skip to main |
skip to sidebar
Hươu hay ngựa
Trong Sử ký có chép chuyện Triệu Cao muốn lật đổ Tần Nhị Thế, mới làm phép thử trước triều đình. Cao mang con hươu dâng Nhị Thế, nói đó là con ngựa. Nhị Thế ngạc nhiên bảo đây là hươu chứ đâu phải ngựa. Cao bèn đem hỏi triều thần, kẻ nói hươu, người nói ngựa. Sau đó Cao âm thầm tìm cớ giết hết những người nào nói hươu là hươu. Sử ký không viết rõ có ông quan nào ban đầu bảo là hươu, sau đó kịp phân trần là ngựa không; cũng không nói rõ những ông quan kịp thời "hối cải" đấy (nếu có) liệu có được Triệu Cao tha chết không?
Đó là chuyện xưa. Còn đây là bài trần tình (ngày 28/4) của cây bút bình luận (columnist) Hà Văn Thịnh của báo Lao Động gửi những người từng cùng ký tên với ông để phản đối việc khai thác bauxite. Nội dung thư này nhằm giải bày sự việc ông viết hai bài trên báo Lao Động về bauxite có tinh thần trái ngược hẳn nhau vào ngày 19/1 và ngày 27/4. Ông Thịnh này hình như là Giảng viên khoa Sử Đại học Huế. Đọc cứ như hề.
"Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, "cách đi" của nghề báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu cầu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách [ký tên phản đối khai thác bauxite Tây Nguyên] trước đó vài giờ"
Vài dòng đấm ngực khác của ông. Muốn kéo cả nhân loại xuống bùn để không phải chịu trách nhiệm cá nhân, ông cho rằng toàn giới nhà giáo (dạy KHXH nhân văn) đều nói dối như ông, toàn giới ăn lương đều từng làm bồi bút như ông.
Trên tư cách nhà giáo: "Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để, nhận lương!"
Trên tư cách người viết báo: "Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần “bồi bút”?"
Và ông thắc mắc với những người phản đối sự tráo trở, bất nhất của ông trong hai bài viết trước và sau khi có kết luận của Bộ Chính trị "Hơn nữa, tại sao quý vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ...? "
Hiện tượng Hà Văn Thịnh thực ra trước đây không hiếm, kể cả ở các nhà văn, các nhà trí thức lớn trong thời Đảng kìm chặt văn nghệ và trí thức bằng cái gậy và củ cà rốt (hay có thể dùng hình ảnh khác, cái cần câu cá trộm của Phùng Quán và cái bánh vẽ của Chế Lan Viên). Nhưng đến thế kỷ 21 mà vẫn có người viết không biết thẹn như thế trên báo chí, lại dám công khai tên tuổi, nghề nghiệp mình, kể cũng là chuyện hiếm (trừ khi ông Thịnh cũng có động cơ gây xì căng đan để nổi tiếng kiểu Phí Thanh Vân "từng đau đớn vì Xuân Lan".)
Trong bài ngày 19/1 ông Thịnh viết:
"Có tài nguyên thiên nhiên là tốt, cần lắm. Nhưng, có những đất nước không có tài nguyên vẫn giàu có như thường - bài học từ Nhật Bản là một dẫn chứng điển hình. Nếu chúng ta cứ vắt thật nhanh, bòn thật nhiều "của để dành" cho con cháu, thì mai này lịch sử sẽ ra sao? "
Trong bài ngày 27/4, ông viết:
"Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỉ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc. "
Trong bài ngày 19/1, ông nhắc về trách nhiệm của người đi trước, về những cảnh báo của các nhà trí thức:
"Trách nhiệm của người đi trước luôn phải là đủ khả năng, tầm nhìn, hiểu biết để lượng định mọi hậu quả có thể xảy ra. Rất nhiều nhà khoa học, kinh tế học đã cảnh báo, có nghĩa là chúng ta đã biết; vậy thì, tại sao nơi này, nơi kia vẫn tiếp tục làm điều sẽ gây nguy hại đến cuộc sống của thế hệ sau?"
Trong bài 27/4, ông lớn tiếng vạch ra nguy cơ "diễn biến hòa bình":
"Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng "diễn biến hoà bình" để phá vỡ sự ổn định của chúng ta."
Thậm chí, ông còn đứng ra thay mặt cho ai đó để dọa dẫm những người "xuyên tạc, chống phá" trong giới trí thức: "Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá."
(Và trong bài trần tình thì ông lại kể "Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch. Nhưng, tôi đã bị nhiều lần như thế, quen rồi. Không sao đâu." Lạ nhỉ, ông làm gì mà để Đảng không "bỏ qua" cho ông để rồi lại phải phân trần với những người vừa bị ông dọa dẫm trên báo?)
Trong bài 19/1 ông cho rằng "Dù muốn hay không, chúng ta cũng buộc phải thừa nhận rằng chưa bao giờ tài nguyên của đất nước bị khai thác một cách vội vã đến như thế và, chưa đủ tinh thần trách nhiệm đến như thế."
Trong bài 27/4, ông khẳng định "chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng."
Vậy rút cục là chủ trương này "vội vã, chưa đủ tinh thần trách nhiệm" hay "được cân nhắc, suy xét kỹ càng"?
Trong bài 19/1, ông Thịnh khẳng định vấn đề bauxite không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề môi trường: "Không thể không khai thác nguồn tài nguyên quý giá, nhưng cũng không thể bất chấp hiểm hoạ môi trường và rất nhiều hệ lụy... Không thể vì lợi ích thu được tiền từ khai thác khoáng sản mà lại làm thiệt hại nghiêm trọng đến môi sinh của hàng triệu người. "
Nhưng trong bài 27/4, ông lại coi đó chỉ là vấn đề kinh tế và hoàn toàn không nhắc tới nguy cơ môi trường nữa: "Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành "nguy cơ" về chính trị, an ninh."
Trong khi đó, chính kết luận của Bộ Chính trị cũng còn khẳng định tới các khía cạnh an ninh, quốc phòng của khu vực Tây Nguyên: "Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa."
Trong bài 27/4, ông hết lời ca ngợi Bộ Chính trị nào là có chủ trương từ lâu, cân nhắc suy xét kỹ càng, nào là biết tiếp thu ý kiến người dân, nào là có tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Thế nhưng trong bài trần tình với những người cùng ký tên vào đơn phản đối việc khai thác bauxite, ông lại viết như thể xoa đầu Bộ Chính trị "Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi"
Vậy là "chủ trương đúng đắn" của BCT là đúng hay là sai đây? Hay ông Thịnh là người có biệt tài ngửi gió? Còn "thơm" hay "thối" thì là tùy hướng gió?
Xem ra ông Thịnh có thể có chữ "sĩ" nhưng ắt là không có chữ "sỉ". Hà Văn Thịnh hay Hà Phù Thịnh?
"Chiến tranh là Hòa Bình
Tự do là Nô lệ
Ngu dốt là Sức mạnh"
(Orwell)
Còn có mấy ai được như Phùng Quán:
"Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ"
Thế kỷ 16, chàng Hamlet của Shakespeare than thở "To be or not to be, that is the question."
Thế kỷ 21, chàng Hamlet Hà Văn Thịnh ở xứ Việt cũng gặp phải vấn đề không kém phần hệ trọng: "Là hươu hay không phải là hươu, đó chính là vấn đề.".
Bạn Linh ví von so sánh thế này, tội cho Hamlet và tội cho Shakespeare quá!
ReplyDeleteXem trường hợp của bác Thịnh trần tình trước công luận như trên chính ra rất hay vì nó bộc lộ nhiều thứ mà trước đến giờ người ta che giấu.
ReplyDeleteco ai biet ong Ha Van Thinh o Hue, xin dua bai viet nay cua Everyland cho ong ta doc gium. Cam on nhieu.
ReplyDeleteĐời là vạn ngày sầu. Đời là buồn nói trắng thành đen và khi vui đen thành trắng.
ReplyDeleteTrích "Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế". Thiết nghĩ không phải những người chính trực trên đất nước này không tin ông, mà tự ông phản bội lòng tin để bước ra khỏi hàng ngũ của họ!
ReplyDeleteĐúng là trên đất nước Việt Nam, có nhiều khi con người ta phải làm những việc mà họ không muốn, nhưng phải biết đâu là điểm dừng, đâu là giới hạn của danh dự. Ông Thịnh đáng trách thì rõ rồi, nhưng ông ta còn là một kẻ đáng thương hại nữa.
Chinh phu VN con ton tai thi nhung Ha Van Thinh nay con ton tai.
ReplyDeleteHà Văn thịnh này không có liêm sỉ cũng không có gì lạ vì có bao nhiêu lãnh đạo CP và đảng có liêm sỉ đâu ..
ReplyDeleteNQ: nói thế chưa đủ ... phải nói là Đáng còn tồn tại , còn lãnh đạo đất nước thì không những 1 Hà văn Thịnh này còn tồn tại mà sẽ dược nhân lên hàng ngàn hàng triệu làn ...
Hà văn thịnh mà có 1 chút liêm sỉ thì nên đọc blog cuả nhát sĩ báo thủ mà suy ngẫm lại ...
híc, mọi người ném đá thế này cũng oan cho bác Thịnh đó mà. Bài đó của Hà văn Thịnh bị Lao Động cắt, nên nó cụt ngủn như vậy!!!
ReplyDeleteBH có được đọc bản gốc do bác Nguyen Trong Tao gửi, nhưng BH delete bức thư đi rồi. :(
Bài của ông Thịnh bị Lao Động cắt xén, do ông Thịnh khi hợp tác với Lao Động đã có ký kết hợp đồng với LĐ "LĐ có quyền cắt sửa, thêm, theo nhu cầu chính trị".
Oan
À may quá, BH còn giữ: Dưới đây là bản gốc, có thể nói đoạn kết bị cắt và sửa lại bởi BBT báo LĐ, nhưng tinh thần vẫn thế. Nhưng phải nói bác Thịnh í vẫn là "công cụ" thôi.
ReplyDelete----------------------------------------
Sáng tỏ sự cân bằng đúng
Hà Văn Thịnh - Đại học Khoa học Huế
Ngày 24.4.2009, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã thay mặt Bộ Chính trị (BCT) ký Thông báo số 245 TB/TW về kết luận của BCT về việc Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Thông báo nêu rõ: Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ... việc triển khai phải trên cơ sở hiệu quả tổng thể, gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội... Chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết, lựa chọn công nghệ hiện đại; thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường... Quá trình triển khai hai dự án cần phải thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác...
Như vậy, Thông báo của BCT đã làm sáng rõ những vấn đề mà lâu nay một số dư luận chưa hiểu - kể cả việc cố tình hiểu sai, nhằm mục đích xuyên tạc một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Thứ nhất, Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỷ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc. Thứ hai, “hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội”, “hoàn thổ và trồng rừng” là những sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp “đường ngắn” và cả giải pháp chiến lược lâu dài. Thứ ba, chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng. Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng “diễn biến hoà bình” để phá vỡ sự ổn định của chúng ta. Thứ tư, Thông báo 245 nói rõ BCT đã “tiếp thu ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước và các nhà khoa học”; có nghĩa là BCT đã thực sự lắng nghe ý kiến của người dân theo nguyên tắc hiểu đúng nguyện vọng của dân, không giải quyết một chiều, điều gì dân chưa rõ thì giải thích rõ ràng, điều gì cần quyết định trên cơ sở lợi ích toàn cục thì vẫn mạnh dạn triển khai để thực hiện trong khả năng tốt nhất có thể. Đặc biệt, trong khi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đang trầm trọng như hiện nay, việc thu hút được đầu tư là một thành công đáng ghi nhận. Tất nhiên, như Phó Thủ tướng Trần Trung Hải đã nói, “không thể khai thác bauxite bằng mọi giá”. Thứ năm, qua “vấn đề bauxite”, cần phải rút ra những bài học sắc sâu về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên rất dễ bị lợi dụng và kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành ‘nguy cơ’ về an ninh, chiến lược. Trong khi đó, BCT đã khẳng định “không sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài”; tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa của dân tộc, thời đại một cách rõ ràng. Mặt khác, chúng ta phải rút ra một bài học rằng bất cứ vấn đề gì liên quan đến lợi ích dân tộc đều rất cần để ‘dân biết, dân bàn, dân kiểm tra’. Đặc biệt, trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể; sao cho, có vai trò kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của tổ quốc.
Trong bài báo nhan đề “Gánh nặng của thế hệ hôm nay” của Hà Văn Thịnh (báo Lao Động ngày 19.1.2009) đã viết rằng: “Bài toán về khai thác tài nguyên thật khó. Không thể không khai thác nguồn tài nguyên quý giá, nhưng cũng không thể bất chấp hiểm hoạ môi trường và rất nhiều hệ luỵ... Không thể vì lợi ích thu được tiền từ khai thác khoáng sản mà lại làm thiệt hại đến môi sinh của hàng triệu người”. Đó là nỗi lo chung của tất cả mọi người dân Việt Nam. Bây giờ, với Thông báo 245 của BCT, chúng ta đã hoàn toàn yên tâm vì Đảng và Nhà nước đã cân nhắc rốt ráo vấn đề(!)
Còn đây là thư của bác Thịnh:
ReplyDelete(...) Thứ nhất, ký tên là một việc còn viết báo theo chỉ thị là việc khác. Đừng nặng lời về hai từ “nhân cách”. Hợp đồng của tôi với báo Lao Động cách đây 5 năm ghi rõ LĐ có quyền cắt, sửa, thêm theo yêu cầu chính trị, thời sự. Tôi làm sao có thể biết họ viết thêm cái gì, sửa ra sao?
Thứ hai, lần đầu tiên BCT thừa nhận sai lầm. Đó là một thành công lớn. Không ai có thể bắt Mỹ hay quyền lực thú nhận thất bại và sai lầm hoàn toàn. Theo tôi, như thế là được rồi.
Thứ ba, làm sao có thể nuốt lời hứa với Trung Quốc khi sự đã rồi? Anh hãy nghĩ đến hệ luỵ nguy hiểm khôn lường.
Thứ tư, trước khi các anh có Kiến nghị, ngày 19.1.2009 tôi đã có bài viết về Bauxite. Tuy nhiên, bài báo đó chỉ được đăng với điều kiện “không có chữ bauxite, không có chữ Tây Nguyên”.
Thứ năm, mỗi người có một cách đấu tranh khác nhau. Xin anh đọc thêm bài tôi viết trên BBC ngày 27.3: “Tiền hoá” vườn hoa, trường học. Tôi cũng gửi kèm tới anh bài 19.1, bản gốc bài mà anh phẫn nộ cùng bài 30.4 – trong đó nói rất rõ về sự nhân nhượng TQ sẽ gây nên nhiều hậu quả, việc không quan hệ chặt chẽ với Mỹ là sai lầm. Chắc anh là một trong những người hiểu rõ rằng làm báo ở Việt Nam khó vô cùng vì cả nước chỉ có một TBT!
Hà Văn Thịnh
Thich cach viet, cach dan dat cua ban Linh :)
ReplyDeleteĐọc entry của anh Linh, Yên có cảm giác anh đang chờ đợi một cây bút đứng thẳng của những nhà báo. Nhưng rất tiếc, những hiện trạng viết hai chiều như thế này Yên nghĩ ko phải lần đầu, cũng sẽ ko là lần cuối. Bác Thịnh nói trên còn có can đảm phanh trần sự thật, rằng mình là bồi bút. Còn có bao nhiu cây bút đang chạy theo chiều gió hàng ngày ? Giữa một đất nước không có tự do, nhà báo nào cũng phải đối mặt với hai bờ vực, hươu hoặc ngựa. Nếu là anh, anh làm sao ?
ReplyDeleteBên lề: Ko fải tất cả. Nhưng rất nhiều giảng viên KHXH& NV nói dối và làm khoa học dối để thăng tiến ko ngừng trong nghề...
ReplyDeleteXin phép đăng lại
ReplyDelete