Phát ngôn "ấn tượng" tuần này thuộc về Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền:
"Tôi mới đi nước ngoài và thấy rằng có nhiều hành vi nước ngoài coi là bình thường nhưng chúng ta lại coi là tham nhũng. Ví dụ tại Mỹ, nhiều khách sạn, nhà hàng nhân viên đều đòi tiền "bo", chi hoa hồng. Còn ở ta, nếu anh nhân viên ở loại hình dịch vụ nào đó nhận tiền của khách thì sẽ bị xử lý."
Eureka! Một phát kiến vĩ đại. Có những việc mà ở Việt Nam chúng ta coi là tham nhũng như bo cho nhân viên massage, nhân viên phòng karaoke (ở VN chỉ có lệ bo cho các nhân viên này chứ hiếm khi bo cho nhân viên khách sạn nhà hàng) thực ra không phải là tham nhũng. Từ câu này của ông Truyền có thể suy ra cả đời ông chưa từng "bo" cho ai cả, bởi nếu không chả nhẽ Tổng thanh tra Chính phủ cũng "tham nhũng". Khổ thân các cô massage nếu không may gặp ông, khoản tiền tip coi như là đi đứt (ấy là giả sử hôm nào căng thẳng nhức mỏi, ông có đi massage). Không khéo, ông sẽ chỉ tay vào mặt họ nếu họ lỡ xin tiền tip sau đấy "Đồ tham nhũng xấu xa! Có biết ta là ai không?"
Nghiêm trọng hơn, thử nghĩ xem nếu Tổng thanh tra Chính phủ, người chịu trách nhiệm cao nhất cho công việc thanh tra các vụ tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan Nhà nước mà còn không biết thế nào là tham nhũng thì chúng ta có thể hy vọng gì vào công tác chống tham nhũng của Chính phủ.
Ông Truyền nói thêm:
"Tới đây, Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu để quy định rõ thêm về việc tặng, nhận quà. Trường hợp nào được xem như bình thường, trường hợp nào coi là bất bình thường, nhận hối lộ."
Ngành thanh tra Việt Nam đã được thành lập 64 năm, là một cơ quan tương đương cấp Bộ, thậm chí còn có cả một Cục chống tham nhũng trực thuộc. Vậy mà đến giờ, người đứng đầu ngành cũng không thể phân biệt thế nào là tham nhũng, thế nào là tiền "bo". Ngành này cũng chưa đề ra được quy định nào về việc tặng, nhận quà, trong khi đây là một việc rất đơn giản và tất cả các nước văn minh đều có những quy định như vậy đối với việc tặng, nhận quà của công chức. Thậm chí, nhiều tập đoàn lớn cũng có những quy định cụ thể như vậy đối với nhân viên của mình. Ví dụ, anh có thể nhận món quà dưới $10, nhưng nếu nhận món quà có giá trị cao hơn, anh có thể bị sa thải vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Ông Truyền cũng nên để ý thêm là nhân viên ở khách sạn, nhà hàng nhận tiền "bo" của khách không phải là công chức Nhà nước. Họ không có quyền 'đòi tiền 'bo' như các công chức Nhà nước. Trong khi tham nhũng ở Việt Nam lan tràn là do tệ nạn các quan chức sử dụng quyền lực của mình để đòi "hoa hồng" từ các doanh nhân.
What the Cease-Fire Deal Really Means
3 hours ago
khiếp! Cái đoạn: "Đồ tham nhũng xấu xa! Có biết ta là ai không?" cứ y như trong truyện tranh trinh thám của Nhật ý.
ReplyDeleteMà anh biết ko, khi em học luật báo chí, người ta chỉ "kêu gọi" đạo đức nhà báo trước tiền/phong bì/ hối lộ thôi chứ chẳng có hành lang gì cụ thể hết á. Coi bộ nhà nước rất 100% tin vào đạo đức nhà báo ạ :)
Đọc xong cười đau ruột, sau đó là đau đầu, hahahaha, ui trời ơi, ui trời ơi, lạy ông tổng... NGU!
ReplyDeleteSao ông này không phát biểu thế này hay hơn không: "Tôi mới đi nước ngoài và thấy rằng có nhiều hành vi nước ngoài coi là tham nhũng nhưng ở chúng ta lại là chuyện bình thường"?
ReplyDeleteNếu bảo ông này ngu thì e oan nhưng quả thực ko hiểu ông ấy nghĩ gì khi mở miệng tuôn ra những câu như thế. Với những người lãnh đạo thế này thì còn trông mong gì vào tương lai đất nước.
ReplyDeleteỦa, có cái qui định nộp lại tiền hoa hồng mà.
ReplyDeleteThông tư số 76/2006/TT-BTC ngày 22/08 của Bộ Tài Chính mà. Sao ông này không biết nhỉ.....
Ngu một cách tự tin, chứng ấy phổ biến và khó trị
ReplyDeleteTôi thấy các bác ấy phân biệt được hết thế nào là bo thế nào là tham nhũng nhưng chỉ không phân biệt được trường hợp nào bị ghép là bo trường hợp nào bị ghép là tham nhũng thôi hihi
ReplyDeleteTrời ơi, chuyện này thật hay là bịa đây?
ReplyDelete