyền này nọ lại chính là những người luôn sẵn sàng chà đạp lên các văn bản pháp luật, sẵn sàng dựa trên cảm tính mà không cần biết các văn bản pháp luật quy định như thế nào.
"Chúng ta có chánh nghĩa sáng ngời" Ngyễn Minh Triết.
ReplyDeleteBác Đông A đã lập luận hoàn toàn chính xác, dựa trên Luật Luật sư.
ReplyDeleteTuy rằng có đôi lúc cảm thấy thực sự không hài lòng về cách viết có phần phiến diện, thành kiến của bác Đông A với một số đối tượng, và cũng không đồng ý với những lần bác áp dụng luật sai mà tôi đã chỉ ra, nhưng phải công nhận lần này bác đã nói đúng.
Cần nói thêm là tất cả những hành vi gần đây của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan An Ninh) và các hội đoàn luật sư cũng như Bộ tư pháp trong vụ án Lê Công Định là hoàn toàn đúng với pháp luật CHXHCN Việt Nam hiện hành. Tôi nghĩ chúng ta không có lý do gì để nghi vấn tính hợp pháp của những quyết định đó.
Một luật sư thì phải chịu sự chế tài nặng hơn và ngặt nghèo hơn một thường dân, đơn giản vì luật sư hành nghề bằng uy tín và quyền uy. Một khi hai điều này bị sa sút thì thật khó để tiếp tục hành nghề. Định lượng "quyền uy" và "uy tín" thì tùy thuộc vào luật luật sư và nguyên tắc hành nghề của mỗi nước.
Vì vậy các bạn hiểu cho, có đôi khi chúng ta nhìn ra nước ngoài và chúng ta khao khát có được những quyền, những quy định pháp luật như nước họ, nhưng thật tiếc, những nguyên tắc đó lại quá xa lạ với Quốc hội của chúng ta, khiến cho những đạo luật được đưa ra đôi khi khiến chúng ta không hài lòng và đôi khi trái với cách suy nghĩ thông thường của chúng ta. Với nguyên tắc của một Nhà nước pháp quyền, chúng ta phải tuân thủ những điều luật đó nếu như nó cũng không hề trái với hiến pháp, đó là trách nhiệm công dân.
Nhưng hơn cả trách nhiệm, đó là nghĩa vụ của một công dân, nếu chúng ta không chỉ ngồi yên và tuân thủ luật một cách máy móc mà đứng lên để phản biện và tìm cách thay đổi những điều luật đó theo những gì mà chúng ta tin là đúng bằng con đường hòa bình nhất: thuyết phục mọi người tuân theo lý lẽ của chúng ta. Bởi vì nguyên tắc của nền pháp quyền là hướng tới sự hợp pháp, hợp hiến và hợp lý.
Vì thế, nếu bác Đông A chỉ hiểu Nhà nước pháp quyền là việc tuân thủ các văn bản pháp luật thì e rằng đó chỉ là một phần ba khái niệm. Đó chỉ là nền pháp trị. Mà như ta đã biết, các bang miền Nam nước Mỹ đã treo cổ và thiêu sống những người da đen như thế nào và họ hoàn toàn nhân danh pháp luật. Nhưng thật khó để gọi những đạo luật đó có tính pháp quyền. Con người sợ hãi nên đã tuân thủ những đạo luật bất công, đó là pháp trị. Nhưng con người sẽ chỉ sống tốt nếu họ tôn trọng thay vì sợ hãi pháp luật. Sự tôn trọng chỉ đến từ việc cảm nhận được tính hợp lý của điều luật. Và đó là vai trò của pháp quyền, thuyết phục người dân tôn trọng pháp luật.
Dẫn điều luật một cách vô tội vạ rồi ném vào mặt người dân trong khi bản thân người dân vẫn cảm thấy có điều gì đó không ổn cũng không khác gì hành động chủ nợ ném vào con nợ một tờ giấy nợ lãi cao mà con nợ buộc phải kí. Dẫu biết rằng luật của mỗi nước mỗi khác vì hoàn cảnh khác nhau, nhưng quá khác biệt trong một thế giới của sự thống nhất, khi những nguyên tắc pháp luật được hiểu như nhau và pháp điển hóa như nhau, như quyền được suy đoán theo hướng có lợi cho người bị xử lý, thì sự khác biệt của chúng ta có vẻ như đôi chút gì đó mang tính lập dị.
Và như người La Mã xưa đã nói: What is law is just, What is unjust is not law. Đó chính là nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền.
Luật để làm gì nếu như người dân từ chối tuân theo? Nhà nước pháp quyền có nghĩa gì nếu như người dân không công nhận cái quyền của luật pháp? Cũng như vậy, thách thức tính hợp lý của một đạo luật không phải là sự chà đạp lên nền pháp quyền như bác Đông A hiểu sai về nó mà đó chính là sự xây dựng nên những quan điểm phục vụ cho nền pháp quyền.
ReplyDeleteTuy nhiên, tất cả những lý lẽ cần phải có tính khoa học và xác đáng. Nói như entry trên của bạn Hòa Vân nào đó là thiếu thiện chí vì bạn đã kết luận mà không đưa ra bất kì lập luận nào ủng hộ. Tôi cũng mong về sau, chúng ta sẽ hình thành thói quen lý luận đi kèm với kết luận. Vì nếu kết luận mà không lập luận thì chỉ là chụp mũ, hay tệ hơn nữa là thói chửi đỏng vô học. Như vậy thì cũng không phải là văn minh.