"Liên quan vụ polymer: ba năm trước, hàng loạt nhà báo đã bị cách chức , rút thẻ, cảnh cáo ..."
Chán chả muốn nói gì nữa. Nhưng không rõ thông tin cụ thể vụ này thế nào, có bạn nào cung cấp thêm thông tin về cách xử lý đối với báo chí trong vụ này thì tốt.
Cái nhà nước này ngày càng lụn bại và suy đồi.
Đọc thêm trên BBC
Tiền polymer: '10 triệu AUD' vào tài khoản Thụy Sĩ
Báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài của Bút Bi (vẫn là Bùi Thanh?) rất đáng đọc.
haizzzzzzzzz
ReplyDeleteHồi đó, vụ cha con ông Thúy cậu Minh lem nhem bô li me bị báo chí mần ầm ĩ.
ReplyDeleteSau không bít sao mà trên chỉ đạo im đi. Chắc đụng tới cỡ bự, chứ anh Thúy lúc đó hàm bộ trưởng thì cũng kô ghê lắm.
Có cả một cuộc họp chỉ đạo hẳn hòi.
Lý do im mồm được lý giải là: tiền bạc nó ghê gớm lắm các cậu ạ, nó liên quan tới an ninh quốc ja, làm ầm lên kẻ địch nó lợi dụng là nguy khốn, các cậu im đi cho.
Nhưng rồi hôm sau có một hai tờ báo gì đăng típ.
Tui nhớ Thanh Niên có mần một bài phỏng vấn liên quan.
Tuổi Trẻ hình như có cú bím họa (trên TT Cười) hay sao ấy.
Một số em khác cũng mần nữa.
Sau đó thì trên gọi lên, đe nẹt tá lả.
Vụ cách chức với lại rút thẻ thì tui quên rồi (nhác tra lại).
Nhưng mà đe nẹt thì phải nói rất chi là nặng.
Từ đó về sau, có nhiều cháu ngoan Bác Hồ ra đời.
Một thời gian sau thì nổ ra vụ PMU18, bắt bớ tù đày.
Một vấn đề ở VN đó là dư luận (độc giả tờ báo) không có cơ chế để bảo vệ những phóng viên dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội.
ReplyDeleteChẳng hạn như việc phóng viên Tuổi Trẻ Nguyễn Văn Hải bị xử án nhưng dư luận vẫn không thể tạo được một áp lực lên nhà nước để bảo vệ người đưa tin.
Sự việc Polymer cũng thế, những phóng viên dũng cảm nhất, kiên cường nhất trong việc đấu tranh với cái xấu là những người chịu thiệt thòi nhất.
Đứng trên góc độ kinh tế: họ là người bỏ ra chi phí nhiều nhất nhưng lợi ích mà họ nhận được lại là một con số âm (bị rút thẻ nhà báo, bị chuyển công tác, bị cho thôi việc...)
Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ những nhà báo chân chính đó?