Trong bài trả lời phỏng vấn một tờ báo Nhật, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nêu đích danh việc trước sau bất nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
"Còn ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì phải nói là càng lạ nữa. Trong buổi sáng 7-5-2009 đến thăm sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân ngày kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trước lời khuyên thẳng thắn của Đại tướng về việc nên dừng dự án bauxite, ông nói gọn ghẽ: “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng”, các báo mừng rỡ loan tin, vậy mà cách một hôm sau, tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông lại đã dõng dạc tuyên bố: Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn!? Ô hay, chỉ mới qua một ngày một đêm thôi, mà cả một Chính phủ chứ có phải cá nhân ông đâu, đã “tiếp thu và nghiên cứu” xong ý kiến của vị Đại tướng nhanh thế a? Thế thì con ông và cháu ông sẽ hiểu vấn đề đạo lý và lễ nghĩa trong xã hội Việt Nam là gì? Chuyện giáo dục bằng “gương người lớn” mà không quan trọng ư? Ông có nhớ câu chuyện cổ tích về một người bố cho ông nội ăn cơm trong gáo dừa thay bát cho khỏi vỡ, vì ông nội tay đã run, và đứa con nhìn thấy liền học theo, cũng chuẩn bị sẵn hai cái gáo dừa mẻ để dành về sau cho bố mẹ, hay không? Đó là chưa nói ông đang là “tấm gương” cho cả nước nhìn vào kia mà!"
Một trí thức sống ở trong nước lên tiếng công khai chê trách Thủ tướng Việt Nam về vấn đề "đạo lý" và "lễ nghĩa" trên báo chí nước ngoài quả là một việc hiếm có.
Mới đây hơn, nhóm ba người (GS Nguyễn Huệ Chi- Nhà văn Phạm Toàn- GS TS Nguyễn Thế Hùng) công bố thư ngỏ thứ ba gửi các đại biểu Quốc hội: công khai chê trách chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
"7) Cũng gây bất bình không kém là thái độ của hai đại biểu Quốc Hội Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) và Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội). Rất gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi nghe Đại tướng nhắc lại yêu cầu trong thư về chủ trương làm bauxite ở Tây Nguyên, đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng”. Vậy nhưng ngày hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã quên ngay lời hứa với Đại tướng hôm trước và dõng dạc tuyên bố: “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì đã làm cho cử tri theo dõi tình hình đất nước trên mạng hết sức bất mãn và phiền lòng vì những lời lẽ khó hiểu và không hợp với cương vị của mình: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla”, “[...] Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)"
Cũng trong thư ngỏ, ba vị này lên tiếng đề nghị Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương ra điều trần và cách chức vị Bộ trưởng này.
Ba vị trí thức này thật là lớn mật!
Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn những gì CỘng Sản làm. >>> Good one
ReplyDeleteCả thế giới phải sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Thế nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm xong mới nói. Vậy người Nhật sợ ai, xin thưa, đó là người Trung Quốc, vì người Trung Quốc không nói cũng làm. Người Nhật luôn đề phòng người Trung Quốc vì Trung Quốc là một cường quốc có tiềm lực quân sự. Vậy xin hỏi người Trung Quốc sợ ai, đó là người Việt Nam, người Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
Câu cuối cùng của entry trên là điều tôi đang lo ngại... Mềm mỏng một chút vẫn tốt hơn!
ReplyDelete@tranduong: mềm mỏng thì rách việc bạn ạ.
ReplyDelete@ Trần Dương: ngay cả mềm mỏng, cũng là một cái gì đó vô cùng dễ bị quy chụp. Ở thời điểm hiện tại, vấn đề ko phải mềm mỏng hay cứng rắn nữa, đó là sự sống còn thực sự của 1 đất nước...
ReplyDeleteChữ mềm mỏng được các cấp lảnh đạo nhà nước dạy cho các thuộc hạ phải biết mềm mỏng , đừng bứt xúc khi thấy Lảnh Đạo dâng nạp đảo biển, đất đai cho Tàu, rược cả Sư Đoàn Trung Cộng vào đặt ở Tây Nguyên. Chừng nào Trung Quốc Cấm cờ Tàu trên các thành phố Hà Nội, Huế, Sai Gòn lúc đó bà con ta Ra biển để nói.
ReplyDeleteMềm Mỏng !!
Dạo này kg đọc báo nữa... đọc blog thôi... :D
ReplyDeleteCác bạn nêu hiểu ý tôi là mềm mỏng hơn ở điểm 7. Vì ai cũng rõ TBT không có hy vọng gì, Chủ tịch nước cũng nhập nhằng, nay chê luôn cả Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội - thì ai sẽ là người ủng hộ ý kiến hủy bỏ kế hoạch khai thác bauxite?
ReplyDeleteGS Nguyễn Huệ Chi khi trả lời RFA và báo Yomuri (Nhật Bản) đã nhắc tới sai sót của Thủ tướng rồi. Tôi thấy điều đó là đúng. Nhưng ghi hẳn rõ trong bản kiến nghị sai sót đó và gửi thẳng tới Thủ tướng cùng rất nhiều người khác, tôi nghĩ là người Việt Nam cũng như những người khác theo văn hóa phương Đông, ai cũng đều cảm thấy... không ổn!
Xã hội và chính trị không đơn giản như khoa học chỉ có đúng sai. Nó còn cần sự tế nhị và khéo léo.
Làm sao để phong trào này trở thành "hiện thực cách mạng" thì tuyệt vời hơn nữa.
ReplyDeletecảm ơn Linh.
Co bai nay tren blog Change we need kha sau sac
ReplyDeletehttp://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1&p=997#comments