Tuesday, May 19, 2009

Nhà nước kiến tạo phát triển

Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển
http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/6956/index.aspx
(không hiểu sao không post được link)

Một bài viết đáng chú ý của TS. Vũ Minh Khương. TS. Khương công kích vào các chính sách của chính phủ hiện nay, coi chúng là điển hình cho một thể chế "Cai trị - Hủ bại" . Ông viết: "
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cuối cùng để lựa chọn xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” bởi những đặc trưng của một thể chế “đối phó - xoay sở” thậm chí đã vào giai đoạn “cai trị - hủ bại” đang hình thành và ngày càng có sức cố kết khó phá vỡ."

TS. Khương nhận xét "Một thể chế sẽ bị người dân ngày càng suy giảm lòng tin, thậm chí chán ghét nếu nó đưa ra quá nhiều quyết sách gây nên độ cảm nhận mức 2 hay mức 1."

Trong bảng 2, ông đưa ra thí dụ với 3 chính sách cụ thể: Sử dụng loa phường, sát nhập Hà Nội và khai thác khoảng sản qua các công ty nước ngoài. Các chính sách này theo ông đều ở mức độ cảm nhận 2 hay 1, tức là không được nhân dân tin tưởng, thậm chí chán ghét. Theo tôi, chúng là thể hiện của các chính sách độc quyền, phi dân chủ và coi thường ý kiến người dân.

Theo TS. Khương, các chính sách này là đặc điểm của mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở” thay vì mô thức "Nhà nước kiến tạo phát triển". Nếu so sánh với bảng 1 của TS Khương thì chúng thể hiện cho các thể chế "cai trị-hủ bại"

Trong khi các lựa chọn khác thay thế các chính sách này: bàn bạc trực tiếp với người dân, quy hoạch vùng dựa trên ý kiến chuyên gia; phát triển kinh tế- sinh thái- văn hóa Tây Nguyên một cách hài hòa lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân (cảm nhận ở mức độ 4-5).

Bài này lên được báo cũng là sự hiếm. Không biết ngày mai có bị rút xuống không?

TS Khương cho rằng có ba điều kiện để xây dựng nhà nước kiến tạo-phát triển là "Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên". Trong khi đó thì chính quyền hiện nay phớt lờ đòi hỏi của người dân, coi nhẹ hiểm họa an ninh quốc gia và tìm cách khai thác cạn kiệt tài nguyên, tức là hoàn toàn đi ngược lại các đặc điểm xuất phát của mô hình nhà nước kiến tạo-phát triển như mô tả của TS Khương.

Bảng 2: Sự khác biệt về quyết sách thông qua ý chí xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”

Mục tiêu

Ý chí xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”

Không

Đưa thông tin đến người dân kịp thời

Trang bị loa phường hiện đại hơn với âm thanh cực mạnh.



Dự kiến mức cảm nhận: 2

Bỏ loa phường; bàn với dân các phương cách cụ thể và hữu hiệu nhất cho từng vùng.

Dự kiến mức cảm nhận: 4

Qui hoạch lại thủ đô hoặc TP. Hồ Chí Minh

Sát nhập Hà Nội với một vài tỉnh lân cận để có thêm đất.






Dự kiến mức cảm nhận: 2

Lập ủy ban qui hoạch vùng (liên tỉnh) với đại diện của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế, trong khi địa giới hành chính hiện tại không bị đảo lộn.

Dự kiến mức cảm nhận: 4

Phát triển Tây Nguyên

Ráo riết tìm các mỏ khoáng sản và dựa vào các công ty nước ngoài để khai thác.




Dự kiến mức cảm nhận: 1

Coi Tây Nguyên là trọng điểm trong tổng thể khu kinh tế sinh thái - văn hóa miền Trung và dành cho những cơ chế và đầu tư đặc biệt.

Dự kiến mức cảm nhận: 5

· Bảng 1: Đặc điểm của Nhà nước kiến tạo phát triển

Đặc điểm

Kiến tạo Phát triển

Cai trị - Hủ bại

1. Tuyển dụng cán bộ vào cơ quan nhà nước.

Thực sự minh bạch và cạnh tranh.

Thiếu minh bạch, thậm chí tùy tiện

2. Tiêu chuẩn lựa chọn và đề bạt

Coi trọng hiền tài

Con ông cháu cha, phe cánh

3. Hoạch định và phối thuộc Chiến lược phát triển

Lập cơ quan hoạch định và phối thuộc chiến lược phát triển với những cán bộ ưu tú và trách nhiệm đặc biệt.

Mơ hồ; không có cơ quan thực sự chịu trách nhiệm

4. Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân

Chặt chẽ - gắn bó

Lỏng lẻo - nghi kị. Thiếu chiều sâu và tầm chiến lược.

5. Luật chơi trên thị trường

Rõ ràng và nghiêm minh

Thiếu nhất quán giữa văn bản và thực hiện. Thiên vị các nhóm lợi ích





11 comments:

  1. Bài này có "rút xuống" hay không thì hãy để tự nó, cần gì bạn Linh phải "chỉ" ?

    ReplyDelete
  2. Không biết bác Hoàng Hải Vân nói "chỉ" ai. Thắc mắc tại sao được đăng và có bị rút xuống không là một thắc mắc thường tình với kỷ nguyên báo chí hiện nay, he he. Thắc mắc như của bác Vân - "cần gì phải thắc mắc" - là một thắc mắc rất đúng lề phải :-D

    ReplyDelete
  3. Bạn today20 nên đọc lại câu tôi viết ở trên, nó chỉ có đúng 18 chữ thôi.

    ReplyDelete
  4. Bác Vân nên đọc lại comment của em :-D Em đang nói về câu hỏi 18 chữ của bác đó mà :-D

    ReplyDelete
  5. Chắc ý 18 chữ vàng của bác HHV là nếu bài đó bị gỡ xuống thật thì công chỉ/chỉ điểm sẽ thuộc về bác Linh.

    (Cố gắng viết ngắn gọn lắm rồi nhưng câu trên vẫn 26 chữ, không xuống được 18 :)

    ReplyDelete
  6. Quyền được thắc mắc cũng giống như quyền được ngủ ngày ý, phải không bạn today20 :-D

    ReplyDelete
  7. Bác Hải Vân thật lo xa, Bộ 4T chắc không ngu đến nỗi phải đợi tôi "chỉ" mới hiểu được là bài nào nhạy cảm hay không. Hơn nữa, người của Bộ 4T vào đọc blog tôi hay không thì tôi không rõ nhưng vào đọc Tuần Việt Nam thì chắc chắn.

    18 chữ vàng của bác thì bạn Nhị Linh cũng nói rõ rồi. Nếu đúng là bác ám "chỉ" rằng tôi viết như vậy để "chỉ" cho Bộ 4T thì đó cũng là suy nghĩ của bác- một nhà báo lão làng từng phụ trách nội dung một tờ báo lớn. Tôi chỉ hơi thất vọng thôi.

    Nhưng qua comment của bác có thể thấy tư duy của bác vẫn là tư duy kiểm duyệt. Thay vì kiểm duyệt báo chí không được "chỉ" một số thứ, thì bác lại muốn kiểm duyệt blog, không để blog "chỉ" một số bài có khả năng nhạy cảm (dù vì lý do này hay lý do kia).

    ReplyDelete
  8. Bạn Linh nói quá lời rồi. Tôi nghĩ nơi đây tôn trọng sự khác biệt, nên nói một câu, hoàn toàn không có ý định ám chỉ gì hết. Không ngờ các bạn lại suy diễn dữ quá.
    Rất xin lỗi vì đã vào đây làm phiền bạn Linh và làm mất thì giờ của những người khác.

    ReplyDelete
  9. Nếu vậy có lẽ tôi cũng hơi quá lời. Xin lỗi bác.

    ReplyDelete
  10. Mình đọc bài này cũng thấy ức ngay từ đầu, vì ông Khương qua cái bảng đã xếp ngay nhà nước VN vào loại cai trị-hủ bại rồi. Cai trị thì chịu, đời nào chịu hủ bại. Nên bài này... gỡ, gỡ ngay đi thôi.

    ReplyDelete
  11. tôi nghĩ lãnh đạo VN không hiểu đuợc bài này đâu ... vì nếu họ có khả năng hiếu bài này thì có lẽ đã không bao giờ có bài này ...

    tôi chỉ hy vọng người dân hiểu được và biết họ phải làm gì ... theo điều kiện đầu tiên để có nhà nước kiến tạo, đó là đòi hỏi của người dân !!!

    ReplyDelete