Anh từng là luật sư bảo vệ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)...ở những phiên tòa mà chưa xử, người ta đã biết trước kết quả. Giờ thì đến lượt anh trở thành "tội phạm" và sẽ trở thành "bị cáo" trong một phiên tòa tương lai.
Luật sư Lê Công Định bị bắt theo Điều 88 – Bộ Luật hình sự, cụ thể theo báo CAND, "vì đã có những hành vi câu kết với các thế lực thù địch chống nhà nước Cộng Hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam."
Sau Lê Công Định sẽ còn là những ai?
Đây là link một bài viết về Lê Công Định trên Tuổi Trẻ. Từng du học ở Đại học Paris 2 (Pháp) và Đại học Tulane (Mỹ), Lê Công Định trở về Việt Nam với mong ước "gầy dựng một công ty luật mình thích, góp phần gầy dựng tinh thần thượng tôn pháp luật từ cộng đồng tới doanh nghiệp và cả chính quyền" và " mở một trường đại học luật tư thục đào tạo kiến thức hiện đại và thực tế phục vụ cho phát triển". Thành công trong sự nghiệp- là trưởng một văn phòng luật có tên tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và cả hôn nhân- cưới một trong những hoa hậu đẹp nhất Việt Nam (hoa hậu Ngọc Khánh) nhưng người ta biết tới Lê Công Định nhiều hơn như một luật sư bảo vệ nhân quyền và một cây bút sắc sảo trên các tờ báo trong và ngoài nước (như Tia Sáng, BBC...), với những ý kiến sâu sắc về cách thức xây dựng một nhà nước dân chủ, pháp quyền, một xã hội lành mạnh và tôn trọng quyền con người.
Và Lê Công Định trở thành tù nhân của chế độ, như những người anh từng bảo vệ trước tòa án trước đây.
Như ai đó đã nói, mỗi công dân sống trên mảnh đất này đều là một người tù dự khuyết.
Trong vài ngày tới có lẽ trên CAND, SGGP hay một số báo khác, chắc sẽ có những bài "tố cáo" Lê Công Định, tô vẽ hình ảnh anh như một kẻ hám danh, trục lợi, hay tệ hại hơn, như một tên gián điệp làm việc cho "các thế lực thù địch chống đối Nhà nước XHCN".
Nhưng có lẽ anh đã lường hết những điều này trước đây.
Chúc anh vững bước.
PS: Cùng thời gian với việc luật sư Lê Công Định bị bắt thì một luật sư khác là Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn tới Tòa án Nhân dân TP Hà Nội kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa vì đã ra quyết định khai thác bauxite trái luật.
PS2: Tin thêm về vụ bắt luật sư Định trên VNN có nhiều chi tiết hơn báo CAND.
PS3: Đọc trên nhiều blast trên Yahoo 360 thấy có nhiều cảm thông với cựu hoa hậu Ngọc Khánh. Tôi lại nghĩ Ngọc Khánh nên tự hào khi có một người chồng như Lê Công Định. Chồng hoa hậu Phan Thu Ngân vào tù vì tham nhũng, ăn hối lộ, chồng sắp cưới của hoa hậu Hà Kiều Anh vào tù vì buôn lậu. Còn chồng hoa hậu Ngọc Khánh bị bắt vì đấu tranh cho một xã hội dân chủ, công bằng và tôn trọng pháp quyền hơn.
hic, con ai voi ai? Co the hieu vi sao dan chung dam ra chan ghet bon con an chinh quyen nhu vay!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTrung Quốc cho đụng tàu ngư dân để thử lửa Việt Nam.
ReplyDeleteViệt Nam cho bắt bớ luật sư bảo vệ dân chủ để thử lửa trí thức.
À, thì cũng như hôm trước đi thăm Đại tướng, hôm sau triển khai rầm rộ dự án bauxite, lần này là vừa mới tổ chức Đại hội Luật gia Dân chủ thế giới xong, hôm sau phải bắt luôn một trong những luật sư dũng cảm bảo vệ dân chủ nhất VN.
ReplyDeleteChỉ buồn là nhiều người rất bạc: họ đọc vài tờ báo chính thống và sau đó cho mình quyền phán xét về những người (theo họ) là phản phúc này. Nhưng chính họ, hoặc con cháu họ, sẽ được thở thứ không khí tự do đúng nghĩa, nhờ những con người dũng cảm này.
Bị shock khi nghe tin anh Định bị bắt, ở VN bây giờ không biết tin vào cái gì nữa.
ReplyDeletetoi nghi ban Ha An noi khong sai. Toi chan nhat canh phai chung kien tui con ong chau cha moi luc moi noi tai Uc, New Zealand, va My. Di dau cung dung tui no. Tui no ko hoc hanh, ko lam viec, vay ma co xe hoi con sang hon ca dan phuong Tay nua. Con nua, ma cha me ong ba cua chung noi nuoc Viet Nam dan chu, sao chung ko o do ca doi di? Sao noi nuoc phuong Tay boc lot roi chu nghia tu ban thuc dung vay ma dung dung keo nhau di o nuoc ngoai de huong thu cai goi la dan chu thuc su? Noi den day la dien tiet len duoc. Chong toi la nguoi Uc, anh ay noi voi toi la "luc nao em gap thang nao trong giong Cong san thi noi voi anh de anh noi no ve Viet Nam ma song, dat Uc cua tao ko can may!"
ReplyDeleteBH nghĩ, bắt bớ LS Lê Công Định chồng HH Ngọc Khánh cũng sẽ đánh một tiếng động trong giới nghệ sĩ.
ReplyDeleteTrích: chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra "biến động chính trị" vào năm 2010.
ReplyDeleteđúng là chữ tài liền với chữ tai 1 vần (Nguyễn Du). Có 1 điều lạ là nhà nước ta cho LS Lê Công Định học Luật ở Pháp, Mỹ nên việc tiếp thu những tinh hoa, tư tưởng dân chủ, thiết chế tiến bộ Phương tây là điều rất hiển nhiên, có thể dự liệu được. Mình nghĩ LS Lê Công Định đã dự liệu và biết trước kết cục như thế này khi chắp bút viết những bài báo ''phản động'' và mong muốn sớm thay đổi các thiết chế luật pháp quan liêu, tham nhũng. Dù sao đi nữa, anh là người can đảm dám nói, chia sẻ những suy nghĩ cấp tiến của mình cho mọi người. Chúc mọi điều tốt lành cho anh!
ReplyDelete"Mỗi công dân sống trên mảnh đất này, đều là một người tù dự khuyết..." là của Vũ Thư Hiên, trong tác phẩm "Đêm giữa ban ngày"
ReplyDelete@Rolling Stone: Tôi chưa rõ ý bạn thế nào khi viết "nhà nước ta cho LS Lê Công Định học Luật ở Pháp, Mỹ"? Như bài báo trên Tuổi Trẻ thì có vẻ như ông Định đi du học không phải từ học bổng Nhà nước.
ReplyDeleteTớ nghĩ, việc bị bắt chắc chắn phải có bằng chứng lý do, thực ra, tại thời điểm này, nếu chưa hiểu rõ vấn đề và nhìn vào những chứng cứ thì không thể nói là bên nào đúng, bên nào sai, không thể lập tức chụp mũ cho nhà nước Việt Nam là đàn áp trí thức, cũng không thể chụp mũ cho Lê Công Định là cấu kết với phản động nếu chưa được chứng minh. Và nếu thực sự luật sư Lê Công Định vi phạm pháp luật Việt Nam thì sẽ phải xử theo pháp luật. Không có ai là ở trên pháp luật cả, kể cả luật sư.
ReplyDeleteVụ bắt giữ luật sư Định đã cung cấp nhiều điều thú vị về các vụ Điếu Cày, Tiến Trung, Thức OCI trước đây.
ReplyDelete"Nếu tại một nơi nào và ở một thời điểm nào mà luật pháp xem lòng yêu nước là tội phạm, thì thay vì trừng phạt những nhà yêu nước, hãy thay đổi luật pháp ấy."
ReplyDeleteLuật sư Lê Công Định, trong bài bào chữa cho luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân
Về băn khoăn của bạn Thùy Trân anh Linh đã có phỏng đoán: "Trong vài ngày tới có lẽ trên CAND, SGGP hay một số báo khác, chắc sẽ có những bài "tố cáo" Lê Công Định, tô vẽ hình ảnh anh như một kẻ hám danh, trục lợi, hay tệ hại hơn, như một tên gián điệp làm việc cho "các thế lực thù địch chống đối Nhà nước XHCN". Mời bạn đón xem.
ReplyDeleteVà trước mắt bài trên vnn có nêu khá nhiều lý do đấy.
Cứ từ từ khoai sẽ nhừ.
ReplyDeleteHạ hồi phân giải nhưng thấty các bác comment phản ứng dữ dội quá.
Tớ cũng nói luôn về lá đơn của luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Việt Nam trong việc khai thác bauxit ở Tây nguyên là trái Luật môi trường của nước Việt Nam. Tớ đọc thì thấy có vẻ khá thuyết phục, có điều đơn gửi tòa án thành phố Hà Nội. Không rõ luật Việt Nam lắm, nhưng cũng là khá khó hiểu nếu tòa án Hà Nội có quyền pháp luật ở những vấn đề có tính quốc gia thế này, mặc dù thủ tướng là công dân Hà Nội. Nếu kiện ở Tây Nguyên có vẻ có lý hơn vì Tây Nguyên là đơn vị "bị hại" trong trường hợp này.
ReplyDeleteViệc luật sư lần đầu tiên trong lịch sử gửi đơn kiện thủ tướng này đúng là có nhiều ý nghĩa. Giả thuyết rằng luật sư này đứng đơn một mình, không có thế lực nào ở đằng sau, thì việc này cho thấy:
- thứ nhất, đúng là xã hội Việt Nam đã bước sang một thời kỳ mới, khi người dân đã dám lên tiếng đấu tranh công khai với tầng lớp lãnh đạo, ( so với ngày xưa, chỉ viết một truyện ngắn chẳng may tả cái cây, giống cây nhà lãnh đạo, hay đặt tên nhật vật, giống tên lãnh đạo, thế là lập tức bị chụp mũ nói xấu lãnh đạo, bị đì lên bờ xuống ruộng, mặc dù có khi lãnh đạo chả biết gì về cái truyện ngắn này- truyện Cây táo ông Lành là một ví dụ).
- Thứ hai, nó cho thấy quả thật xã hội Việt Nam đang ở trong một thời kỳ thiếu một "doctrine", một đường hướng nhất định, một cơ sở của lòng tin, một kiểu "chủ nghĩa" nhất định để thống nhất được các tầng lớp khác nhau. Kiểu lãnh đạo hô hào lý tưởng xã hội chủ nghĩa ngày xưa đã không còn tác dụng nữa vì hệ thống thông tin nhiều kênh ngày nay đã khiến người dân biết suy xét hơn. Nhưng kiểu mới thì chưa hình thành, và vì thế các loại tư tưởng khác nhau tràn ngập xâu xé cái "thị trường" bỏ không này. Vì thế, VN "desperately need" một tư tưởng mới thực sự tạo được sự thông nhất, lòng tin và tính dân tộc.
Có điều, chúng ta phải luôn nhớ. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao. Bẻ một chiếc đũa thì dễ, bẻ cả chùm đũa thì khó. Vì thế, dù là tư tưởng nào, cũng phải hướng tới sự thống nhất sức mạnh của dân tộc chứ không phải để chia đàn sẻ nghé. Bởi vì tất nhiên, kẻ thù của đất nước muốn đất nước chia rẽ thì sức mạnh sẽ giảm đi. Ví dụ này thấy rất nhiều trong lịch sử. Ví dụ, Anh trước khi rút khỏi Ấn Đọ, chia Ấn Độ làm ba phần. Ấn Độ ở giữa, Pakistan một bên, Băngladesh một bên, thế là cứ tha hồ mà cạnh tranh kèn cựa, oánh nhau, dù thực ra về văn hóa con người đáng ra có thể cùng nhau là một đất nước thống nhất ( hồi tớ học ở trường thấy các bạn ba nước này ghét nhau lắm). Dụng ý của Anh là làm giảm sức mạnh của Ấn Độ. Hay ví dụ khác là bạn Mỹ. Tại sao bạn cứ to mồm về vấn đề dân chủ ở Trung Quốc, về vấn đề Tây Tạng, đòi cho Tây Tang tách khỏi Trung Quốc. Tại trái tim bạn đau buồn vì người Trung Quốc không được dân chủ, người Tây Tạng không được độc lập? Hay tại vì bạn muốn Trung Quốc chia cắt nhỏ ra thì sẽ bớt sức mạnh, bớt sự đe dọa với vị trí hàng đầu của bạn? Thử đoán xem lý do nào.
Cho nên, tớ thấy dư luận ủng hộ những người dám đấu tranh dân chủ là tuyệt vời, nhưng phải hết sức cẩn thận, không nên để ý tưởng nobble của mình bị lợi dụng để tạo nên cái không có lợi cho chính bản thân đất nước mình.
Và nếu bạn định phá một cái đi, bạn phải biết rõ bạn định xây lại như thế nào trước.
Giả thuyết thứ hai là luật sư kia có người đứng đằng sau. Vậy thì mục đích của người đứng đằng sau này là gì? Muốn ngừng lại việc khai thác Tây Nguyên vì có hại cho an ninh đất nước? Không muốn NTD làm thủ tưởng, muốn đưa người khác lên?( Tại sao?). Muốn gây rối trong đất nước?
Cho nên, tớ thấy vấn đề này phức tạp hơn là bề mặt của nó. Và để đánh giá về nó không thể một chiều, nóng vội.
Tất nhiên, pháp luật là pháp luật. Vì bất cứ lý do gì, thì bất cứ ai cũng phải chấp hành pháp luật.
@ Dương Thùy Trân: vâng, không ai có thể đứng trên pháp luật cả, từ bất kể là dân gộc hay luật sư. Phạm vi của khẳng định đó cũng đúng với cả công chức nhà nước hay cán bộ chính phủ.
ReplyDeleteLuật pháp không phải chỉ đơn giản là những cỗ máy vô hồn, cứ input bị cáo thì output sẽ là phạm nhân. Luật pháp là để đảm bảo công bằng, và nếu không đảm bảo điều đó, luật không còn tính chính danh của nó. Khi nó không chính danh, người ta cần "thay đổi" nó. "Người ta" ở đây chính là những người công dân có trách nhiệm với xã hội mình sống.
Ls Lê Công Định đã nhận ra tính không chính danh của nó, anh dám đòi hỏi thay đổi nó, như thế, anh là công dân có trách nhiệm hơn rất nhiều người (hay đa số?) trong chúng ta.
Về phía bạn, bạn đang ngụy biện dựa vào cái lập nghe rất hợp lí: tuân thủ luật pháp. Đó cũng là đòi hỏi của các nhà nước chuyên chế (xưa cũng như nay): bắt người ta tuân thủ luật pháp không chính danh. Bạn và nhiều người đang (vô tình) tiếp tay cho cái ác theo cách đấy.
Nếu có quá lời, mong bạn bỏ quá.
noble, sorry
ReplyDeleteHà An: Tớ nghĩ là luật nếu lỗi thời thì đúng là cần sửa đổi. Bạn có thể đấu tranh để sửa đổi pháp luật, nhưng trước khi nó được sửa đổi thì bạn vẫn cần phải tuân thủ nó. Bởi luật pháp tạo ra trật tự trong xã hội.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteĐành xin phiền bác Linh để trao đổi thêm ở đây với bạn Trân.
ReplyDeleteThứ nhất, bạn hơi nhầm: luật pháp có thể tạo ra trật tự trong xã hội, cũng như ngược lại: nó còn tạo ra sự hỗn loạn trong xã hội. Chẳng hạn, nếu đợt trước nhà nước mà đồng ý cấm phụ nữ ngực bé đi xe máy, thì luật đó chắc chắn gây ra hỗn loạn, chứ làm gì có trật tự gì - tất nhiên, trừ phi mình hiểu sai khái niệm trật tự.
Thứ hai, đồng ý với bạn là Ls Định cũng cần tuân thủ pháp luật. Mình muốn nói thêm vài điểm. Vấn đề ở chỗ việc tuân thủ pháp luật lại mang tính chủ quan. Chẳng hạn, Ls Cù Huy Hà Vũ kiện TT, thì ông ấy cho rằng như thế là tuân thủ. Người khác, nếu bảo thủ và quen tuân mệnh hơn, lại cho rằng như thế là lố bịch và đáng bị bỏ tù. Hẳn Ls Định ý thức được việc mình làm, và chấp nhận nó. Chỉ có điều: khi ra tòa, ông có được xử theo đúng pháp luật không? Đấy mới là mấu chốt của vấn đề: luật phải khách quan, chứ không được phụ thuộc vào những suy nghĩ chủ quan của con người, không được phép tùy tiện áp đăt quan điểm của ai vào các phiên tòa.
Thứ ba, điều mình muốn nói nhất ở đây là thế này (tất nhiên cá nhân một chút): thực ra chúng ta đang rất vô trách nhiệm. Chúng ta nhìn người khác đi vào chỗ chết - cho chúng ta sống tử tế hơn. Nhưng chúng ta biết làm gì ngoài việc ngồi đây tranh luận qua mạng, rồi sáng mai, bạn lại đi khắp nước Mỹ chẳng hạn, còn tôi, tôi lại chúi đầu vào công việc. Nhiều lúc ngao ngán là thế thôi.
Xin ph b Linhc opy b v v c c Comment !
ReplyDeleteXin phep bac Linh duoc copy bai viet và cac comment!
ReplyDeleteTrong số các bạn liên quan tới dân chủ này nọ thì mình có hảo cảm ông Định nhất. Có học thức, rất thông minh, vợ đẹp (con khôn?), nhà giàu và vẫn nghĩ về đất nước, dân tộc. Người như thế này, nhất là người VN, là tương đối hiếm. Có gan làm cách mạng đi tù là chuyện thường thôi, hy vọng sau này đất nước được lèo lái bởi những người như ông Định thì tốt quá.
ReplyDeleteHôm nay đọc tin thấy bí thư Mạnh bắt tay trưởng ban tổ chức trung ương Tàu thấy oải quá, chắc là bạn trưởng ban tổ chức Tàu này sang để sắp xếp nhân cho đảng Việt. Đại hội X của Đảng 2010 sắp tới rồi còn gì. Kiểu này nên nhập mẹ thành một tỉnh của Tàu, khỏi băn khoăn bauxite hay Hoàng Sa Trường Sa. Nhiều bạn cũng họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần nhưng nhiều khi mình băn khoăn các bạn ấy có phải là người VN không. Sợ quá cơ.
Xin duoc cam on ban Ha An vi nhung comment thang than va day tinh cam cua ban!
ReplyDelete@Ha An: Hay cho từ "ngao ngán". Cảm giác buồn da diết, nhưng ko biết làm gì hơn. Cái tiêu cực ai cũng thấy, chỉ là "không còn can đảm" để lên tiếng...Lo cho bản thân còn chật vật, tìm công lý cho ai để mang họa vào thân...Tự hỏi, sao "dại" quá, vì yêu nước...hay do "đất nước" quá hoàn hảo không muốn lắng nghe những ý kiến xây dựng chân thành...Yêu nước phải theo sách vở đã qui định, ko thì hãy im lặng mà sống cho mình...
ReplyDeleteHà An:
ReplyDeleteVề ý kiến thứ nhất: Tớ cũng đồng ý với bạn là không phải bao giờ luật pháp cũng "make sense", và không phải lúc nào nó không phải là hoàn hảo. Nhưng về cơ bản, mục đích của luật pháp là tạo ra trật tự và công bằng trong xã hội, tạo một chuẩn chung để mọi người theo đó mà làm, không vi phạm vào quyền của nhau. Ví dụ: luật giao thông, đi bên phải đường là để người đi đường ngược nhau đừng có đâm vào nhau. Luật tài sản, để dựa trên đó mà biết đâu là tài sản của mình, đừng có tranh tài sản của người khác. Một đất nước có các đạo luật để dựa theo đó mà đất nước vận hành. Một đất nước cũng có quyền tự bảo vệ. Nó có quyền định nghĩa những hành động nào là làm "ảnh hưởng tới an ninh đất nước" và có quyền xử công dân của nó theo những điều luật này. Nếu thực sự luật sư Lê Công Định có làm những việc như VNN nói ( gặp những lực lượng chống chính phủ, bàn kế hoạch tạo ra một chính quyền mới..vvv), thì chiểu theo luật pháp Việt Nam, luật sư Lê Công Định vi phạm pháp luật và phải bị xử theo pháp luật. Nếu luật sư Lê Công Định không làm những việc này mà bị vu cáo vì những lý do chính trị thì luật sư không vi phạm pháp luật, và việc vu cáo này cần được làm rõ.
Tớ nghĩ luật là luật là luật. Chúng ta không nên nhập nhằng giữa việc chấp hành pháp luật và ý kiến riêng của chúng ta về luật. Đáng tiếc thay, tớ thấy việc nhập nhằng này rất phổ biến ở trong tâm lý người Việt Nam.
Ví dụ: Tháng trước tớ ở VN, tớ đi xe ôm, tớ hỏi anh xe ôm sao anh không đội mũ bảo hiểm. Anh cho một tràng chê bai công an bắt đội mũ bảo hiểm, rồi không đội thì bị công an phạt, công an lấy tiền đó đút túi. Nhiều khi chạy thì bị công an đuổi theo bắt, có những người chạy rồi gây tai nạn, vào bệnh viện. Tóm lại, ý anh là trăm thứ lỗi tại công an đuổi những người không đội mũ. Rồi những người xung quanh cũng đồng tình với anh chê bai công an đuổi theo những người không đội mũ. Điều này làm tớ rất ngạc nhiên, vì bản thân anh không thấy cái sai của anh là anh không đội mũ, vậy là anh đã vi phạm luật giao thông. Việc công an đuổi theo anh vì anh không đội mũ là việc đúng. Việc anh chạy gây tai nạn là lỗi của anh, không phải của công an. Việc công an lấy tiền phạt rồi đút túi là việc sai vì vi phạm luật, nhưng việc sai này không có nghia là anh không đội mũ là việc đúng. Anh không đội mũ, là anh phạm luật, là anh sai trước đã. Nhưng mọi người lại đứng về phía anh xe ôm, ý là bảo công an đuổi làm gì, thôi thả cho người ta đi, tội nghiệp!!! Vậy thì thấy là người dân vi phạm pháp luật xuất phát từ việc ngay từ đầu không có ý thức tuân thủ pháp luật.
Ví dụ thứ hai: Tớ lên máy bay, ngồi cạnh một anh người Hà Nội đi thăm người nhà, vì không biết tiếng Anh nên nhờ tớ dịch. Anh này phàn nàn với tớ một chuyện là theo qui định của sân bay, mỗi người Việt chỉ được mang $7,000. Anh mang $7,0000. Nhưng trong ví lại quên mất là có $500 tiền lẻ. Khi qua cửa khẩu, cô nhân viên cửa khẩu nhất định bắt anh bỏ lại $500 bởi vì theo qui định chỉ được mang $7,000. Anh không chịu, rồi anh gọi cả sếp của cô ấy và cả những người nọ người kia anh quen ở sân bay ra nói với cô ấy để cô ấy cho anh qua. Cô ấy lúc đầu vẫn không chịu, rồi nhùng nhằng mãi cuối cùng thì anh vẫn đi được với $7500. Anh kể lại chuyện này với tớ ý nói là cái cô kia dở hơi, có vài trăm quá qui định thì cũng nên bỏ qua để cho anh đi, ý anh như là anh là người bị hại. Tớ rất ngạc nhiên khi nghe chuyện này vì anh hoàn toàn không ý thức được cô gái kia làm đúng, anh mới là người vi phạm qui định. $7,000 là $7000 chứ không phải $7,500. Nếu ai cũng như anh, thêm tí chút thế thì còn ra cái luật lệ làm gì. Anh không ý thức được vì anh không có tư tưởng chấp hành pháp luật, có gì xin xỏ công an là xong.
Tớ nói những ví dụ này để nhấn mạnh là xuất phát điểm của mỗi người khi quan sát một vụ kiện phải là : Thế luật pháp về vấn đề này nói gì?
chứ không nên cảm tính, chủ quan, ý kiến cá nhân.
Về ý kiến thứ hai của bạn, tớ thấy là không valid. Luật pháp có giấy trắng mực đen, tuân thủ pháp luật tức là làm theo những điều đã được ghi giấy trắng mực đen đó. Ví dụ, nếu bạn đọc đơn kiện của luật sư Cù Huy Hà Vũ, bạn sẽ thấy rất rõ, mỗi nội dung kiện, luật sư đều dẫn chứng là điều luật nào, ghi ở đâu, thuộc bộ luật nào. Thậm chí, luật sư còn dẫn chứng cả điều luật về người có quyền kiện. Cho nên, nếu có một phiên tòa công bằng, rất có thể vị luật sư này sẽ thắng kiện. Đấy chính là "tuân thủ" theo pháp luật.
ReplyDeleteTất nhiên, nếu chỉ đọc luật mà xử được thì luật sư sinh ra làm gì. Luật sư là để "giải thích, vận dụng" luật trong mỗi trường hợp. Ở đây, bắt đầu có những yếu tố chủ quan. Tuy vậy, điểm bắt đầu vẫn rất khách quan, nghĩa là luật số mấy, thuộc bộ luật nào, từ đó có thể mỗi người hiểu luật một cách hơi khác nhau. Cái đó thực ra thuộc quá trình xử thôi, không có gì là bất công ở đây cả.
Về điều thứ ba, thì tớ nghĩ việc bạn tranh luận qua mạng, và bảo về điều mà bạn cho là đúng, thì cũng là một cách đóng góp làm lan rộng điều mà bạn tin tưởng. Không nhất thiết ai cũng phải đi vào chỗ chết thì mới tạo ra được một thế giới tốt đẹp hơn. Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều cách để tạo ra sự thay đổi. Bạn đóng góp bằng cách của bạn và nên tự hào là bạn đã quan tâm, và viết về vấn đề. Và việc tớ đi khắp nước Mỹ ngày mai ( như bạn nói) mà không đi chết thì cũng không có nghĩa là tớ không có lòng nhiệt tình với common cause. Bởi tớ acquire kiến thức. Và kiến thức sẽ là một vũ khí quan trọng trong những cuộc đấu tranh hiện đại.
Các bạn viết dài quá, lý luận lằng nhằng nhưng chẳng đâu vào đâu. Mình nói ngắn gọn : ở nước ta, có luật pháp cái đéo.
ReplyDelete@Mimi: "Mình nói ngắn gọn : ở nước ta, có luật pháp cái đéo"
ReplyDelete=> ngắn gọn mà rất súc tích !!!
@Dương Thùy Trân: "Nhưng về cơ bản, mục đích của luật pháp là tạo ra trật tự và công bằng trong xã hội"
=> Cái này hỏa mù rồi. Ví dụ ở Mỹ trước đây luật cấm da đen ngồi chung xe bus với da trắng thì công bằng chắc? Hoặc điều 4 Hiến pháp VN quy định chỉ có đảng cs được quyền lãnh đạo, trong khi tỉ lệ 3 triệu đảng viên / 85 triệu dân có công bằng không ???
Em gần đây có xem một film của Mỹ, hình như có adapt một câu chuyện có thật trong CIA. Rồi hôm nay có cái vụ luật sư Định này nữa. Quả thật VN kém. Bác Định mà là cộng sản sống ở Mỹ thì có khi bị tai nạn oto hoặc là bị một kẻ điên (có chứng nhận của pháp y nhé) nào bắn vỡ sọ rôi ấy chứ.
ReplyDeleteNhưng suy cho cùng, đến cả người Mỹ cũng không muốn có sự tồn tại của những người cộng sản trên đất nước của họ cơ mà. Nhưng khác với VN, họ có đủ phương tiện, cách thức và trí thông minh để đảng CS vẫn tồn tại nhưng là đảng vô hồn.
Lại lan man sang chuyện khác.
Em thì chả được học kinh tế học phát triển, cũng chả được học ở Pháp ở Mỹ như bác Linh, nhưng em thiển nghĩ, cái gì cũng cần có thời gian, và cái gì nó cũng có con đường (hay nền tảng) của nó. Nền tảng của dân chủ là gì? Em không đọc sách về dân chủ mấy nhưng mạo muội nhìn vào những gì nước Mỹ đã kinh qua em thấy là cái nền tảng đầu tiên của dân chủ là sự phồn thinh của kinh tế (các bác thử nhìn đi, chả người nghèo nào nghĩ đến chính trị cả đâu, như em đây làm quần quật 16h/ngày, về chỉ muốn ngủ, chủ chả hơi đâu để ý đến mấy vụ chính trị chính em). Nói đến đây bác Linh đừng dẫn ra các nghiên cứu tìm mối tương quan giữa dân chủ và phát triển kinh tế nhé. Em không thấy mấy cái đó quá thuyết phục đâu vì đa số các nghiên cứu đó là các nghiên cứu salon, các bác economist của WB, IMF, hay các kinh tế gia làm cho các NGO, funded by chính phủ Anh Mỹ đến lướt ván kiếm tiền (mà kô fải tiền cò con) ở các nước nghèo nàn, nhìn vào đống số liệu rồi chạy mấy cái mô hình lượng, kiểu gì cũng phải ra kết quả, mà xét cho cùng cũng chỉ để chứng minh cho luận điểm đã có sắn trong đầu, nói theo kiểu kinh tế học nhà bác Linh là các hypotheses được nghĩ ra từ lúc xin fund..Cái nền tảng tiếp theo là một xã hội văn mình và những cá thể trong xã hội đó văn minh (dạ em nghĩ dể người Việt Nam ta văn minh hơn thì chắc còn lâu lâu đó, người Hàn giầu thế, xã hội văn minh thế, nhưng chả ai nói người Hàn Quốc văn minh cả, tất nhiên theo cách định nghĩa văn minh của Phương Tây). Và dân chủ (lại theo cách định nghĩa của phương Tây) nó sẽ tự đến khi mà nền tảng kinh tế và xã hội và nền tảng con người đã có đủ. Nếu dân chủ hóa với một nền tảng như Việt Nam thì em e rằng chỉ là ngụy dân chủ thôi.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là chúng ta cứ như vậy mái. Em lấy một ví dụ cỏn con. Sếp em, già hơn bác LS Định khoảng chục tuổi, cũng được đào tạo bài bản ở Phương Tây, cũng là người có tư tưởng cởi mở nhưng bác ấy có lần nói vừa vui vứa nhẹ nhàng với một bác, cũng là người Việt "tài năng" và một thời nổi tiếng, tốt nghiệp ở Harvard's Kennedy School, hiện đang kiếm tiền ở Trường Lý Quang Diệu ở Singapore (cũng nói thêm là bác ấy nổi tiếng lúc bác ấy không phải lo kiếm sống hàng tháng chứ bây giờ cơm áo gạo tiền vào rồi, lo kiếm dự án, kiếm fund để giữ ghế Assistant Prof. nên chả còn thấy bác ấy nổ nữa), việc biết cái gì yếu chỉ là cái mở đầu, còn việc làm thế nào để đạt được kết quả mới là cái quan trọng/cái quyết định. Còn không thì chỉ là sự ngộ nhận về sự “vĩ đại” của mình, nhất là khi được một số người tung hô. Giống như luận văn tiến sỹ của bác Linh ấy. Bác nhận ra vấn đề từ 3 năm trước, nhưng để giải quyết nó, làm thế nào để vừa đạt được mục đích đi học TS của mình, vừa tìm được lời giải cho bài toán của mình, cũng mất 3 năm chứ có ít gì đâu. Rồi lúc mới nghĩ ra vấn đền để làm, bác nghĩ sẽ phải làm bằng cách này cách kia, dùng số liệu này số liệu kia, đến lúc bắt tay vào làm thì mới biết. Đấy là chưa kể bác còn phải chỉnh đi sửa lại theo phản biện, hoặc là của các bạn bè trong khoa, hoặc ở các hội thảo khoa học MỞ và CHÍNH THỨC(chứ không phải hội kín và phi chính thức) rồi GS trong committee nữa chứ. Ặc ặc mất công lắm.
Mà thôi, mẫy chuyện này em chả dám lạm bàn nữa, vì em không phải elite học nhiều biết rộng như các bác và cũng không thuộc loại vô công dồi nghề như các bác hàng xén và các bác lĩnh tiền đều đặn của “Ông Già” (bác nào từng ở Mỹ thì chắc biết “Ông Già” là ai)
Bác Linh thông cảm, đừng xóa cái comment nhăng nhít của em nhé.
Hôm nay có đọc kỹ các tin tức về việc bắt "khẩn cấp" LS.Định thấy hơi buồn vì dường như tiếng nói phản biện, trái chiều ngược lại với Đảng là không trước thì sau cũng bị quy kết vào một tội nào đó.
ReplyDelete@Dương Thùy Trân: thấy bài viết của bạn khá hay, tôi không phải dân luật nhưng đặt lại thử câu hỏi trong các ví dụ của bạn là. Ở ví dụ 1: anh xe ôm không đội mũ bảo hiểm là sai luật, nếu chạy trốn và gây ra tai nạn thì anh ta càng sai; nhưng giả sử và chỉ giả sử nếu anh Công an truy đuổi bắt anh xe ôm mà anh CA này không đội mũ bảo hiểm (vì thấy anh xe ôm này là chạy theo để bắt ngay) thì theo luật anh CA này sẽ bị phạt tiền nhưng thực tế anh xe ôm có dám đề nghị phạt tiền lại anh CA này không ?! Cái khổ là ở VN dường như điều này là không thể ...
Ở ví dụ 2: tôi cũng bị ở hoàn cảnh ra sân bay nhưng bị chặng lại không vì mang quá tiền mà là vì cái Chứng minh nhân dân (CMND). Hình như có nghị định hay thông tư gì đó quy định là khi đi nước ngoài phải cầm Passport và CMND, khi đi nước ngoài học tôi chỉ cầm theo Passport (vì ra nước ngoài thì chỉ có Passport giá trị)và ra phi trường tôi bị chặn lại vì lý do không có CMND cầm theo để kiểm tra Passport của tôi cầm có đúng là của tôi không ? Tôi thấy quy định này thật sự quá vô lý vì Passport do cơ quan có thẩm quyền VN cấp, có hình, có ngày sinh, có cả số CMND thế mà phải cần thêm tờ CMND đã cũ. Và quy định này sau được bỏ. Ở VN còn nhiều nghị định vô lý mà mỗi người làm trong nghề sẽ thấy nhưng vẫn được & bị duy trì dài lâu ...
Tôi không phải dân luật nhưng cảm thấy nếu luật ban hành dường như tính khách quan hay công bằng sẽ không còn khi quyền lợi của một bộ phần quyền lực đúng phía sau để "lái" theo ý muốn. Và có lẽ luật là cũng do con người làm ra thì cũng do "con người" phán quyết !!!
Bạn Dương Thùy Trân nói nghe rất hay. Ở đâu chả có luật. Thời nào không có luật.
ReplyDeleteChâu Âu Trung Cổ và Nhà thờ, Ấn Độ thuộc Anh, Đông Dương của Pháp, Nước Nga Sa Hoàng, Sô Viết Stalin, Đức Quốc xã, Khmer Đỏ, Nam Phi Apartheid, Afghanistan Taliban, Myanmar Quân Phiệt... đều có luật, tất nhiên. Những thế chế, định chế đó không những họ có luật (cho riêng họ), họ còn có nhà tù, cảnh sát, quân đội, trại lao cải, và hơn hết, thòng lòng, súng và cuốc.
Thoreau, Gandhi, Mandela, King, Park, Aung San Suu Kyi... và biết bao nhiêu người khác nữa, có tên không có tên, bây giờ, hôm qua, hôm kia, thế kỷ trước phạm luật.
Phạm luật là phạm luật. Yeah. Bất kể cái luật đó bất công, phi lý, vô nhân và áp đặt như thế nào. Bất kể cái hệ thống thể chế đó mục ruỗng, tha hóa, lộng quyền ra sao. Bất kể nó trái với với những điều khoản, hiến chương, nghị định, công pháp quốc tế mà người ta đặt bút ký. Bất kể nó đi ngược lại những căn bản tiến bộ của thời đại trên bình diện nhân văn (và nhân đạo) được rộng rãi (universally) thừa nhận, tôn trọng. Bất kể. Một trong những điều đó được ghi trong Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ mà tôi chắc bạn có nghe qua. Nó cũng có trong Tuyên ngôn Độc lập của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Nếu bạn đã đầy, thừa mứa những chúng. Mừng cho bạn. Hoặc giả bạn định nghĩa "Sống" là không chết (thậm chí lâm sàng) như y học, như bác sĩ pháp y. "Tự do" là được cầm CMND đi lại khắp các vùng miền trên đất nước. "Mưu cầu hạnh phúc" là mưu cầu hạnh phúc trong luật định (của một thiểu số thống trị) thì tôi tin không ít người thuộc đa số cúi mặt thầm lặng của 86 triệu dân Việt Nam, trong đó có tôi, sẽ ngã mũ chào bạn, một thị dân công bằng, khách quan, điềm đạm và lý trí. Một công dân toàn cầu của thế giới phẳng.
Hôm nay bạn có thể "tự do" đi xuyên nước Mỹ, vào quán ăn không cần xem bảng (cấm chó, da đen, da đỏ, và da vàng), thưởng thức các công nghệ “tân kỳ” nhờ tiến bộ của khoa học (đừng quên khoa học) và thành quả đấu tranh xã hội và dân sự có biết đâu một phần nhờ công và tội của những kẻ phạm luật, trực tiếp và gián tiếp, góp phần. Diện mạo nào của thế giới hôm nay từ đâu ra? Nếu không phải là nhờ máu, mồ hôi, nước mắt của những kẻ phạm luật, những tiếng nói khác biệt, những phản kháng đối trọng, những phát minh, suy nghĩ mới mẻ, bạo dạn và có tính thách thức nền tảng xã hội hiện tại mà bạn cho là manh động, dễ gây bất ổn gầy dựng nên?
Nếu không có phong trào Giải phóng Dân tộc Á Phi và khắp nơi trên toàn thế giới, không trào nhân quyền của người da đen những năm 1960, thì đâu có The Immigration and Nationality Act of 1965 ra đời, xóa bỏ sự kỳ thị người châu Á và trước đó là Đông Âu nhập cư vào Mỹ, để bạn có thể tung tăn ở đó rồi ung dung bàn về sự "phải đạo".
Bạn đã đọc và biết gì về The 1952 McCarran-Walter Immigration and Nationality Act và The Immigration Act of 1924 chưa? Hay bạn bận đi shopping và lên mạng bình luận về sự nông nổi, dại dột, phản động của vài anh hùng rách việc ăn chưa no, nghĩ chưa thấu, dễ bị xúi dục và có mưu đồ bất chính, rồi bạn sẽ lại quay sang dạy dỗ khuyên nhủ một đám đông khích động, kém cỏi, và thiếu hiểu biết.
"Tự do", "Dân chủ" và những khát vọng chính đáng khác trong tiến trình của lịch sử nhân loại chưa từng, và sẽ không bao giờ, cần sự chuẩn y của bất cứ một cá nhân, quyền lực, hay chờ đợi đóng mộc, dán nhãn mác kiểm chứng hàng chất lượng cao của bất thương hiệu (đa quốc qia) nào đâu bạn.
Bạn Mimi: Ừ đúng là tình trạng hiện tại ở nước ta "luật là cái đéo". Nhưng không phải vì nó là "cái đéo" hiện nay mà coi đó là chuyện bình thường và tiếp tục để nó thành "cái đéo" trong tương lại. Không thể dùng ngụy biện "luật là cái đéo ở VN" để tự mình cũng vi phạm pháp luật, góp thêm vào "cái đéo" đó. Bởi vì nó là "cái đéo" hiện nay nên mỗi người đều phải góp phần mình để nó không còn chỉ là "cái đéo" trong tương lai.
ReplyDeleteBạn Bob Thornton: Tất nhiên luật pháp ra đời trong những hoàn cảnh nhất định, đều phải chịu những hạn chế của lịch sử. Dù quá trình phát triển của nó có những bất công do hạn chế trong nhận thức của con người mỗi giai đoạn lịch sử nhưng mục đích cuối cùng của nó vẫn là công lý. Và chính con người góp phần đấu tranh để ra những đạo luật công bằng hơn. Luật phân biệt da trắng và da đen ở Mỹ đã bỏ lâu rồi vì nó bị chứng mình là không phù hợp với tinh thần công bằng của luật pháp.
Tớ không nói là mọi luật pháp ở VN đều hoàn hảo, công bằng, bởi vì luật cũng phải phát triển theo sự thay đổi của xã hội như những cái khác, và đội khi vì nhiều lý do nó bị tụt hậu. Nhưng tớ nói là trong trường hợp cụ thể vị luật sư này bị bắt, thì trước hết phải chiếu luật hiện hành xem vị này đã vi phạm những điều khoản gì. Còn việc tranh luận xem những điều khoản luật đó có nên còn tồn tại hay không là một cuộc tranh luận riêng biệt.
Ví dụ, luật sư Cù Huy Hà Vũ nói thủ tướng đã vi phạm luật môi trường. Lý do mà luật sư đưa ra là chiểu theo luật môi trường Việt Nam, thì phải có nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường Tây nguyên nếu khai thác bauxit ở đó trước khi quyết định khai thác được đưa ra. Nhưng quyết định khai thác được thủ tướng ký trước khi có nghiên cứu môi trường về việc khái thác này. Vậy thì chiếu theo điều A,B,C, trong điều luật này, thủ tướng đã vi phạm pháp luật. Theo tớ, một lập luật chặt chẽ là phải như vậy.
Nói luôn về vấn đề đa nguyên đa đảng mà bạn nói ở VN chỉ có một đảng. Theo tớ, thì mỗi dân tộc có một đặc điểm văn hóa riêng, một cách phát triển riêng. Không nhất thiết cứ phải đa nguyen đa đảng cho giống người ta thì mới đạt được ấm no hạnh phúc. Ví dụ, đa nguyên đa đảng như ở Thái, suốt ngày biểu tình đánh đấm đâu làm ăn gì được. Chỉ có một đảng cầm quyền như ỏ Đài Loan sao vẫn phát triển mạnh. Thêm nữa, các bạn cứ nhòm sang Mỹ bảo, đấy người ta dân chủ thế đấy, đa nguyên đa đảng, nhưng thực ra chỉ có hai đảng Công hòa và Dân chủ nắm quyền, tất cả các đảng khác không ngoi lên được. Nay đảng Dân chủ nắm quyền cả Nhà trắng và Quốc hội thì thành gần như chỉ có một đảng, tại cái gì Nhà Trắng muốn thì Quốc hội thông qua hết. Vì vậy, nhiều khi nhìn nó giống con bò mà không phải con bò.
Nói vậy, không phải tớ không thấy những mặt trái của một Đảng như chắc chắn tham nhũng sẽ lộng hành, hay quyền lợi chính trị của người dân bị hạn chế, nhưng đồng thời bạn cũng nên cân nhắc những mặt được của nó là sẽ có stability, yên ổn về chính trị để phát triển kinh tế.
Tóm lại, tớ muốn nói là không nên ảo tưởng rằng mọi cái khác với hiện tại là sẽ hoàn toàn tốt đẹp hơn. Không phải từ một Đảng thành nhiều Đảng mà đã có lợi cho đất nước hơn. Mọi thứ đều phải qua nghiên cứu, cân nhắc mặt lợi hại, nhòm xem hàng xóm thế nào, nhòm xem người đi trước ra sao.
Bạn Forever, nếu anh công an kia phạm luật thì anh lái xe ôm nên chiếu theo luật tố cáo về phòng ban của anh công an đó những hành động vi phạm pháp luật mà anh xe ôm biết. Còn việc anh xe ôm phạt lại anh công an thì theo tớ biết không đúng với luật.
ReplyDeleteBạn Khuê Việt:
ReplyDelete1. Đúng là quá trình đấu tranh mà bạn nói là quá trình đấu tranh để luật pháp ngày một công bằng hơn. Nhưng như tớ trả lời bạn Bob ở trên cũng để trả lời bạn luôn như thế.
Thêm nữa, ý bạn bảo luật dùng để bắt luật sư Công Định là không công bằng, cái đó bạn chưa chứng minh được, nên bạn không thể so sánh việc bắt này với quá trình phát triển luật pháp của nhân loại.
2. Bạn muốn tranh luận thì chỉ nên tập trung vào vấn đề tranh luận, không nên đả kích cá nhân tớ. Vì làm như vậy, không giúp gì cho cuộc tranh luận cả.
sorry, trong ví dụ trên về đa nguyên đa đảng, tớ muốn nói Singapore chứ không phải Đài Loan. Singapore chỉ có một đảng cầm quyền từ 1959 tới nay.
ReplyDeleteBạn D.T.Trâm mà lấy ví dụ Singapore thì không nên lấy làm gì. Vì Singapore hoàn toàn khác với VN, người nó ít, luật của nó chặt chẽ hơn VN, và quan trong là quan chức của Sin không tham nhũng nhiều và tràn lan như ở VN và ở Sin dù độc đảng nhưng các Đảng khác vẫn có thể đôi khi có tiếng nói của mình mà không bị bắt vì tội giống như chống phá nhà nước CHXHCN như ở VN !!! Và tôi có nhớ là có ý kiến rằng nếu Lý Quang Diệu mà quản lý ở VN như Sin thì phần trăm thành công là con số 0 tròn...
ReplyDeleteTôi cũng muốn nước mình có thể hoặc 1 Đảng nhưng phải phát triển được như Singapore (như so sánh của bạn) thì Đảng đó mới tồn tại hoặc ra đi để có sự lựa chọn đa Đảng (nhưng hy vọng chắc 2,3 Đảng mạnh để có thể ổn định và phát triển không như Thái Lan). Có thể hiểu đơn giản là khi 1 Đảng thành công, tạo ra được sự công bằng, bình đẳng giữa mọi người và tôn trọng sự khác biệt thì Đảng đó nên tồn tại và ngược lại ...
@Dương Thuỳ Trân:
ReplyDelete1. Bạn có đồng ý với tôi rằng dân chủ là cái mà xã hội Việt Nam cần hướng tới hay không? Tôi chưa nói tới nền dân chủ mạnh hay yếu và cần thực hiện được trong tương lai gần hay xa, vì mạnh hay yếu và gần hay xa là phụ thuộc vào khả năng của mỗi đất nước.
Nếu bạn đồng ý dân chủ là điều cần hướng tới thì bạn có đồng ý rằng: không thể có một nền dân chủ đích thực nếu hiến pháp không bảo vệ đa nguyên, đa đảng hay không? Hay nói cách khác, bạn có đồng ý rằng một hiến pháp bảo vệ đa nguyên, đa đảng (tự do chính trị) là điều kiện cần và tiên quyết cho một nền dân chủ đích thực và lành mạnh hay không?
Nếu bạn đồng ý với các điều trên thì chắc chắn bạn sẽ nhận thấy rằng phải có một sự đấu tranh nào đó để hiến pháp Việt Nam bảo vệ đa nguyên, đa đảng. Và nếu theo cách của bạn, tức là đấu tranh nhưng cần tuân thủ luật pháp, thì bạn có thể vui lòng chỉ ra một cách đấu tranh cho đa nguyên, đa đảng mà "tuân thủ luật pháp Việt Nam" được không?
Chưa cần nói tới các hành động cụ thể để đấu tranh cho đa nguyên, đa đảng, mà chỉ cần nói tới việc đấu tranh cho "quyền được tự do nói về đa nguyên đa đảng" ở Việt Nam thì bạn cũng sẽ thấy việc tuân thủ luật pháp là không thể. Tôi không hiểu là bằng cách nào để đấu tranh "quyền được tự do nói về đa nguyên đa đảng" mà người đấu tranh lại không thực hiện việc "nói về đa nguyên đa đảng"? Và một khi đã "nói về đa nguyên đa đảng" thì người đó không tuân thủ luật pháp Việt Nam rồi.
2. Về chế độ đa đảng ở Mỹ
Bạn viết:
[Thêm nữa, các bạn cứ nhòm sang Mỹ bảo, đấy người ta dân chủ thế đấy, đa nguyên đa đảng, nhưng thực ra chỉ có hai đảng Công hòa và Dân chủ nắm quyền, tất cả các đảng khác không ngoi lên được. Nay đảng Dân chủ nắm quyền cả Nhà trắng và Quốc hội thì thành gần như chỉ có một đảng, tại cái gì Nhà Trắng muốn thì Quốc hội thông qua hết.]
Vấn đề không phải là đảng nào cầm quyền và trong thời gian bao lâu, mà vấn đề nằm ở việc các đảng khác có quyền cạnh tranh chính trị với đảng cầm quyền hay không. Việc Mỹ chỉ có 2 đảng thay nhau cầm quyền không có nghĩa là hiến pháp Mỹ quy định Mỹ chỉ được có 2 đảng chính trị hoạt động. Việc các đảng khác ngoài 2 đảng Cộng hoà & Dân chủ không ngoi lên cầm quyền được là vì năng lực cạnh tranh chính trị của họ kém hơn 2 đảng kia, và kết quả dành cho họ là một sự công bằng, có gì mà phải bàn cãi ở đây nhỉ?
3. Về đa nguyên, đa đảng và ổn định xã hội
Bạn viết:
[Ví dụ, đa nguyên đa đảng như ở Thái, suốt ngày biểu tình đánh đấm đâu làm ăn gì được.]
Nếu bạn trả lời "đồng ý" với những câu hỏi ở phần đầu trả lời 1 của tôi thì với ví dụ của bạn nếu trên, chúng ta sẽ chỉ cần xem xét thêm là cần thực hiện tiến trình dân chủ như thế nào để giảm thiểu hậu quả của việc "biểu tình ĐÁNH ĐẤM".
Dân chủ là một tiến trình, và cần thực hiện từng bước 1, từ nền chuyên chế -> nền dân chủ yếu -> nền dân chủ mạnh. Và nếu bạn đã đồng ý với 1 tiến trình như thế thì bạn sẽ nhận thấy rằng sớm hay muộn Việt Nam (hiện tại đang ở chế độ chuyên chế) cũng sẽ phải trải qua một nền dân chủ yếu như của Thái Lan, với mức độ "ĐÁNH ĐẤM" mà tôi không dám hình dung.
Điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là nếu càng kéo dài thời gian của chế độ chuyên chế thì những di chứng và hậu quả mà nó để lại cho nền dân chủ yếu là càng lớn và nặng nề. Và không ai khác, chính con cháu chúng ta sẽ "đánh đấm", chém giết lẫn nhau, bởi vì sự trì trệ nhu nhược của chúng ta. Đó chính là di dản lớn nhất mà thế hệ này của Việt Nam để lại cho mai sau.
Ý của bạn Mimi là ở nước ta có luật pháp cái đéo tức là chúng sẽ tùy tiện gán cho anh LÊ CÔNG ĐỊNH bất kỳ tội gì chúng thích, có thế mà bạn DTT cũng không chịu hiểu cho.
ReplyDeleteBạn đòi hỏi chờ xem cái gì nữa? Chúng sẽ gán cho anh LÊ CÔNG ĐỊNH tội gián điệp, chống chế độ... chứ còn gì nữa mà chờ?
Cho bạn Dương Thùy Trân đi làm thay chú Lê Dũng được đấy. Lải nhải hòai những điều chẳng đâu vào đâu.
@Mấy anh chị chửi: Cãi nhau không có nghĩa là chửi nhau.
ReplyDeleteViệc cho nhiều Đảng ở Mỹ hoạt động mà "cạnh tranh" thế quái nào đó chỉ còn 2 đảng có khả năng hoạt động, thế có phải là mánh khoé không nhỉ?
Chuyện anh xe ôm: Em nhớ là trong cái luật đội mũ bảo hiểm ấy, người ta có nói "không đội mũ[...] sẽ bị phạt [...] trừ trường hợp [...] đang truy bắt tội phạm"
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete1. Bạn Trân lý luận như đọc trong văn bản nhà nước ra.
ReplyDelete2. Nếu không muốn chửi như Mimi: ở Việt Nam chỉ có một luật duy nhất - Luật rừng.
3. Đã là chống lại con người thì không có lý luận nào có thể bao biện. Luật rừng tất nhiên chống lại con người.
4. Mình phục bạn nhất ở thái độ nhẫn tâm, bạc bẽo. Bạn ở Hoa Kỳ thêm độ vài chục năm nữa, rồi in các tranh luận của bạn ở đây về cho nhà nước đọc, nhà nước sẽ tôn trọng bạn - không bỏ tù bạn, và bạn sẽ thấy nhà nước ấy thật biết cách bảo vệ tự do và dân chủ: tất cả khoái cảm ấy đều do những người như Ls Định hôm nay đang đổ xương đổ máu ra để đòi cho bạn có được trong tương lai.
Nêu thêm 1 ý: Cần xem thêm về bản chất con người VN trong lí luận liên quan đến KT-CT-XH
ReplyDeleteLuật vn ko phải là cái đéo. Luật VN cũng bắt chước nước ngòai thôi. Phải nói chính xác là người thực hiện như cái đéo thì đúng hơn.
ReplyDeleteVụ ông LCD chẳng hy vọng có công bắng gì cả đâu. Chq VN ko công bằng trong nước thì ra nước ngòai lại bị mấy nước đó ko công bằng lại. Nói chung công bằng chỉ có tính tưởng đối thôi...tự nghĩ.
ReplyDeleteComment lăng nhăng.
DƯƠNG T TRÂN@ từ ngày thành lập nước Sin 1959 đến nay thì Singapore đâu có độc đảng hồi nào đâu ??? . PAP vì quá mạnh chiếm đa số ghế trong quốc hội Sin nên nắm quyền điều hành chính phủ từ đó tới nay . Lý Quang Diệu từng tuyên bố Đảng viên PAP trong chính phủ được tuyển chọn thuộc hạng A xuất sắc về trí thức họ không hề sử dụng hạng B . ( Việtnam thì sử dụng du kích với y tá chui trong hang bắn súng 20 năm ra điều hành xã hội ) .
ReplyDeleteNăm 2001 tranh ghế tại Quốc hội của Singapore có các Đảng sau:
Đảng People's Action Party do Gok Chong Tong cầm đầu ( cuối cùng chiếm đa số ghế)
Sigapore Demoncratic Alliance do 4 đảng Natinal solidarity Party, Pertubuhan Kebangsaan Melayu Singapura ,Singapore Justice Party,Singapore People's Party hợp lại đứng đầu là Chiam See Tong
Singapore demoncratic Party do Chee Soon Juan cầm đầu
Worker's party thủ lĩnh là Low Thia Khiang
Demoncratic progressive Party do Tan Lead Shake là long đầu đại ca
@Dương Thùy Trân Về đa nguyên đa đảng:
ReplyDeleteTôi thấy bạn lập lờ đánh lận con đen rồi.
Ai nói với bạn là ở Singapore là độc đảng? Bạn nói Singapore chỉ có một đảng cầm quyền từ năm 1959 đến nay. Bạn thấy 1 mà ko thấy 2 rồi. Vấn đề là có một đảng cầm quyền những vẫn có những đảng khác, việc bầu cử được tiến hành với sự tham gia của nhiều đảng, và đảng nào hay, đảng nào giỏi, đảng nào lãnh đạo tốt thì nhân dân sẽ bầu lại.Nếu đảng cầm quyền làm sai, những đảng đối lập sẽ lên tiếng, và đó là động lực cho cái đảng cầm quyền phải biết luôn luôn tự hoàn thiện minh. Cho nên dù rằng singapore chỉ có 1 đảng cầm quyền từ năm 1959 đến nay, thì bản chất hoàn toàn khác Việt Nam!
Chuyện nước Mỹ: Ở Mỹ sẽ ko có chuyện sai lầm của một đảng được duy trì quá 4 năm, trong khi ở Việt Nam, một chính sách sai lầm có thể được duy trì trong 40 vì cái sự ngu dốt, chủ quan, duy ý chỉ của bọn lãnh đạo. Tôi phải dùng từ bọn! Bạn thấy sự khác nhau ko?
Thái lan: Như bạn nào đó đã nói, Thái Lan đang ở trong quá trình dân chủ yếu. Tôi xin nói thêm, bạn có thấy là những người đó họ tự nguyện để suốt ngày biểu tình ko? Đó cũng là một quyền của họ, họ cảm thấy hạnh phúc khi làm điều đó ( có thể), nó khác với ở VN , cho dù bạn có muốn cũng ko được phép biểu tình. Mà ai nói bạn là Thái Lan ko làm ăn gì được? 98 năm nữa KT mới theo kịp Thái Lan, mà đó là trong trường hợp người ta đứng yên đấy.
Bạn lại nói "Nhưng đồng thời bạn cũng nên cân nhắc những mặt được của nó là sẽ có stability, yên ổn về chính trị để phát triển kinh tế" Lại ngụy biện!
Thứ nhất: Tôi có thể chỉ ra cho bạn những xã hội stability, yên ổn về chính trị mà kinh tế rất kém, ko có đột phá, sáng tạo: Đó là xã hội phong kiến. TBT giờ khác gì hoàng đế ngày xưa? Và những nước độc đảng, độc tài, hầu hết đều ko khá nổi? Cần ví dụ? Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Việt Nam... và chừng mực nào đó là cả Trung Quốc nữa.
Ổn định kiểu Việt Nam sẽ chỉ tạo điều kiện cho tham nhũng hoành hành, cướp bóc trắng trợn ( cướp đất của nông dân), ngồi trên luật pháp (vụ PCI, PM18) mà thôi. Vả lại, bạn học triết chắc cũng đã biêt qui luật mâu thuẫn. Có mâu thuẫn mới có phát triển, còn như VN, tôi chỉ thấy nó ngày càng ù lì mà thôi, sự ổn định chính trị này nhìn ngắn hạn có vẻ có lợi, nhưng về dài hạn thì ko chắc. Tôi e rằng nó kìm hãm kinh tế nhiều hơn là phát triển kinh tế đấy!
Bạn Trân kia chê bai Mỹ, chỉ có 2 Đảng có khả năng giành quyền nhưng lại chẳng hiểu gì về nó cả. Cái đó tạo cho nền dân chủ Mỹ là #1 trên cả thế giới này đó. Mỗi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kéo dài gần 2 năm trời để chọn ra 1 người. Bạn có thấy nước nào có cuộc chọn lựa kỹ lưỡng như Mỹ không? Cần thêm đảng nữa để làm gì? Vì 2 cái Đảng đó đã đủ thấy nó dân chủ lắm lắm rồi, thông minh vô cùng rồi. Bạn có hiểu cơ chế bầu cử và hoạt động của thượng và hạ viện Mỹ không? Bạn có biết 2 cái Đảng ấy cạnh tranh nhau rất khốc liệt và phải thay đổi liên tục không? Nếu không thì dân nó vote off. Bạn có biết vai trò của hiến pháp Mỹ và chánh án tòa án tối cao không? Ở ta có tòa án nào dám xử chủ tịch nước không?
ReplyDeleteTrên thực tế nhà nước và Đảng là đày tớ của dân, dân đóng thuế nuôi họ, họ làm việc sai thì sa thải. Thế nên tôi thấy cái vụ kiện của ông Vũ kia quả là thông thái.
Duong Thuy Tran khoe khoang di day di do, "acquire kien thuc" nay no, nhung lap luan vo van cu chuoi, nhu mot ba gia chua buoc ra khoi luy tre lang. Botay.com
ReplyDeletetruoc khi phat bieu linh tinh, de nghi DTT qua trang talawas doc bai dac biet ve LS Le Cong Dinh
ReplyDeleteBạn botay, nếu bạn không đồng ý với quan điểm của tớ, bạn nên tranh luận đồng ý điểm nào, không đồng ý điểm nào, tại sao, như vậy mới giúp ích cho cuộc tranh luận. Bạn không nên đả kích cá nhân tớ, vì không giúp gì cho cuộc tranh luận cả. Thêm nữa, việc bạn nói tớ khoe khoang là đi đây đó là nói sai, bạn nên đọc lại đoạn trên xem.
ReplyDeleteBạn Lung Vu, bạn nhìn dân chủ Mỹ từ ngoài vào, tớ nhìn từ trong ra, nên bạn với tớ có thể có những kết luận khác nhau.
ReplyDeleteCòn việc bác Vũ kiện thì đúng là lý lẽ sắc bén. Có điều, tớ nghi là trong vụ Tây Nguyên này có thể có uẩn khúc gì bên trong mà các bác lãnh đạo không thể nói ra cho dân biết vì nhiều lý do chứ tớ nghĩ ai chả biết việc cho TQ vào là nguy hiểm.
Bạn Inbduy: Đó là quan điểm của bạn, cũng có những điểm có lý. Vì thế, đa đảng hay không vẫn còn tranh luận tiếp.
Cowboy, riêng TQ thì hiện giờ đã vươn lên là nền kinh tế thứ ba thế giới rồi, hiện giờ là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Hà An, tớ nói rồi nói thêm lần nữa, bạn không nên đả kích cá nhân tớ, có nói thì nói vào luận điểm. Tớ sẽ không trả lời những đả kích cá nhân.
Bạn Kazenka, tớ thấy bạn phát triển luận điểm của bạn như thế là tương đối logic, có điều như tớ đã nói ở trên, bạn nên đặt những tiêu chí trên vào hoàn cảnh cụ thể VN, trình độ dân trí, ý thức pháp luật, số lượng kẻ thù, và cân nhắc những điều được mất và hướng phát triển để đạt được mục đích cuối cùng là dân chủ. Thực ra thì chả có nước nào có dân chủ 100% cả, ở Mỹ dân cũng bị manipulate một cách subtle hơn thôi, nên nhiều khi cứ tưởng mình dân chủ nhưng hóa ra đã bị brainwash mà không biết. Nói như vậy, không có nghĩa là tớ không đồng ý dân chủ là mục đích phấn đấu. Nhưng đạt được mục đích đó bằng cách nào thì có lẽ tớ với bạn khác nhau.
Bạn Forever, tớ nói Singapore là một ví dụ là có những cách làm khác để đạt được same mục đích , mèo đen mèo trắng miễn bắt được chuột thì thôi. Việt Nam cũng có thể tự sáng tạo cho mình một con đường riêng, không nhất thiết phải giống Singapore hay giống bất cứ nước nào khác. Con đường đó như thế nào thì tớ chưa nghĩ ra. Nhưng tớ nghĩ, dù là con đường nào cũng nhất thiết phải đề cao tính dân tộc, lấy đó làm nền tảng đạo đức.
Ban An va Tran than men, minh thay may ban cai nhau ve the nao la tuan thu luat phap. Truoc het can ban phai tu hoi: luat phap ai dat ra? (o day duoc che do CNXH, luat phap co duoc su dong thuan cua nguoi dan??? di nhien la ko). Thu 2, luat phap chua bao gio bat bien boi vi no ko phai la chan ly. Trong cuoc doi nay ko co gi la chan ly 100%. Boi vay Anhxtanh moi noi tieng voi dinh luat tuong doi. Neu can ban doc mot cuon sach "Human rights: Sociology of Law" cua nha xuat ban Oxford, cac ban se hieu rang luat phap luon thay doi khong ngung. Ta co the thay dieu do thong qua su sua doi luat phap cua cac nuoc tien tien nhu cac nuoc dong Au, Uc, Canada, My. Vi du nhu cach day hon 100 nam phu nu tren the gioi ko duoc di bau cu, va dieu do duoc ghi ro rang trong van ban phap luat nha nuoc. Bay gio thi dau co vay? Phu nu tai cac nuoc phuong Tay bay gio con co nhieu quyen loi hon ca nam gioi. Vi du thu 2 la: truoc day ai noi den "Gay", "Lesbian" deu coi nhung nguoi nay la te nan xa hoi can loai bo. vay ma chi 20 chuc nam sau gay va lesbian co quyen lay nhau va duoc nhieu nuoc tren the gioi cong nhan. Noi ngan gon la Luat phap phai dua tren nen tang chap thuan cua nhan dan. Ma phap luat VN hien nay la kieu phap luat: Dang noi nhan dan phai nghe. Vay thi neu ko len tieng bao ve cai sai thi co phai ca doi cac ban chi song trong su kem kep ca mot chinh phu nao do va van cho rang chung ta can song va lam viec theo phap luat?
ReplyDeleteminh de nghi cac ban nao ko am hieu phap luat the gioi, the nao la nhan quyen, the nao la tu do, xin vao cac trang: human right watch, UN human rights. Dac biet cac ban nen doc cac report cua VN len UN ve human development and democracy. Nam nao UN cung xep VN la mot trong nhung dat nuoc co nen dan chu kem coi nhat the gioi. Doi lai, Bo ngoai giao VN luon viet don len UN doi UN xin loi chinh phu VN vi da dang tai thong tin sai rang VN la mot nuoc ko dan chu. Tha 1 to chuc che bai thi minh con cai ly duoc, chu ca the gioi deu nhin nhan VN mot cach yeu kem nhu the thi co phai nen tu nhin nhan lai chinh dat nuoc minh hay ko? Toi ko thuoc phe phai Dang nao het, nhung toi ghet canh "ke boc lot va ke bi boc lot, ke dan ap va ke bi dan ap". Ngay xua tren giang duong DH toi nghe cac thay co dem pha Chu Nghia TB nhu the, ai ngo cang lon len, di lam tai mot truong Dai Hoc Kinh Te o VN, ma toi lai lam ve Doi ngoai moi chet chu. Cai canh moi lan don mot ong Dai su quan My hoac Tong lanh su den tham truong la toi chan nhat. Phai viet bao nhieu la reports cho canh sat, roi bi tra hoi, theo doi. Oi thoi, ko the nao ta noi. Luc do toi tu hoi cac tu "Doc Lap, Tu do, Hanh Phuc" sao ma xa xoi qua. Ban nao di lam trong moi truong Doi ngoai se hieu het thoi.
ReplyDeletema noi thiet ban Tran dung buon nhe, minh thay ban chua hieu het XHCN, ban nen doc them nhieu sach vo ve human rights di nhe. TQ co the dang giau nhat the gioi day, nhung o TQ, quyen con nguoi van chua coi trong, cai chet cua mot nguoi con dan cung duoc coi nhu co rac. Con o Uc, mot nguoi chet ai cung tiec thuong, tham chi con dang bao, dua tin. Minh nghi ban qua TQ song thu mot nam thi se biet. Dua giau thi song tot, dua ngheo thi song nhu ke an may ma thoi.
ReplyDeletesorry bạn Linh, kể từ bây giờ mình sẽ đánh tiếng Việt có dấu.
ReplyDeletemà cho mình hỏi một câu hơi personal mot ti, ban Trân có phải là con ông cháu cha ko? nếu phải thì mình pó tay
ReplyDeleteMột người viết ra một đoản văn hào hùng như vậy thì đã bị bắt. Nước Nam ta mạt vận rồi!
ReplyDeleteTrả lại hào khí Diên Hồng
(Lê Công Định - Pháp Luật TPHCM ngày 5/3/2006)
Lịch sử Việt Nam là lịch sử thăng trầm của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.
Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta.
Bốn ngàn năm lịch sử đã kết nối từng cá nhân thành một dân tộc, hun đúc nên khát vọng Đại Việt, đưa chúng ta đi hết chiến thắng này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập tự chủ và thống nhất giang sơn về một mối. Thành tựu ấy có được là do sự quật khởi của hào khí Diên Hồng qua các thời đại.
Tiếc thay khi chuẩn bị bước vào nền thái bình thịnh trị, sự nhu nhược đã thế chỗ cho tinh thần quật khởi! Kẻ thì bỏ nước ra đi, trốn tránh. Người thì ở lại nhẫn nhục, muộn phiền. Bọn cơ hội thừa dịp thi thố sự đồi bại, biến giang sơn chung thành món mồi riêng tư béo bở.
Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị.
Vì nhu nhược, chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng, mặc nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh. Đến khi bừng dậy, đạo đức đã suy đồi, khó sửa.
Vì nhu nhược, chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố tin vào sự ổn định giả tạo, đắm mình vào những lễ hội vô nghĩa liên miên. Đến khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy ung nhọt, không còn thuốc chữa.
Vì nhu nhược, chúng ta bịt mắt trước những bước đi vũ bão của các dân tộc láng giềng. Đến khi tỉnh ngộ, sự tụt hậu quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn khoảng cách.
Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong … quán nhậu! Chí khí kiểu “sĩ phu Bắc Hà” ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa?
Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc.
Có cách nào để lên tiếng phản đối vụ bắt giữ này một cách chính thức ngoài việc comment trên các blog không mọi người (như vụ bauxite)?
ReplyDeletexin loi danh tieng viet khong bo dau vi khong hieu sao dao nay khong danh duoc tieng viet o blog bac Linh..
ReplyDelete@DTT: toi thay ban ly luan cung "ngu" nhu nguyen minh triet khi tra loi phong van.
Nuoc my chi? co 2 dang ...trong tieng viet, "da' la tu 1 tro len, viec chi? co 2 dang cung la da..
cai ngu thu 2 la, nhu 1 ban khac noi, my khong cam ai lap dang, tham chi co ca dang cong san,
nhung khong ai theo nen ngoc dau khong noi, chu khong phai viet nam cam "tu hop", "lap hoi", "lap dang"
Bạn Ho: Tớ không phải con ông cháu cha, nhà tớ không ai làm quan cả. Nhưng tớ nghĩ thế này, nếu tớ sinh ra ở một đất nước khác có trình độ kinh tế thấp tương đương Việt Nam thì có lẽ một người sinh ra là con gái như tớ sẽ không được đi học, sẽ không được mọi quyền bình đẳng với nam giới như tớ đã có ở Việt Nam. ( Đây là so sanh với các nước trình độ kinh tế thấp như Việt Nam, không so sánh với các nước đã phát triển). Tớ thấy ít ra đó là một điểm tiến bộ mà xã hội Việt Nam có. Ngay cả khi đi làm ở Mỹ, tớ cũng thấy hoặc rõ ràng hoặc subtle, trong thế giới corporate Mỹ thì male được preferred trong mọi thứ, lương bổng và promotion, cho nên tớ càng thấy việc phụ nữ VN có quyền bình đẳng là một điều quí ( 40% đại biểu quốc hội VN là nữ, 40% người giàu nhất VN là nữ).
ReplyDeleteĐây là một điểm tốt mà tớ chỉ ra của hệ thống chính trị ở VN. Tất nhiên còn có rất nhiều điểm rất dở hơi mà tớ cũng nhìn thấy, tham nhũng tràn lan, công an thành kẻ cướp ngày, xã hội đầy những thứ rởm,bia rởm, nước rởm, cả sư cũng rởm ( tớ vào chùa chơi thấy nam sư trẻ cứ sán lại hỏi tên gì, bao nhiêu tuổi, có chồng chưa), sách rởm, lề thói làm ăn rất là nhiều gian dối, bịp bợm. Nhưng theo tớ thì khi bạn nhìn gì cũng nên đặt vào bối cảnh lịch sử, sau bao nhiêu cuộc chiến tranh liên miên, đây có lẽ là lần đầu tiên, xã hội mới thử đi vào một gia đoạn phát triển hoàn toàn mới nên tất nhiên có nhiều hỗn loạn, nên nếu so sánh bạn nên so sánh với những giai đoạn lịch sử tương đương ở các nước khác, không nên so sánh với những nước đã qua phát triển hàng trăm năm rồi.
Nói vậy không phải là nghĩ rằng những chuyện trái tai gai mắt đó là tất nhiên, mà để thấy rằng chúng ta còn nhiều vấn đề phải giải quyết và sẽ giải quyết được bằng phương pháp hòa bình. Vì chúng ta so với mười năm trước đây đã khá hơn nhiều rồi. Mười năm sau nữa chúng ta sẽ khá hơn.
Tautang, ở Mỹ đúng là không cấm ai lập đảng, nhưng không ai khác lên được vì hai đảng hiện thời quá hùng mạnh. Tại sao nó hùng mạnh? Tại vì nó được sự ủng hộ của các tư bản hùng mạnh ở đằng sau. Tiền cả đấy bạn ạ. Nước Mỹ là được own bởi những tư bản lớn.
Hồi tớ học năm đầu đại học, để lấy extra credit, tớ đồng ý tham gia một cái marketing research. Trong cái research này, bước đầu, người ta cho tớ một bảng để mình cho điểm hai người lãnh đạo của hai Đảng, một của Dân chủ, một của cộng Hòa. Sau khi cho điểm rồi thì để ra một bên. Sau đó người ta chiếu hai cái ad, một ad của Dân chủ, một ad của Công Hòa về hai người lãnh đạo kia. Sau đó, bọn tớ lại chấm điểm lại xem sau khi xem ad thì điểm của hai người lãnh đạo kia sẽ thay đổi thế nào.
Hai ông kia trước khi và sau khi quảng cáo ( Ad) chả mọc thêm cái răng nào, cũng không có gì thay đổi về quan điểm chính trị, nhưng điểm cho mỗi người thì đã thay đổi sau ad. Như vậy, nó là "marketing" cả đấy bạn ạ. Một hệ thống marketing khổng lồ mà phải có cực nhiều tiền mới trả cho được.
Thôi, cũng không nên nói Mỹ nhiều, không nên so sánh với Mỹ, vì Mỹ có đặc điểm lịch sử khác, so với VN rất khác. Mỹ có những ưu việt và những điểm dở riêng.
VN thì nên so sánh với các nước châu Á láng giêng, gần gũi về văn hóa, lịch sử. Và tớ nghĩ, đa đảng hay không, VN phải tự tìm cho mình một mô hình phát triển phù hợp với nền văn hóa riêng và hoàn cảnh lịch sử riêng.
@Dương Thùy Trân: 40% đại biểu quốc hội là nữ,40% người giàu nhất VN làn nữ tôi ko rõ lắm là con số này bạn lấy ở đâu ra, anyway, tôi tạm cho là đúng.
ReplyDeleteBạn nói đây là một điểm tốt của hệ thống chính trị VN. Vậy tốt chỗ nào? Vì có 40% đại biểu quốc hội là nữ? Bạn rõ ràng đã cố tình ignore một điều là bầu cử ở Việt Nam luôn luôn có cơ cấu cả, người ta cơ cấu thành phần, bao nhiêu là thầy tu, bao nhiêu là cha xứ, bao nhiêu là phụ nữ, bao nhiêu là nông dân hết rồi, người ta cơ cấu xong rồi người ta đẩy xuống, dân bầu bán gì đó, rồi có kq. Mà cái kết quả này, xin lỗi, họ muốn vẽ bùa vẽ chú thì gì đó thì ai mà biết được? Thứ hai, khi họ cơ cấu như thế, vô tình họ đã gạt những người xuất sắc hơn, xứng đáng hơn ra rồi. Có nên ko? Ta chọn người làm việc là người có năng lực, đúng ko? Một điều tôi nhận thấy ở VN là, phụ nữ chỉ làm tới chức Phó chủ tịch nước là maximum, ko thể hơn được nữa. Ko hiểu vì sao. Ở một vài nước dân chủ, đã có nữ làm tới chức thủ tướng, tổng thống. Cái ưu việt của hệ thống chính trị VN là nữ sẽ ko bào giờ được lãnh đạo đâu, sẽ chỉ là kiểu góp vui cho đời thôi. Ở VN, con số đó là hình thức, để đem đi khoe với thế giới mà thôi, cũng như nhà nước cứ luôn mồm GDP tăng trưởng mà đời sống của dân thì liên tục đi xuống, vậy thôi!
Còn 40% người giàu nhất là nữ, cái này dễ ợt. Họ là vợ của các đại gia cổ phiếu thì khi chia trong gia đình thì họ cũng trở thành giàu thôi. Nếu họ làm giàu bằng sức của mình, thì tôi mới phục. Mong bạn cho dẫn chứng thêm.
Chuyện bạn so sánh việc đi học của bạn nếu sinh ra ở một nước khác. Tôi thấy cũng có lý, tuy nhiên, ở các nước KT thấp khác, có lẽ con trai cũng chả có được đi học, thì nói gì là con gái? Các nước châu phi ấy. Còn ko so sánh với các nước theo đạo hồi ,ì đặc điểm tôn giáo, con gái ko được coi trọng ->nên ko được tạo điều kiện học hành. Kể cũng bất công nhỉ :-).
Chào bạn Dương Thùy Trân, cho mình tranh luận một tí :).
ReplyDelete1. mình rất đồng ý với bạn. Sống ở một đất nước có luật pháp, vi phạm pháp luật đồng nghĩa với bị trừng phạt. Anh Lê Công Định bản thân là một luật sư, ảnh hiểu rõ điều đó. Đó là lý do tại sao anh rất hợp tác và ung dung khi bị bắt. Anh Định nếu theo báo chí nói, thì anh đã được đi học một lớp về "đấu tranh bất bạo động". Điều đó có nghĩa là anh hiểu rõ tinh thần bất bạo động là như thế nào:
"Nếu bị bắt, hãy chấp nhận ở tù" - đó là lời của Mahatma Gandhi nói với các đồng chí của ông. Cái lối đấu tranh này để cho mọi người hiểu rằng tôi dám làm dám chịu, vì niềm tin của tôi, rằng cái pháp luật đang trừng phạt tôi là vô lý, với tư cách là một con người, tôi từ chối làm theo. Nhưng với tư cách là một công dân, tôi sẽ chịu trừng phạt. Tôi nghĩ anh Lê Công Định là một người như thế.
2. Bạn nói về đa đảng và dẫn chứng Singapore. Singapore không phải là một ví dụ duy nhất. Đài Loan, Nhật Bản cũng có thể là một ví dụ, như hầu hết các nước châu Á khác. Một Đảng mạnh chiếm ưu và nắm quyền, nhưng không phải là vì pháp luật quy định như vậy, mà là do nó thực sự làm tốt. Việc pháp luật quy định cho 1 đảng nắm quyền mãi mãi, dùng cách nghĩ thông thường, cũng thấy là rất nguy hiểm. Nếu nó làm không tốt thì sao?
Các quốc gia ở Châu Á, tôi thường gọi là cơ chế điều chỉnh. Điều chỉnh ở chỗ nó tạo ra một lực lượng phản biện có tổ chức và đủ mạnh để giảm bớt tính độc đoán của Đảng cầm quyền. Việc NDP của Nhật thất cử vào năm 1997 đó chính là hệ quả của cơ chế điều chỉnh này. Cái mà Lê Công Định muốn, tôi tin là một mô hình như thế.
3. Lá thư của Cù Huy Hà Vũ là sai pháp lệnh giải quyết các vụ án Hành chính. Với tư cách là người học luật, tôi khẳng định điều đó. Nếu có dịp sẽ bàn sâu thêm.
4. Tôi đồng ý là có đôi khi nền dân chủ của nước Mỹ khiến cho chúng ta nghi ngờ về hiệu quả của dân chủ... Đó cũng là nỗi lo của các nhà lập hiến Hoa Kỳ. Do đó họ mới sinh ra cái gọi là phiếu đại cử tri. Họ sợ cái gọi là majority dictatorship, nền độc tài của số đông. Quan điểm của nước Mỹ theo tôi biết vẫn luôn là đảm bảo quyền lợi cho tất cả chứ không chỉ là cho đa số. Câu chuyện về extra credit của bạn rất thú vị, nó sẽ là một ví dụ đáng tham khảo về nền dân chủ, tôi cũng từng đặt vấn đề với các giáo sư luật của Mỹ, về lifetime term của justices, hay presidential nomination... câu trả lời có thể là nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn là: "Suốt 300 năm qua, nó vẫn hoạt động tốt". Thực sự những người lập hiến Mỹ không tin rằng Hiến pháp của họ sẽ tồn tại quá 10 năm, thành công này là một bất ngờ. Với tinh thần thực dụng, có lẽ người Mỹ không mong đợi gì hơn :).
5. Dân chủ đúng là chỉ hoạt động tốt với một nền dân trí cao. Nhưng nếu như chỉ vì lý do đó mà chúng ta né tránh, lên án, thậm chí là truy đuổi dân chủ thì đó cũng là điều không tốt. Thực sự nhiều lúc tôi suy nghĩ, sự phát triển kinh tế hiện nay có phải là một tấm gương tốt để khuyến khích các nhà nước độc đảng? Nhớ lại lịch sử thì Fascist Đức cũng từng là tấm gương cho các quốc gia noi theo vì sự thần kì của nền kinh tế tập trung và bàn tay sắt. Nhưng lịch sử như thế nào thì ai cũng rõ. Đồng ý là dân chủ sẽ có nguy cơ loạn như Thái Lan hay Philippines hiện nay, nhưng dân chủ ở Việt Nam cũng có thể sẽ giống như ở Hàn Quốc (chỉ dân chủ thực sự từ 1980 và phát triển cho đến nay) hay Nhật Bản? Họ cũng là những nước chưa có kinh nghiệm về dân chủ cho đến khi những thập niên 80.
ReplyDeleteNếu như nói con người chưa đủ trình độ để xứng đáng có một nền dân chủ thì quả thực thì thiết nghĩ cũng đừng nên cho họ quyền được đi bầu cử và nên chăng chúng ta giải tán Quốc hội... sự lựa chọn của một dân tộc có dân trí thấp?
Chúng ta đều tin rằng dân chủ là điều tốt, nhưng những tấm gương của Pakistan, Thái Lan khiến chúng ta sợ. Tôi cho rằng đó cũng là yêu nước. Nhưng điều đó đâu có nghĩa là chúng ta lại truy đuổi nhau chỉ vì trái quan điểm?
5. Các bạn hay lấy ví dụ về việc FBI bắt người... nhưng tôi tin chắc rằng FBI sẽ không bao giờ làm như thế với 1 nhân vật bất bạo động như Lê Công Định. Tôi có thể trích ra đây ít nhất 3 án lệ tiêu biểu của US Supreme Court mà ở đó, các thẩm phán đã bảo vệ cho những người cộng sản Hoa Kỳ kêu gọi lật đổ nền độc tài đế quốc Mỹ. Họ gọi đó là Freedom of Speech. Việc làm của Lê Công Định không thể gọi là khủng bố được, đó là đấu tranh cho cái quyền mình đáng được có.
6. Chúng ta hay nói Lê Công Định có mưu đồ lật đổ. Nhưng lật đổ chỉ xảy ra trong một cuộc cách mạng. Lê Công Định không làm cách mạng, anh đấu tranh bất bạo động. Và cái mà Lê Công Định hướng tới là một đòi hỏi Dân chủ hơn mà thôi. Anh không bao giờ phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, anh chỉ không chấp nhận sự độc quyền lãnh đạo theo Hiến pháp của Đảng mà thôi. Anh muốn Đảng phải lãnh đạo bằng tài năng chứ không phải bằng một quyền do pháp luật trao cho, vì như tôi đã nói, như vậy là không công bằng. Nếu hiểu như vậy, tôi tin rằng người ta sẽ không coi anh là một tên phản quốc.
Trong một vụ án xét xử một đảng viên cộng sản của Hoa Kỳ, thẩm phán Louis Brandeis đã nói rằng:
"Những người đã giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta tin tưởng rằng, mục đích sau cùng của Nhà nước là giúp cho con người tự do phát triển những tố chất của bản thân. Và rằng trong chính phủ, sự thiện chí đối thoại phải chiến thắng bạo lực hung tàn. Họ trân trọng tự do như là một mục tiêu, và cũng là phương tiện để đạt được mục tiêu đó. Họ tin rằng tự do chính là bí mật của hạnh phúc, và lòng dũng cảm là bí mật của tự do. Họ tin tưởng rằng: được quyền suy nghĩ như mình muốn và được nói lên những gì mình suy nghĩ là quyền bất khả phân, và là chìa khóa để tìm ra chân lý chính trị. Rằng nếu không có tự do ngôn luận, những cuộc hội họp chỉ là vô bổ. Rằng thông qua tranh luận, những ý tưởng học thuyết điên rồ sẽ bị đánh bại. Rằng kẻ thù lớn nhất của tự do chính là những con người bất động, vô tâm. Rằng tự do ngôn luận là nghĩa vụ chính trị và giá trị căn bản của chính quyền Mỹ..."
Tôi cho đây là một tuyên ngôn có tính toàn cầu.
Rất cảm ơn bạn Trân đã đọc hết ý kiến của tôi. Có lẽ đâu đó, chúng ta vẫn tìm được một cách để thể hiện ý chí và quyền tự do ngôn luận. Vậy cũng thật là đáng quý
Ban Tran than men, neu ban noi o My dan ba ko bang dan ong va o VN dan ba duoc binh dang, the la ban qua suc mo ho ve dinh nghia binh dang. Thu hoi ban ve ghe mat xem tai VN, phu nu deu phai di lam viec. Hau nhu 100% phu nu di lam viec con dan ong thi da so an ko ngoi roi tai cac quan nhau. Co noi dau tren trai dat nay ma bua sang trua chieu toi canh dan ong deu ngoi o ban nhau hoac cafe con dan ba phai lo kiem tien tung bua. CHua noi den nan bao hanh gia dinh. Minh ko muon offend ban nhung minh thay ban dung la "ech ngoi day gieng". truoc het ban hay doc sach, nhat la cac cuon academic ay de mo rong the gioi quan roi binh luan nhe.
ReplyDeleteBan Tran: con phu nu cam quyen o VN chi la "bu nhin". Ban than men, hay mo mat to ra ma nhin nhan the gioi. Ban o My chua han da la ghe gom va da biet het moi chuyen
ReplyDeleteĐể bạn Trân biết mình không phải nói năng lung tung mà không có kiến thức chuyên môn, mình tốt nghiệp bằng Master of Arts về Human rights và Gender. tại trường Auckland New Zealand. đó là chưa kể mình từng làm việc tại phòng Đối ngoại của một trường ĐHKT ở VN trong 5 năm. Về chuyện bình đẳng giới, mình hơn bạn rất nhiều về kinh nghiệm thực tiễn và academic research
ReplyDeleteTham khảo : http://vn.myblog.yahoo.com/thuhong_1960
ReplyDeleteMình đang ở Mỹ, nhưng vẫn dõi theo Vn từng ngày. Vô tình đọc được blog của anh Linh, và các comment của các bạn, mình mừng vì tuổi trẻ Vn có chí khí quá, có chính kiến rất rõ ràng...
ReplyDeleteTừ khi 2 nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh niên bị bắt, vì tội "nói thẳng nói thật", bây giờ lại tới Luật sư Định, rồi đây sẽ tới ai nữa đây...Sẽ là bắt bớ, sẽ là chụp mũ để không ai dám làm gì, làm nói gì... để bảo vệ công bằng, lẽ phải ở một đất nước không hề có quyền tự do, dân chủ ngay cả tự do ngôn luận, báo chí.
Rất tán thành với các ý kiến của bạn Lê Nguyễn Duy Hậu. Xin phép copy lại comment của bạn.
ReplyDeleteMột luật sư trẻ, có tài, có tương lai và khá thành công. Nhà ở Phú Mỹ Hưng, quận 7. Văn phòng ở quận 1. Vợ củ là một hoa hậu. Vậy, cái gì đã làm luật sư Lê Công Định bỏ hết tất cả để làm cái công việc nguy hiễm như vậy?
ReplyDeletePhải chăng là do lòng yêu nước.
Xin phep copy lai comment cua ban Le Nguyen Duy Hau
ReplyDeletebe duong thuy tran ! toi thay ban dua ra nhung lap luan vua ngheo kien thuc , vua thieu hieu biet ! ban da di duoc dau roi ? ban da song o nhieu nuoc ngoai VN chua? cho du ban song duoi che do doc dang hay da dang thi cai chinh yeu la dang do phai mang lai hanh phuc va am no cho nguoi dan mot cach that su va dung nghia ! chu ban so sanh ve chuyen ban duoc hoc hanh ...nhung hoc nhu the nao ? trinh do that cua ban ra sao ? ban da thay quan trung cong giet va hiep dap ngu dan VN tren bien chua? ban da thay nhung nguoi dan oan di khieu kien chua? ban da doc hay thay 2 anh em cung bi giet chet tai trang bom Dong nai sau khi di khieu kien ve chua? ban thay vu 2 nha bao chong tham nhung la Nguyen viet chien va nguyen van hai chua ?ban con mu mo ve cuoc song lam ! con chuyen ban noi 40 phan tram dai bieu quoc hoi la nu co dung khong ? va ho co dai dien cho dan VN hay chi la bu nhin?ban co thuc su bau cho ai trong so nhung nguoi do khong ? ban nen doc tren cac trang net nhu saigon bao hay documentop.net.tf di . sau do ban hay phat bieu tren dien dan nay ?hay ban van chua biet cach vuot tuong lua ?
ReplyDeleteBan Hien than men, ban noi trung y minh qua. Ban Tran dung la biet mot ma ko biet hai. ha ha.
ReplyDeleteĐể giải thích cho các bạn vì sao bạn Trân suy nghĩ như thế, mình sẽ phân tích cho các bạn hiểu nguyên nhân.
ReplyDeleteThứ nhất, nên giáo dục ở Việt Nam là một nền giáo dục độc Đảng. Từ nhỏ con nít đã học bài về Bác Hồ, coi Bác như thánh thần. Đáng lý ra, trẻ con nên học bài "em yêu cha, em yêu mẹ, em yêu ông bà". Một nền giáo dục chân chính không được đem chính trị vào. Ngày xưa lúc VN còn bị giặc Pháp đô hộ, người Việt đi học phải học bằng tiếng Pháp, văn thơ Pháp, ca tụng Pháp. Đây là một cách tẩy nảo tài tình của bọn thực dân. Trong sách vở Đảng CS chê bai nước Pháp vì chính sách thống trị. Vậy mà bây giờ Đảng lại làm thể với chính người dân VN. Tôi còn nhớ, cứ mỗi lần thi cuối cấp 2, cấp 3, đại học, các đề văn thường là gì? Thơ Tố Hữu, Hồ Chí Minh, thơ cách mạng, thay vì các bài thơ nổi tiếng trữ tình khác.
Chính nền giáo dục tẩy nảo như thế nên người VN lớn lên với tinh thần thụ động, thiếu chí khí, thiếu óc tư duy sáng tạo. Người VN ít khi hỏi và dám hỏi "tại sao? thế nào? vì sao? ..."
Tôi nhớ lúc còn đang ở ghế nhà trường Auckland, New Zealand. Phải mất một năm tôi mới quen môi trường giáo dục ở đây. Các giáo sư thường khen ngợi những học sinh nào đặt ra các câu hỏi thông minh, và những câu trả lời phản bác ý kiến của giáo viên. Họ cho rằng sinh viên phải không ngừng thách thức kiến thức của giáo viên và từ sách vở. Sinh viên không là một cỗ máy chỉ biết tiếp thu mà phải biết phản bác. Không như ở VN, sinh viên nào dám ho he chống lại giáo viên thì sẽ bị trù dập ngay!
Bởi vậy nói cho cùng bạn Trân được sinh ra trên đất VN, được may mắn đi Mỹ học hành nên bạn ấy hoàn toàn tin tưởng rằng pháp luật VN thật là tử tế!
Hy vọng bạn Trân đọc nhiều bài báo đúng sự thật về VN hơn và khi rảnh nhớ về VN, đừng ở SG, hãy về các nơi xa xôi hẻo lánh hoặc các làng quê. Ở đó bạn sẽ học được nhiều điều hơn trong cuộc sống!
@DTT: không biết bạn học lý luận ở trường nào, mà cứ loanh quanh nhập nhằng như trả lời chất ván QH.
ReplyDeleteBạn chỉ cần trả lời 2 cáu hỏi sau
1) 2 có phải là đa không ?
2) ở mỹ xin lập đảng mới có bị cho là phản quốc không ?
tôi không nói là thế lực nào ở đây, tiền hay không tiền, tôi chỉ nói đến vấn đề pháp lý .
còn bạn nói ở mỹ các thế lực tư bản đứng sau các đảng chính trị. Thế nếu VN có ng có tiền muốn lập đảng có được ko ?
Tôi nghĩ nói ngắn gọn như vậy mà bạn còn không hiểu hoặc cố tình không hiểu thì ...không còn gì để nói, vì cái đầu cuả bạn quá đặc
theo bạn nói thì bạn được may mắn sống trên đất mỹ (vì lý do nào tôi không cần biết) mà suy nghĩ và lý luận nông cạn như vậy thì ... chả trách gì VN cứ tụt hậu mãi ..
Tôi chỉ biết Lê Công Định qua nhưng bài viết trên báo Tuổi Trẻ của anh trong những năm về trước vì "Tuổi Trẻ" thường chỉ đăng các bài về các vấn đề lớn trong xã hội của các cán bộ có tiếng như Vỏ Văn Kiệt, Vỏ Nguyên Giáp (thường là những chính khách không còn quyền hạn) nhưng với LS Lê Công Định là một ngoại lệ có phần ưu ái.
ReplyDeleteĐúng là một hiện tượng đáng khâm phục còn hơn là sự yếu đuối và hèn nhát của chúng ta.
các bạn lập luận nghe thì hay đó, nhưng mà luật sư Định vẫn cứ ngồi tù.
ReplyDelete