Theo VnEconomy.
Đây là lần đầu tiên gói kích cầu được công bố chính thức và (hơi hơi) chi tiết.
Nhìn vào gói kích cầu này có vài điểm không rõ:
- "Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng." Tại sao phát hành trái phiếu Chính phủ lại là kích cầu? Ở đây đơn giản là Chính phủ đi vay tiền của dân trong nước hay nước ngoài để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình, không thể coi nó là cấu thành của gói kích cầu được khi đó chỉ là nguồn tài trợ.
- "Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng."
Tôi không hiểu lắm tại sao lại cần bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp và chi tới 1 tỷ USD để làm việc này? Tức là nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì Chính phủ trả hộ? Thế thì lấy gì để ngăn được các vấn đề về rủi ro đạo đức (moral hazards) khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư rủi ro vào bất động sản hay thị trường chứng khoán chẳng hạn.
Đọc thêm ở đây thì Quy chế bảo lãnh tín dụng mới được NHNN đưa ra vào tháng 2/2009. Vậy mà tới tháng 5/2009, đã dám bỏ cả 17.000 tỷ ra để thực hiện rồi?
Nhìn vào gói kích cầu này thì thấy chủ yếu là đầu tư công, các khoản chi tiêu về an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, người thất nghiệp...có cấu thành rất nhỏ.
Công bố chi tiết về gói kích cầu 8 tỷ USD
"Ngày 12/5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm:
Thứ nhất, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.
Thứ hai, tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.
Thứ ba, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng.
Tứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng.
Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.
Thứ sáu, thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.
Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.
Thứ tám, các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng.
Về tác động của gói kích cầu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định: tuy các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, trong đó có nhiều chính sách mới được ban hành nhưng qua theo dõi, phân tích diễn biến tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm có thể thấy việc thực hiện các giải pháp chính sách kích cầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất 6 giải pháp thực hiện gói kích cầu trong thời gian tới như đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn kích cầu để kịp thời thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện gói kích cầu, thường xuyên cập nhật thông tin để điều chỉnh gói kích cầu cho phù hợp với tinh hình thực tiễn."
What the Cease-Fire Deal Really Means
3 hours ago
No comments:
Post a Comment