Monday, June 15, 2009

Luật sư Lê Công Định

Lúc nghe tin anh Định bị bắt, tôi khá shocked vì không nghĩ người ta sẽ bắt anh, một người đấu tranh ôn hòa và có tên tuổi trong giới trí thức. Việc bắt anh Định là một tín hiệu rất xấu, dập tắt hy vọng về một khuôn khổ cho phép tự do ngôn luận ở một mức độ nhất định trong xã hội. Nó cũng là biện pháp cảnh cáo tới không ít người. Bởi lẽ anh Định từng viết bài "phản biện xã hội" trên BBC, cũng như việc bào chữa của anh với các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và nhà báo công dân Điếu Cày đều được dư luận và Chính quyền biết đến từ lâu. Nhưng tới thời điểm này, khi người ta bắt anh thì tất cả những điều đó: những bài báo anh Định viết trên BBC cũng như nội dung bào chữa của anh với các bị cáo nói trên lại được coi như bằng chứng để chống lại anh. Nói cách khác, đó là sự cảnh cáo với những ai dám lên tiếng với mong muốn xây dựng một Nhà nước tự do và dân chủ hơn: các anh chỉ là cá nằm trong chậu thôi, bất cứ lúc nào chúng tôi cũng có thể vớt các anh ra thớt và chọc con dao "điều 88" vào các anh.

Nhưng một mặt khác, việc bắt luật sư Định lại có thể có những tác dụng khác, ngoài mong muốn của Chính quyền. Từ trước tới nay, những nhân vật bất đồng chính kiến bị xử lý thường được chính quyền mô tả hoặc như những lão hủ nho, gàn dỡ, bất đắc chí, hám danh và hay cãi nhau vặt, hoặc như những tay ngựa non, háu đá, hám danh, dễ bị nước ngoài điều khiển...Nhưng lần này là một luật sư hàng đầu, người rất thành công trong sự nghiệp, từng được báo Tuổi Trẻ trân trọng giới thiệu trong một bài viết chân dung như một hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ. Sẽ có những người đặt câu hỏi: tại sao giàu có là thế, thành đạt là thế, vợ đẹp là thế mà Lê Công Định vẫn không chịu yên phận làm ăn lại còn kêu gọi dân chủ, rồi muốn "lật đổ" Chính quyền? Ngay lập tức, báo chí quốc doanh đã nghĩ ra câu trả lời: Vì Lê Công Định muốn trở thành "ứng cử viên Tổng thống". Tóm lại, vì anh ta hám danh, hám quyền lực. Câu trả lời đó hẳn sẽ thuyết phục được không ít người (ví dụ có thể đọc các trao đổi ở đây)- nhất là trong thời buổi này, khi đạo đức và niềm tin là những thứ xa lạ hơn bao giờ hết, nhiều lúc chỉ là cái cớ cho những lời giễu cợt và những câu pha trò. Và đối với nhiều người, việc một luật sư thành đạt như thế dám dấn thân đấu tranh cho dân chủ nếu không vì tiền, không vì gái đẹp thì chỉ có vì quyền lực và danh vọng.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Ngay cả trong một cuộc khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng đạo đức đang âm ĩ đục ruỗng xã hội Việt Nam 20 năm qua, thì nhiều người vẫn tin rằng vẫn có những người có thể dấn thân vì niềm tin, chứ không phải vì tiền, vì quyền hay vì bất mãn, chán ghét.

Tôi không quen biết luật sư Định cũng không biết trong những "tội trạng" mà anh bị gán cho, cái nào anh thực sự phạm phải, cái nào không. Tôi cũng không nghĩ anh là một người thánh thiện không tì vết với các phẩm chất của "minh chủ" (như người ta vẫn gán cho một số "minh chủ" nào đó trong quá khứ). Nhưng đọc các bài viết của anh Định trên Tia Sáng hay BBC, bên cạnh sự sắc sảo, thông tuệ dễ thấy, tôi có cảm nhận anh là một người điềm đạm, trung thực, có niềm tin vào một xã hội dân chủ, tốt đẹp hơn và sẵn sàng dấn bước cho niềm tin đó. Hơn nữa, tôi cũng không tin là anh Lê Công Định có ý định "lật đổ" Nhà nước như người ta gán cho anh. Lật đổ thế nào đây? Tuyệt thực như Gandhi chắc?

Còn về thái độ của báo chí trong vụ việc này. Chỉ có một từ "đáng xấu hổ". Dẫu rằng tôi biết tất cả các bài báo đều phải đưa tin theo cùng giọng điệu và không thể có tiếng nói khác. Thậm chí các báo có lẽ còn không có cả lựa chọn có đăng hay không và việc không đăng tin như chỉ thị cũng là không được phép, là một tội lớn. Nhưng sự trơ trẽn, tâng công hay câu khách của một số tờ thì thật đáng xấu hổ.

Để kết, xin trích lại comment của bạn Lê Nguyễn Duy Hậu trong post trước của tôi:

"Nếu bị bắt, hãy chấp nhận ở tù" - đó là lời của Mahatma Gandhi nói với các đồng chí của ông. Cái lối đấu tranh này để cho mọi người hiểu rằng tôi dám làm dám chịu, vì niềm tin của tôi, rằng cái pháp luật đang trừng phạt tôi là vô lý, với tư cách là một con người, tôi từ chối làm theo. Nhưng với tư cách là một công dân, tôi sẽ chịu trừng phạt. Tôi nghĩ anh Lê Công Định là một người như thế
...
Trong một vụ án xét xử một đảng viên cộng sản của Hoa Kỳ, thẩm phán Louis Brandeis đã nói rằng:

"Những người đã giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta tin tưởng rằng, mục đích sau cùng của Nhà nước là giúp cho con người tự do phát triển những tố chất của bản thân. Và rằng trong chính phủ, sự thiện chí đối thoại phải chiến thắng bạo lực hung tàn. Họ trân trọng tự do như là một mục tiêu, và cũng là phương tiện để đạt được mục tiêu đó. Họ tin rằng tự do chính là bí mật của hạnh phúc, và lòng dũng cảm là bí mật của tự do. Họ tin tưởng rằng: được quyền suy nghĩ như mình muốn và được nói lên những gì mình suy nghĩ là quyền bất khả phân, và là chìa khóa để tìm ra chân lý chính trị. Rằng nếu không có tự do ngôn luận, những cuộc hội họp chỉ là vô bổ. Rằng thông qua tranh luận, những ý tưởng học thuyết điên rồ sẽ bị đánh bại. Rằng kẻ thù lớn nhất của tự do chính là những con người bất động, vô tâm. Rằng tự do ngôn luận là nghĩa vụ chính trị và giá trị căn bản của chính quyền Mỹ..."

Tôi cho đây là một tuyên ngôn có tính toàn cầu."

35 comments:

  1. sao BH thấy giống vụ 2 nhà báo năm ngoái quá. Chắc LS Định phải ngồi tù mấy tháng rồi sẽ được Đảng và NN khoan hồng.

    ReplyDelete
  2. em chỉ có một thắc mắc này hơi vô duyên thật, nhưng sao hình lực lượng CA khám xét nhà/chỗ làm (?) của anh Định toàn là bận thường phục?

    Có quy định cụ thể gì về việc trang phục này không nhỉ? Dù sao thì đi bắt một ai đó cũng là một việc làm chính thức chứ có phải là hoạt động bí mật đâu?

    ReplyDelete
  3. Đọc các trao đổi trên tathy trong chủ đề, tớ không khỏi thấy thất vọng. Quá nhiều ý kiến cho thấy cách nhìn quá thực dụng và thiếu niềm tin vào những điều tốt đẹp. Đối với họ, làm cách mạng đơn thuần là một cuộc giành ăn, giành sống của những người bị thiệt thòi, chứ không thể nào tin nổi một người lấy vợ hoa hậu, có triển vọng sự nghiệp lại làm như vậy vì lý tưởng & niềm tin của mình.

    Và đó là cái nhìn của một bộ phận trí thức “hào hoa trí tuệ dâm đãng”.

    Dĩ nhiên ai cũng có quyền có cái nhìn của mình. Chỉ không biết cái nhìn mất niềm tin như vậy có phổ biến không. Nếu phải, thì những dấn thân, hy sinh của LS Định chỉ là vô ích, bởi nó diễn ra quá sớm (trước khi rơm đủ khô để bén lửa) hoặc là quá muộn (xh đã quá nhu nhược và vô tâm).

    "Kẻ thù lớn nhất của tự do chính là những con người bất động, vô tâm. "

    ReplyDelete
  4. Tôi thấy diễn đàn TNXM là nơi tụ tập của các du học sinh, nhưng chất văn hóa trong suy nghĩ và tranh luận của rất nhiều người trong số họ thật buồn cười.

    ReplyDelete
  5. Anh LInh check mail yahoo nhé. BH có gửi thư cho anh tới địa chỉ vhlinh16@yahoo.com, cần anh giúp đỡ một chiện

    ReplyDelete
  6. Không có gì phải bi quan, e sợ cả! Chính ngục tù là nơi tuyệt vời nhất đào luyện những nhà lãnh đạo lớn. Bác hồ cũng có vài năm ăn cơm tù, bị thực dân Pháp coi là phản động.Nelson Mandela, tổng thống công hòa NAM PHI, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid cũng có tới 27 năm trong xà lim...Rất có thể sau này, khi tình hình chính trị thay đổi, LS Định lại càng có cơ hội đánh bóng hình ảnh của mình bằng giấy chứng nhận được sống trong''ngục tù'' thì sao!!!?
    Chính trị là thủ đoạn ! Cũng có thể hình dung mấy ông CIA Mỹ soạn sẵn kịch bản này để dọn đường cho 1 ''minh chủ'' ra đời thì sao nè?

    ReplyDelete
  7. "tự do chính là bí mật của hạnh phúc, và lòng dũng cảm là bí mật của tự do", em kết câu này quá!!
    Còn chuyện LS Định, hy vọng sẽ có 1 kết cục ko đến nỗi tồi. Em thấy thương cô vợ. Chồng bị bắt vì chính trị và chồng bị bắt vì trốn thuế, như với 1 cựu hoa hậu khác, thì Ngọc Khánh sẽ vất vả hơn nhiều.

    ReplyDelete
  8. tôi không tin chân lý trong chính trị, và tôi cho rằng chính trị không có tính đúng sai. Chế độ của chúng ta cũng chính là nạn nhân của lịch sử mà thôi. tôic cũng không tin rằng đa nguyên thì VN sẽ như KOREA hay Thailand, vì không ai có thể mô phỏng được xã hội. tôi chan trọng Lê Quang Định là người xông pha và giám làm(đa số chúng ta không như vậy), nhưng về nguyên nhân anh ấy lám vậy thì tôi không đánh giá cao lắm ( cũng chỉ là tay sai cho ngoại bang, mục đích là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa để thỏa cái hiếu thắng của người mỹ mà thôi ). một lần nữa lại có nhiều ngườoi là nạn nhân cua LSử như những người CS bay giờ. hảy để lịch sử hoat động chức năng của nó đó là cái chết từ bên trong mổi khi mổi thế chế không chứng tỏ được sức mạnh của mình

    ReplyDelete
  9. Bac Linh oi, tai sao toi dung VPSkey ma khong danh duoc tieng viet ? danh trong word, copy paste cung khong duoc ?

    @le cuong: khong the tuong tuong ban "mu quang" lich su (hay bi nhoi so) den nhu vay. It nhat hay doc hoi ky cua NS To hai, hoac neu van au tri cho la "ong nay bi CIA xui giuc, hay la bi the luc thu dich dung sau lung" thi di tim hieu them va cai cach ruong dat, dau to ...de bot au tri truoc khi len day phat bieu.

    VN co la CNXH khong ? hay la tu ban hon cai thang tu ba?n my~ ? (y te, giao duc, v.v... deu tra? tien). Ngay hom nay khong ai tren then gioi them chien thang voi chu nghia CS nhu ban tuong tuong ca?, vi chu nghia cong san da chet ... tau cung khong con cong san, ke ca Vn ... ma ban hieu the nao la cong sa?n ...

    noi tom lai la VN con nhieu nguoi au tri va mu qua/ng lich su nhu ban nen van dang la nuoc ngheo tren the gioi

    ReplyDelete
  10. Hai mươi mấy năm trước, trong "Những bài học nông thôn", Nguyễn Huy Thiệp viết đoạn sau:

    Bà Lâm bảo: “Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại”. Mẹ Lâm bảo: “Đàn bà thế là bạc”. Bà Lâm bảo: “Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu?”

    Câu phán của bà Lâm (trong một truyện ngắn) chắc có hơn một nghĩa, một mạch ẩn dụ. Đoán vậy. Nhưng rõ ràng nhất vẫn là sự lạnh lùng, lạnh lùng đến bạc ác.

    Người ta không nhất thiết phải ủng hộ, hay hoàn toàn đồng ý với những gì người khác làm, nhưng một vài lời nhận xét cho ta thấy ít nhiều về họ và cái không gian sống (hoặc từng sống) của họ.

    Giống như Peter Singer, giáo sư đạo đức sinh học Đại học Princeton, từng nói trên New York Times: "This kind of sniping tells us more about the attackers than the attacked."

    Link ở đây:

    "What Should a Billionaire Give – and What Should You?"

    http://www.nytimes.com/2006/12/17/magazine/17charity.t.html

    ReplyDelete
  11. Tôi cũng không quen biết luật sư Lê Công Định, nhưng qua những bài viết của luật sư,tôi tin luật sư sẽ thành công. Tôi nghĩ luật sư đã thẩm thấu được tinh thần, hào khí của cha ông ta ngày xưa.

    ReplyDelete
  12. @TauTang: Tôi dùng Unikey để đánh tiếng Viêt thì vẫn đánh được tốt.

    ReplyDelete
  13. Tôi mạo muội chia sẻ thẳng thắn rằng tôi hoàn toàn không đồng tình với cách lập luận của anh LeCuong. Cũng như anh tôi hoàn toàn hiểu rằng cái gì cũng đều có vai trò và sứ mệnh lịch sử của nó nhưng trong giai đoạn nào ta chấp nhận giai đoạn đó? Xin thưa rằng nếu anh nói như thế thì làm gì có cái gọi là quá độ và phủ định. Những nỗ lực của những người như anh Lê Công Định là thể hiện rõ nhất về sự thay đổi của "chất". Như anh mà có cái biệt thự to, vợ đẹp thì anh cũng chỉ là "lượng" thôi. Hơn người ở cái tuệ tuyệt không hơn ở cái hình.

    Chúng ta cần nhìn nhận về thế cuộc của Việt Nam ở thời tại mà suy nghĩ rằng Lê Công Định là con người đáng nể phục và tôn kính, Nhân vô thập toàn nhưng anh ta không là người có tỳ vết lớn, ngoài đời đó là sự thành công nghề nghiệp, tuệ khí thì đó là người minh mẫn, trí khí thì đó là người rất đáng nể phục. Anh nói rằng LCĐ là tay sai cho ngoại bang, cá nhân tôi bác bỏ điều này. Vì anh ta không thiếu tiền để lụy, không thiếu kiến thức mà ngu muội. Tôi nghĩ những người như anh nên suy nghĩ nhiều về câu nói của Hà Sĩ Phu :"chân lý là điểm hẹn!" để trang bị thêm cho tư duy cá nhân. Mến chào anh!

    ReplyDelete
  14. toi thanh that noi voi le cuong la hoan toan sai ve nhan dinh su viec . o day chung ta ban va noi den nhung viec lam cua LECONG DINH ! anh ta dam dung len noi nhung dieu ma ca anh va toi khong dam noi . do la doi hoi su minh bach va cong bang trong XH ! la su minh bach cua phap luat VN .doi dan chu nhan quyen that su chu khong phai la cai banh ve .de doi pho voi du luan quoc te ! truoc van menh cua nuoc VN ngay nay ve van de tren bien , bauxit...co khi naoanh tu hoi chinh phu VN da lam gi cho mot dat nuoctoan ven lanh tho va< doc lap ,tu do >yoi nghi LS dinh da noi len duoc tiengnoi cua su that tinh hinh thuc te cua VN hien tai .con chyen lam tay sai hay thoa man cho mynhu anh noi la dieu bia dat hay cach nhin thien can cua mot so nguoi . anh co khi nao nghi nguoi dan VN thuc u bau nhung nguoi trong Quoc hoi VN hay chua ?ho co dai dien thuc su cho nguoi dan VN chua ? hay chi la bu nhin ?thu tuong bao sao thi nghe vay ? BTC bao gat la gat , bao im la im ! thuc te hon anh da biet ro than nhan va tu tuong chinh tri cua ho khi anh di bau cu hay chua ? hay anh cung ngu ngo nhu nhieu con dan VN khac ? le phu trong la ai ? ngyen thien nhan la ai ? anh co biet ro ve ho khong hay ah chang biet ti gi ve nhung nguoi goi la DB quoc hoi ? hay xem lai nhung gi minh da biet va da hieu truoc khi noi mot van de gi ! toi chua ket luan dung sai ve LE CONG DINH nhung toi cam phuc anh ta la nguoi da dam noi len nhung dieu ma ca anh va toi khong dam noi ! chung ta dang no anh ta ve dieu do !

    ReplyDelete
  15. "Nói chung là luật sư Định làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin là luật sư này lại câu kết với các thế lực thù địch" (http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.ibnarjf.pbz/ivrganzrfr/2009-06-15-ibn19.psz) Câu này phải hiểu như thế nào?

    ReplyDelete
  16. @sonata: Ông đại sứ Mỹ hình như rất khoái cụm từ "mọi thành phần trong xã hội". Lần trước viết thư cho báo Tuổi Trẻ ông ấy cũng nói là ông tiếp xúc với "mọi thành phần trong xã hội". Vì thế em cho rằng ông không có ẩn ý gì trong câu trên.

    ReplyDelete
  17. Các bạn phí lời với Lê Cương làm gì khi mà tiếng Việt viết còn sai chính tả: "chân trọng" , "giám làm". Mấy con người này cứ quăng cho vài cục xương là ngậm miệng liền.

    ReplyDelete
  18. Có những người chính tả còn viết không xong mà bày đặt bàn chuyện chính trị. Ngữ này mà lên làm TBT chắc nước Việt mình phất lắm đây!

    ReplyDelete
  19. Hôm qua, chúng bắt những người Do Thái, anh nói tôi không phải là Do Thái.
    Hôm nay, chúng bắt người Cộng sản, anh tự nhủ tôi không phải là Cộng sản.
    Ngày mai, chúng đến nhà anh, người hàng xóm nhìn anh ra đi và chặc lưỡi, lại một nạn nhân của lịch sử.
    (mượn ý của Bretch, tặng bạn Lê Cương).

    ReplyDelete
  20. Phải công nhận Lê Cương hay thật và nhờ những người như Lê Cương nên đất nước này mới lầm than là vậy. Đât nước này còn quá nhiều người như Lê Cương. Nguy thay, nguy thay!

    ReplyDelete
  21. Trong các báo thì thấy Thanh Niên có vẻ thiện cảm và khách quan với luật sư khi đưa tít “ Luật sư Lê Công Định bị bắt khẩn cấp”.
    Đa số các báo còn lại thì giống nhau, tương đối lịch sự thì” bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định” lạnh lùng và thiếu văn hóa thì mất hẳn chữ “luật sư”
    Đặc biệt kiss ass thì có CAND, dân trí và VN express đồng thanh” luật sư âm mưu chống lại nhà nước bị bắt”
    Còn nhớ trước đây, nếu không đọc blog và báo nước ngoài thì không thể biết Nguyễn văn Đài và Lê Thị Công Nhân là luật sư- những người có hiểu biết, có học thức, mà cứ ngỡ họ là những người mù quáng bị các thế lực thù địch mua chuộc, dụ dỗ.

    ReplyDelete
  22. Bước ngoặc cuộc đời của LS Lê Công Định thì cũng như cuộc đời của Hồ Chí Minh hay Nelson Madela mà thôi, phải có lao tù thì họ mới thành danh được. Nhưng phải biết sống và làm việc theo gương bác dạy: kiên trì đấu tranh và nhất là phải bắt đầu viết "Nhật Ký Trong Tù" như bác.

    ReplyDelete
  23. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  24. Báo SGGP có bài viết này:
    http://sggp.org.vn/phapluat/2009/6/194136/
    trong đó có trích dẫn một đoạn thư được cho là của LCD viết:

    “…Cần lập sớm 2 đảng như chúng ta đã bàn để thâu tóm lực lượng. C3 (chiba - Trần Huỳnh Duy Thức, đã bị bắt) đã qua giai đoạn khó khăn nhất chưa để chuẩn bị chiến đấu? Em nghĩ nên đánh từ ngoài vào trong thì sẽ gây rối loạn lớn! C4”.

    Tôi không biết thông tin của báo SGGP có chính xác không, hay C4 có đúng là LCD không, nhưng tôi nghĩ đây cũng là một nguồn thông tin hữu ích để tham chiếu.

    ReplyDelete
  25. NK có thể ngẩng cao đầu và tự hào về chồng mình.

    ReplyDelete
  26. Em nói thật, theo em biết giới tinh hoa Hàn Quốc dưới thời Park Chung Hi không mất thời gian bàn tán và đấu tranh mấy chuyện dân chủ và nhân quyền như kiểu salon thế này. Họ làm việc, làm việc và làm việc, để HQ trở thành như hôm nay. Các bác, toàn những tinh hoa tinh tú, mà cứ bỏ thời gian vào những thứ thế này thì VN chả khá được đâu.

    Mà nói thật, thằng giỏi là biết nói cái gì, ở thời điểm nào và với thằng nào, chứ đếch phải là thằng nói hay, nói đúng. Em thấy các bác chỉ biết nói hay như sách giáo khoa thôi.

    ReplyDelete
  27. xin phép bạn Linh tớ copy về blog nhé

    ReplyDelete
  28. Tức cười khi chính sự tự do là nguyên cớ để có kẻ bóp chết những ai thèm khác nó!

    ReplyDelete
  29. Việc anh Định thỏa hiệp quá sớm cũng đã giết chết mộng tưởng chính trị của anh. Dù chính trị là tranh giành, là dối trá, với người dân, họ cũng vẫn có cảm tình, hoặc chán ghét, giới chính khách xét trên quan điểm đạo đức. Đó là vì sao chính quyền hiện nay vẫn phải ra sức tôn tạo hình ảnh Cụ Hồ, không dám thừa nhận chính thức nhiều chuyện như chuyện cụ có vợ.

    Thử hỏi một năm nữa, anh Định quay trở lại, đăng những bài như những gì anh đã từng viết, tác động của nó sẽ thế nào? Tôi nghĩ độc giả của anh sẽ giảm một nửa, là ít.

    ReplyDelete
  30. Tương lai của LS Định là câu hỏi lớn?Giọt nước tràn ly!

    ReplyDelete
  31. Xã hội ngày nay đã không còn nhiều người biết và hiểu thế nào là giá trị niềm tin và danh dự của một con người. Họ chỉ quan tâm đến vật chất, danh vọng phù phiếm xa hoa mà không màn tới lý tưởng của cuộc đời mình đó là một số giới tri thức trẻ ngày nay. Tôi trân trọng và cảm phục Luật Sư Lê Công Định. Tôi chúc cho Luật Sư thành công.

    ReplyDelete
  32. kẻ thức thời mới là trang Tuấn kiệt.
    Thỏa hiệp để đấu tranh

    ReplyDelete
  33. Hầu hết các comments đều ủng hộ LS LCĐ, nhưng những người trí thức xung quanh tôi lại không như vậy! vì sao? mọi người đều rỏ, cơm áo gạo tiền đã làm con người nhu nhược hẳn đi!

    Tôi đã đọc xuyên suốt hầu hết những bài viết của LS, con đường mà LS đang đi là con đường đúng cho VN (có khi là duy nhất). Tuy nhiên, khoảng cách vẫn còn rất xa để có được một NN pháp quyền do dân & vì dân. Cần phải nhiều - nhiều người nữa, trang bị cho: bắt đầu từ trí thức, công-sĩ, nông... những kiến thức về dân chủ. Tại sao cần có dân chủ, dân chủ để làm gì... mỗi người chỉ khai mở cho vài người, và cần rất nhiều người như vậy, thì mới mong cho đủ lượng thì chất mới đổi.

    Chỉ vài người như LS LCĐ, chỉ gây tiếng vang nhỏ và tiếp tục chìm xuống. Công cuộc này phải bền bỉ, thay đổi trên diện rộng & thẩm thấu chậm từ những khái niệm cơ bản. Mà trong quý 4 2008, Báo chí đã đưa tin bầu chủ tịch xã/ chủ tịch TP từ dân... đấy là dấu hiệu đáng mừng chứ?!

    Hãy để sự thay đổi đến chậm và chắc chắn

    ReplyDelete
  34. khi kết thúc phiên tòa xử vụ anh Lê Công Định, nếu chủ tọa đứng lên và nói:
    "Nhân danh nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam, tôi..."
    thì anh Định chết là cái chắc.
    Còn nếu chủ tọa đứng lên và nói:
    "Nhân danh công lý, tôi..."
    thì anh Định chắc chắn sẽ trắng án.

    ReplyDelete
  35. các bạn có tự hỏi các bạn đã làm gì cho đất nước chưa mà các bạn lại lên đây viết những lời bôi bác đất nước như vậy. Ở đây tôi không tranh luận gì hết, chỉ mong một điều, các bạn hãy tự vấn lương tâm mình trước khi bình luận bất cứ điều gì. Thân!

    ReplyDelete