1. Trên báo chí mấy hôm nay đang rộ lên diễn đàn giáo dục bàn về chuyển cổ phần hóa đại học công.
Có hai bài ủng hộ cổ phần hóa giáo dục của TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT và TS Trần Thị Thu Hà, phó hiệu trưởng Đại học Hòa Bình. Như vậy, cả ông Tùng và bà Hà hiện nay đều là những người quản lý ở các trường đại học tư thục. Bài của bà Hà không có gì mới, nặng tính cảm tính. Chẳng hạn trong đoạn này, bà Hà nói "Cổ phần hóa chỉ thay đổi cách quản lý tài chính của một trường ĐH mà thôi. Cho dù, tài chính không thể đứng độc lập khỏi tổ chức bộ máy, nhưng hiệu trưởng là một nhà khoa học, một nhà giáo dục thì không thể nặng về chuyện đồng tiền."
Ở đây bà Hà đặt niềm tin vào hiệu trưởng các trường đại học-công ty cổ phần là những nhà khoa học, nhà giáo dục nên không thể nặng về chuyện đồng tiền. Đó là một lập luận ngây thơ và thiếu logic. Thứ nhất, không có gì có thể bảo đảm là các nhà khoa học, nhà giáo dục lại không nặng về đồng tiền cả, nhất là khi họ trở thành những người quản lý, các CEO trong các công ty cổ phần-giáo dục, phải chịu sức ép của các nhà đầu tư để khiến công ty mình sinh lãi. Thứ hai là khi trường đại học thành công ty cổ phần thì rất có thể Hiệu trưởng cũng chỉ là người quản lý, do các nhà đầu tư thuê mướn. Do đó, trong nhiều việc, người có quyền quyết định về định hướng kinh doanh của công ty-trường không chắc đã là hiệu trưởng mà là những người thuê ông ta/bà ta. Việc tìm các giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ để làm hiệu trưởng đâu có gì khó đối với những người dám bỏ vài trăm tỷ ra mua trường đại học để kinh doanh? Nhất là ở một cái đất nước đang bội thực tiến sĩ (được biết giá thuê viết luận án tiến sĩ trong khoảng từ 40 tới 100 triệu).
Bài của ông Tùng có vài điểm đáng lưu ý. Ông Tùng cho rằng cổ phần hóa sẽ không dẫn tới thương mại giáo dục vì các trường được cổ phần hóa sẽ hoạt động theo quy chế đại học tư thục.
"Cổ phần hóa thực chất là tư thục hóa trường công lập, thu hút đầu tư xã hội, thay đổi chủ sở hữu và để các trường này hoạt động theo quy chế đại học tư thục. Cũng cần nhấn mạnh là Quy chế đại học tư thục 2009 đã bỏ quy định “toàn bộ tài sản của trường tư thục thuộc về các nhà đầu tư” như quy định trong Quy chế 2005, thay vào đó là quy định các tài sản tăng thêm từ vốn góp của các nhà đầu tư sẽ là tài sản chung. Bởi thế chắc không cần quá lo ngại về việc chạy theo cơ chế lợi nhuận của các trường."
Tuy nhiên, luận điểm này không hợp lý bởi theo dự thảo cổ phần hóa của Bộ Tài chính nhắc tới việc chuyển các trường cổ phần hóa thành công ty cổ phần. Và công ty cổ phần thì hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Điều 4 Luật Doanh Nghiệp quy định:
"1. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi."
Như vậy, Luật Doanh nghiệp quy định rõ doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nên không thể kỳ vọng một công ty cổ phần lại không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Điều này khác với các trường tư thục trước đây bởi lẽ các trường tư thục chưa bao giờ được xem là doanh nghiệp. Chính vì thế thu nhập của các trường tư thục cũng chưa từng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp kinh doanh thông thường.
Tuy không đề cập trực tiếp về việc kinh doanh giáo dục nhưng Luật Giáo dục cũng quy định "Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi." (Điều 20).
Như vậy, việc triển khai thí điểm cổ phần hóa trường học rất có thể sẽ vi phạm Luật giáo dục. Bởi lẽ các công ty cổ phần đại học không phải là các trường tư thục. Tất nhiên, về lý thuyết nếu muốn thì người ta vẫn có thể lách luật bằng cách cổ phần hóa đại học thành các công ty cổ phần, sau đó các công ty cổ phần này lại đứng ra góp vốn để thành lập các trường tư thục (như Đại học FPT do công ty FPT thành lập).
Ý thứ hai trong câu trên của ông Tùng cũng không chặt chẽ.Ông Tùng cho rằng với quy định các tài sản tăng thêm từ vốn góp của các nhà đầu tư sẽ là tài sản chung nên không phải lo ngại việc chạy theo lợi nhuận. Theo tôi điều đó không chính xác. Việc này cũng như ở các công ty kinh doanh, khi tài sản tăng thêm từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài sản đó sẽ thuộc về sở hữu chung của công ty. Tuy nhiên nếu công ty giải thể thì tài sản này có thể sẽ được chia cho các cổ đông căn cứ vào vốn góp của họ sau khi giải quyết công nợ. Điều này không vì thế mà làm giảm động cơ kinh doanh vì lợi nhuận của các công ty cả.
2. Lại nói về giáo dục, bài này hơi cũ nhưng giờ mới đọc. Theo đấy thì Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân định lập 4 trường Đại học mới liên kết với Đức, Mỹ, Nga, Pháp (có bệnh thí vái tứ phương?). Mục tiêu của ông Nhân là phấn đấu tới năm 2020 sẽ có ít nhất một trường trong 4 trường này lọt vào "top" 200 đại học hàng đầu thế giới. Hiện nay trường Đại học Việt-Đức đã thành lập với quy mô 80 sinh viên (!) đào tạo hệ cử nhân ngành Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin. Các trường kia thì tới nay mới dừng ở trên giai đoạn ý tưởng, bàn bạc sơ thảo. Cứ coi như trong một kịch bản khách quan, tới năm 2010 thì các trường này đều được thành lập thì trong 10 năm, ông Nhân mong đợi sẽ có 1 trường trong đó lọt vào Top 200. Thật là một ý tưởng kỳ quặc. Tôi không tin là có trường đại học nào ở Việt Nam lại có thể lọt vào Top 200 Đại học trên thế giới chỉ trong 10 năm. Xem ra chắc chỉ còn có cách bốc nguyên vài khoa ở Harvard sang, gồm cả giáo viên và sinh viên và gọi đó là đại học Việt-Mỹ thì ông Nhân mới đạt được nguyện vọng này.
Trong chiến lược giáo dục, ông Nhân cũng muốn tăng tỷ lệ sinh viên/người dân là 450 sinh viên trên một vạn người, tức là dự kiến sẽ có 4,5 triệu sinh viên Đại học-Cao đẳng, nhiều gần gấp 3 số hiện nay (theo thống kê của Bộ Giáo dục, số sinh viên đại học-cao đẳng năm 2007 là 1,5 triệu người). Trong khi dân số dự kiến sẽ chỉ tăng chừng 25% cho tới năm 2020 thì số sinh viên Đại học sẽ tăng gấp 3! Sắp tới thời nhà nhà vào đại học, người người là sinh viên rồi.
Và trình độ giáo dục ở các trường thế nào. Theo bài báo này trên VNN thì ở trường Đại học Ngoại thương (aka Harvard Việt Nam) có 2800 sinh viên mới mỗi khóa, 420 cán bộ giáo viên (số liệu không tách ra giữa cán bộ hành chính và giáo viên), 2 giáo sư, 12 phó giáo sư, 50 tiến sĩ và có 2,7 ha đất.
Ước tính số sinh viên toàn trường là 11.200 (=2800*4) chưa kể sinh viên sau đại học và các hệ khác (tại chức, từ xa...) thì cứ 27 sinh viên mới có một cán bộ giáo viên, 224 sinh viên mới một tiến sĩ và 800 sinh viên mới có một giáo sư hay phó giáo sư. Tỷ lệ tiến sĩ trên cán bộ giảng viên của trường là 12% và tỷ lệ giáo sư hay phó giáo sư trên cán bộ giảng viên là 3,3%.
Tính trung bình, mỗi sinh viên của trường sẽ có cho mình 2,4 m2 đất cho không gian học tập, nghiên cứu, nghỉ ngơi, giải trí... tại trường.
Những con số này là ở một trường đại học trong nhóm hàng đầu ở Việt Nam. Rất có thể các tỷ lệ nói trên sẽ khá hơn ở một số trường trong các trường trọng điểm như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội...nhưng chắc cũng không chênh lệch gì nhiều. Và các tỷ lệ trên còn tồi tệ hơn nhiều ở các trường đại học thuộc top dưới, các trường đại học tư thục được mở ồ ạt như nấm sau mưa (mà có những trường chỉ có giảng viên có trình độ cử nhân, có trường chỉ có 1 tiến sĩ...).
Nhưng với những cơ sở vật chất và nhân lực như thế chúng ta mong tăng gấp 3 số sinh viên trong vòng 12 năm, mong đưa được vài trường trong số đó vào Top 200 trên thế giới.
Tất nhiên, tới năm 2020 thì ông Nhân có lẽ đã về hưu rồi. Rất có thể lúc đó, ông lại là Hiệu trưởng một trường Đại học tư thục nào đó (đã có giáo sư Trần Phương- nguyên Phó Thủ tướng- hiện là Hiệu trưởng Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội). Hoặc là Chủ tịch Hội đồng Quản trị hay Tổng Giám đốc của một công ty cổ phần-đại học nào đó?
How DOGE is really going to work
47 minutes ago
Có bài này trên Financial Times nữa http://www.ft.com/cms/s/0/2c827696-3a9d-11de-8a2d-00144feabdc0.html
ReplyDeleteTóm tắt: VN mình bây giờ đang thiếu người có trình độ trong ngành kĩ thuật, quản lí, tài chính.
Ông Richards phát biểu rằng: "Việt Nam rất khó có thể có những nguồn tài năng này vì giáo dục đại học của VN đang đi sai đường"
(He says the core of the problem is that many universities in the region are providing the wrong sort of education.)
Câu này mới đau:
“There are some world-class schools in the region, but many turn out graduates qualified in rote learning,” he says. “Their employability is abysmal.”
Có nhiều lớp quốc tế tại VN, nhưng thực ra những sinh viên đó toàn học vẹt. Trình độ của employers dốt nát".
Thôi mọi người đọc đi, chứ càng đọc em thấy càng xấu hổ quá. Chửi VN mình kh ra gì cả.
"Tính trung bình, mỗi sinh viên của trường sẽ có cho mình 2,4 m2 đất cho không gian học tập, nghiên cứu, nghỉ ngơi, giải trí... tại trường."
ReplyDelete->> Sao không thấy liệt "không gian" cho giải quyết nhu cầu tự nhiên vậy trời?! ;((
Pray for Japan
ReplyDeleteホームページ製作
ホームページ制作
ホームページ作成
ホームページ作成ソフト
ホームページセミナー
CMS
ビジネスブログ
Tôi muốn gởi đến những người dân Nhật Bản một lời cầu nguyện bình an và những giọt nước mắt yêu thương chia sẻ. Tôi luôn cầu nguyện trong những ngày sắp tới sẽ có thêm nhiều tấm lòng sẵn sàng đến để giúp đỡ khắc phục những hậu quả một cách hết lòng.